Cố Tổng Bí thư Trần Phú và lời nhắn gửi bất hủ: Hãy giữ vững chí khí chiến đấu

Vương Trần |

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; người con ưu tú của Đảng và nhân dân. Trước lúc hy sinh, đồng chí Trần Phú vẫn nhắn gửi đồng chí, đồng bào lời nói bất hủ: "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu".

Cống hiến to lớn của đồng chí vào kho tàng lý luận của Đảng ta

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, sinh ngày 1.5.1904 tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; nguyên quán xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước, chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, đồng chí Trần Phú đã sớm chọn con đường chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây là tấm gương mẫu mực cho tinh thần ham học hỏi.

Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương, sau khi được gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, từ chủ nghĩa yêu nước, đồng chí Trần Phú đã đến với lý tưởng cộng sản và quyết tâm dâng hiến đời mình cho lý tưởng cao đẹp đó.

Tượng cố Tổng Bí thư Trần Phú ở Nhà trưng bày lưu niệm xã Tùng Ảnh. Ảnh: Trần Tuấn.
Tượng cố Tổng Bí thư Trần Phú ở Nhà trưng bày lưu niệm xã Tùng Ảnh. Ảnh: Trần Tuấn

Tháng 10.1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận và nhất trí thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú dự thảo. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Tại Hội nghị này, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Luận cương chính trị tháng 10.1930 của Đảng là sản phẩm trí tuệ của tập thể Ban Chấp hành Trung ương, nhưng in đậm dấu ấn cá nhân đồng chí Trần Phú trong vai trò là người trực tiếp soạn thảo.

Luận cương chỉ rõ, Đảng phải có phương pháp cách mạng trong lúc bình thường và lúc có tình thế cách mạng. Khi có tình thế trực tiếp cách mạng thì Đảng phải lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Cống hiến lý luận của bản dự thảo Luận cương chính trị là đã làm rõ mục đích, nhiệm vụ, bước đi, động lực cách mạng, vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản và Đảng Cộng sản, tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết quốc tế đối với cách mạng Việt Nam.

Trao đổi với Lao Động, TS Lê Trung Kiên - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) - phân tích, Luận cương chính trị là văn kiện lịch sử quan trọng, khẳng định năng lực và tầm nhìn chiến lược của Đảng ta trong việc vạch ra đường lối cách mạng, dẫn dắt quần chúng đứng dậy đánh đổ thực dân phong kiến, giành độc lập dân tộc và tiến lên xã hội chủ nghĩa. Luận cương chính trị cũng thể hiện tư duy sáng tạo, tầm vóc trí tuệ, ý chí cách mạng của đồng chí Trần Phú, là sự đóng góp và cống hiến to lớn của đồng chí vào kho tàng lý luận của Đảng ta.

TS Lê Trung Kiên - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Ảnh: T.Vương
TS Lê Trung Kiên - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Ảnh: T.Vương

"Khi nói về giá trị của Luận cương chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: 'Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lê nin, Đảng ta đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng ta đã nêu nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là người dân. Vì vậy Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân - không ngừng được củng cố và tăng cường'" - TS Lê Trung Kiên nêu trích dẫn.

Tấm gương mẫu mực về chí khí chiến đấu của người cộng sản

Ngày 18.4.1931, đồng chí Trần Phú bị địch bắt ở Sài Gòn. Trước những thủ đoạn của kẻ thù, đồng chí Trần Phú đã nêu cao tấm gương sáng ngời về lòng trung thành tuyệt đối với Đảng và cách mạng, về tinh thần bất khuất, chiến đấu kiên cường trước kẻ thù. Ngày 6.9.1931, trước lúc hy sinh, Đồng chí vẫn nhắn gửi đồng chí, đồng bào lời nói bất hủ: "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu".

Một tiết mục nghệ thuật trong Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú tại Hà Tĩnh. Ảnh: Trần Tuấn
Một tiết mục nghệ thuật trong Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú tại Hà Tĩnh. Ảnh: Trần Tuấn

Hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ (27 tuổi), nhưng đồng chí đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; đặc biệt là đồng chí đã chủ trì soạn thảo Luận cương Chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 2024, cả nước ta kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - tưởng nhớ về vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, một tấm gương tiêu biểu cho lớp thanh niên yêu nước, khát khao lý thưởng và tràn đầy nhiệt huyết cách mạng. Đây cũng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của Đảng và Nhân dân; một tấm gương mẫu mực về chí khí chiến đấu của người cộng sản.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Xúc động lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

TRẦN TUẤN |

Sáng 17.4, tại thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1.5.1904 - 1.5.2024).

Hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

TRẦN TUẤN |

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1.5.1904 - 1.5.2024), chiều 16.4 tại Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.

Ngắm một số kỷ vật của cố Tổng Bí thư Trần Phú tại nhà lưu niệm

TRẦN TUẤN |

Ngày 17.4, tỉnh Hà Tĩnh sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1.5.1904 - 1.5.2024). Dịp này, cùng ngắm một số kỷ vật của cố Tổng Bí thư Trần Phú được lưu giữ tại Hà Tĩnh.

Người dân đổ xô đến giếng cổ nghìn năm tuổi tại Quảng Trị để giải nhiệt

PHÚC ĐẠT |

Nắng nóng kỷ lục, các khu du lịch như biển, suối trên cả nước là những địa điểm đông nghịt người, tại Quảng Trị rất đông người dân đã chọn hệ thống giếng cổ hơn nghìn năm tuổi ở xã Gio An (huyện Gio Linh) để giải nhiệt.

Chiến đấu cơ Mỹ lại rơi, phi công may mắn thoát nạn

Anh Vũ |

Một chiếc máy bay chiến đấu trị giá hàng chục triệu USD của không quân Mỹ đã gặp sự cố và rơi ngoài căn cứ không quân Holloman tại bang New Mexico (Mỹ). Phi công đã kịp thời phóng ghế thoát hiểm và được cứu sống.

Hai ngày, Quảng Bình xảy ra hàng loạt vụ cháy rừng

CÔNG SÁNG |

Trong hai ngày 29.4 và 30.4, tỉnh Quảng Bình xảy ra hàng loạt vụ cháy rừng trên địa bàn.

Dự án chung cư Hà Nội bật tăng gần 150 triệu đồng/m2

Thu Giang |

Nguồn cung khan hiếm khiến phân khúc căn hộ chung cư tại TP Hà Nội liên tục lập đỉnh, thậm chí có dự án đã chạm ngưỡng gần 150 triệu đồng/m2.

EU vô thức lún sâu phụ thuộc mặt hàng mới của Nga như với khí đốt

Song Minh |

EU đang “mộng du” và trở nên phụ thuộc vào phân bón của Nga giống như đã từng phụ thuộc vào khí đốt.

Xúc động lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

TRẦN TUẤN |

Sáng 17.4, tại thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1.5.1904 - 1.5.2024).

Hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

TRẦN TUẤN |

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1.5.1904 - 1.5.2024), chiều 16.4 tại Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.

Ngắm một số kỷ vật của cố Tổng Bí thư Trần Phú tại nhà lưu niệm

TRẦN TUẤN |

Ngày 17.4, tỉnh Hà Tĩnh sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1.5.1904 - 1.5.2024). Dịp này, cùng ngắm một số kỷ vật của cố Tổng Bí thư Trần Phú được lưu giữ tại Hà Tĩnh.