KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7.5.1954 - 7.5.2024)

Chiến thắng từ sức mạnh của nghệ thuật chiến tranh nhân dân

VƯƠNG TRẦN thực hiện |

Trao đổi với Lao Động, Đại tá Nguyễn Văn Trường - Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng) - nhấn mạnh, sức mạnh nghệ thuật chiến tranh nhân dân của chúng ta đã được chứng minh trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc. Điều này lại càng thể hiện rõ nét, biểu hiện sinh động trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thưa ông, 70 năm trước, chúng ta đã quyết định tiến công và chiến thắng ở cứ điểm Điện Biên Phủ. Quyết định này có ý nghĩa như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta?

- Cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta từ năm 1945 đến thời điểm đầu năm 1954 đã kéo dài hơn 8 năm, bước sang năm thứ 9. Khi phát hiện quân Pháp biến Điện Biên Phủ trở thành cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, chúng ta đã nhận định rằng, phải chiến thắng quân địch ở Điện Biên Phủ vì chiến thắng quân địch ở Điện Biên Phủ sẽ góp phần trực tiếp vào kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Việc lựa chọn Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược được Quân ủy Trung ương cân nhắc kỹ và báo cáo với Bộ Chính trị, báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở phân tích những lợi thế, khó khăn của quân địch và đặc biệt là đánh giá chính xác tình hình của quân và dân ta nếu tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ban đầu, người Pháp nhận định đã rất hiểu biết về Điện Biên Phủ và cho rằng, đây là cứ điểm “bất khả xâm phạm” nhưng chúng ta đã cho họ những điều rất bất ngờ?

- Việc đánh giá cao sức mạnh của Điện Biên Phủ là cách nhìn của các tướng lĩnh Pháp. Bởi vì họ cho rằng, họ có thế mạnh về đường hàng không, có thể tiếp tế lương thực, thực phẩm, con người cho Điện Biên Phủ.

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được quân Pháp xây dựng trong lòng chảo Điện Biên, địa hình thấp hơn khu vực xung quanh. Địa hình rừng núi hiểm trở, cách xa những trung tâm của ta nên họ cho rằng, việc tổ chức đội hình, tiếp tế, chi viện của ta sẽ rất khó khăn vì ta không mạnh về đường hàng không. Cho nên nhận định ban đầu của họ cho rằng, đây là cứ điểm “bất khả xâm phạm”.

Song xem xét, đánh giá ở góc độ nghệ thuật quân sự thì đó lại chính là những điểm yếu chết người mà các tướng lĩnh Pháp không nhìn ra. Trong hồi ký của mình khi nói về Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phân tích rất rõ nội dung này. Theo đó, sai lầm của người Pháp đã bắt đầu ngay từ khi lựa chọn Điện Biên Phủ làm cứ điểm. Thực tế, nếu bị cắt đứt đường hàng không thì quân Pháp sẽ bị mất khả năng chi viện.

Khi đánh giá về phía ta, chúng ta đã nhận định có những khó khăn rất lớn như tổ chức đội hình, kéo pháo vào trận địa, hay cả việc đảm bảo về lương thực, thực phẩm cho chiến dịch. Nhưng chúng ta đã hóa giải những khó khăn này bằng tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm, sự tham gia đồng lòng của cả một dân tộc ra trận, chúng ta đánh giặc bằng cả một nền văn hóa cho nên chúng ta đã hóa giải những khó khăn này. Đây là một điều bất ngờ cho quân địch.

Dường như người Pháp đã không thể hình dung được những điều bất ngờ này, đó chính là sức mạnh nghệ thuật chiến tranh nhân dân của chúng ta?

- Người Pháp đã không thể hình dung được những điều bất ngờ này nên họ đã thất bại. Họ cho rằng, họ chỉ phải đối mặt với quân đội của Việt Minh nhưng họ không hình dung nổi là họ phải đối mặt với cả một dân tộc Việt Nam ra trận.

