Cắt giảm tối đa thủ tục, chi phí không cần thiết cho người dân, doanh nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cắt giảm tối đa thủ tục, chi phí không cần thiết cho người dân, doanh nghiệp, giảm chi phí đầu vào, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế.

Ngày 26.12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 12.2023 để thảo luận, xem xét 7 đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và 2 dự thảo luật, TTXVN đưa tin.

Tại phiên họp, Chính phủ thảo luận, xem xét 7 đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh gồm: Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Dẫn độ; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; Luật Quản lý phát triển đô thị; Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cùng với đó, Chính phủ cũng tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm tối đa thủ tục, giảm tối đa chi phí không cần thiết cho người dân, doanh nghiệp. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng yêu cầu cắt giảm tối đa thủ tục, giảm tối đa chi phí không cần thiết cho người dân, doanh nghiệp. Ảnh: TTXVN

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, trong năm 2023, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan đã nỗ lực đầu tư công sức xứng tầm và làm được nhiều việc cho đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế.

Trong đó, Chính phủ đã tổ chức 10 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật.

Theo Thủ tướng, tuy đạt nhiều kết quả, song vẫn còn nhiều vấn đề cần làm để hoàn thiện thể chế, khơi thông nguồn lực phục vụ phát triển nhanh, bền vững, nhất là trong bối cảnh nhiều vấn đề mới phát sinh hoặc quy định chưa theo kịp thực tiễn hiện nay.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, các thành viên Chính phủ phải tiếp tục đổi mới và đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế nhằm khơi thông, tháo gỡ những vướng mắc và thúc đẩy quá trình phát triển.

Trong đó, tập trung tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng chính sách, bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng, trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Tiếp tục rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật, nâng cao năng lực phản ứng chính sách trong bối cảnh tình hình mới; đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất cho công tác thể chế; bổ sung, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức làm công tác pháp chế; có chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp.

Thủ tướng lưu ý, phải tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan; phối hợp chặt chẽ, chia sẻ, lắng nghe ý kiến của các cơ quan, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Đồng thời lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, người có tâm huyết, ý kiến của nhân dân và tiếp thu, chắt lọc kinh nghiệm quốc tế áp dụng phù hợp vào điều kiện, hoàn cảnh đất nước.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành, theo hướng đổi mới, đơn giản hóa quy trình xây dựng pháp luật.

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực và thiết kế công cụ kiểm tra, giám sát; cắt giảm tối đa thủ tục, giảm tối đa chi phí không cần thiết cho người dân, doanh nghiệp, giảm chi phí đầu vào, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế.

Trước mắt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành quyết liệt thực hiện chương trình công tác về xây dựng pháp luật còn lại của năm 2023; khẩn trương xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh còn nợ đọng, những văn bản có hiệu lực từ 1.1.2024.

Điều chỉnh và triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; chuẩn bị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Đặc biệt, phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội để chuẩn bị các hồ sơ tài liệu và tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với những nhiệm vụ phục vụ các Kỳ họp tới đây của Quốc hội khóa XV.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Tăng sự hài lòng của người dân với các cơ quan hành chính TP Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Mặc dù chỉ số cải cách hành chính của Hà Nội xếp thứ 3/63 trong kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho tỉ lệ đúng và trước hẹn rất cao... nhưng theo đánh giá kết quả này chưa làm thành phố hài lòng.

Hoàn thành dự án tái định cư, kịp thời ổn định đời sống người dân bị thu hồi đất

Vương Trần - Giang Linh |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương - cho rằng, cần phải hoàn thành dự án tái định cư khi thu hồi đất hoặc có phương án thay thế như các quỹ nhà và đất tái định cư sẵn có của địa phương, nhằm kịp thời ổn định đời sống các hộ dân khi bàn giao đất để thực hiện dự án.

Sửa Luật Đất đai, người dân mong đợi giá đất thu hồi sát giá thị trường

Vương Trần - Ngô Cường |

Trao đổi với Lao Động, nhiều đại biểu Quốc hội nêu ý kiến cho rằng, một trong những điểm rất quan trọng trong sửa đổi Luật Đất đai lần này đó là định giá đất khi thu hồi phải sát giá thị trường để đáp ứng mong đợi của người dân.

Vì sao Giám đốc Khách sạn Cẩm Thành mất việc đột ngột sau 7 năm cống hiến?

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Hoàn thành rất tốt công việc, không mắc sai phạm, nhưng ông Nguyễn Hữu Thạnh (SN 1966) bất ngờ bị Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ngãi thu hồi quyết định bổ nhiệm chức danh Giám đốc Khách sạn Cẩm Thành, cắt lương, cắt bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