Sức mạnh nghệ thuật chiến tranh nhân dân của chúng ta đã được chứng minh trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc. Điều này lại càng thể hiện rõ nét, biểu hiện sinh động trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chúng ta thấy có sự tham gia của rất nhiều lực lượng, bộ đội chính quy, bộ đội địa phương, dân quân du kích, những đoàn dân công hỏa tuyến từ những địa phương rất xa như Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa... đã không quản ngại khó khăn để đóng góp sức người, sức của cho chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là những yếu tố người Pháp chưa lường hết được những điều chúng ta đã làm được.

Truyền thống “bách tính vi binh”, khi đất nước lâm nguy thì trăm họ đều sẵn sàng tham gia đánh giặc giữ nước, mỗi người dân đều sẵn sàng là một người lính, mỗi người dân đều đóng góp sức mình cho nền độc lập, tự do của dân tộc. Đó là truyền thống cả dân tộc cùng ra trận và người Pháp không thể hình dung nổi sức mạnh to lớn đó của dân tộc ta.

Xin cảm ơn ông!

VƯƠNG TRẦN thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Ngược dòng lịch sử qua loạt tài liệu quý về chiến dịch Điện Biên Phủ

Ý Yên |

Ngày 5.4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) giới thiệu hơn 200 tài liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954.

Tri ân người tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa lớn

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 5.4, tại Hà Nội diễn ra lễ tiếp nhận ủng hộ hoạt động tôn vinh, tri ân các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trong phạm vi toàn quốc từ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

Vì sao Mường Phăng trọng điểm Chiến dịch Điện Biên Phủ chưa là xã An toàn khu?

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau gần 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đến nay người dân xã Mường Phăng - nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch vẫn chờ được công nhận là xã An toàn khu (ATK).

Man United giúp Arsenal lấy lại ngôi đầu của Liverpool

NHÓM PV |

Trận Man United - Liverpool kết thúc với điểm số chia đều và hậu quả là đội khách để mất ngôi đầu về tay Arsenal.

Chưa xử lý dứt điểm nhà hàng "vua cá hồi" xây trái phép trên đất rừng phòng hộ

Vân Trường |

Lạng Sơn - Một nhà hàng được xây dựng trên đất rừng phòng hộ với diện tích hàng trăm mét vuông, đã 3 lần bị lập biên bản vi phạm nhưng đến nay chưa bị xử lý dứt điểm.

Bất an vì hàng xóm đào hố, đổ chai lọ nghi chứa hóa chất xuống ngay gần nhà

Tô Thế |

Phản ánh đến PV báo Lao Động, một hộ dân tại thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, gia đình đang rất lo lắng bởi mới đây, một hộ dân khác cùng thôn đã dùng xe tải, chở khối lượng lớn chai lọ nghi chứa hóa chất đổ xuống một hố đất, cách giếng nước của gia đình mình chỉ khoảng 10 mét.

Sở Du lịch lên tiếng về dự án nghìn tỉ ở Huế chưa đủ điều kiện vẫn bán vé

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Sở Du lịch Thừa Thiên Huế lên tiếng về Dự án Khu du lịch suối Voi chưa đủ điều kiện vẫn bán vé "chui".

Thành cổ đá ong hơn 200 tuổi sở hữu kiến trúc quân sự độc nhất Việt Nam

Linh Boo |

Thành cổ Sơn Tây là địa điểm giàu giá trị văn hóa, lịch sử, với nét kiến trúc độc đáo, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.

Ngược dòng lịch sử qua loạt tài liệu quý về chiến dịch Điện Biên Phủ

Ý Yên |

Ngày 5.4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) giới thiệu hơn 200 tài liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954.

Tri ân người tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa lớn

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 5.4, tại Hà Nội diễn ra lễ tiếp nhận ủng hộ hoạt động tôn vinh, tri ân các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trong phạm vi toàn quốc từ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

Vì sao Mường Phăng trọng điểm Chiến dịch Điện Biên Phủ chưa là xã An toàn khu?

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau gần 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đến nay người dân xã Mường Phăng - nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch vẫn chờ được công nhận là xã An toàn khu (ATK).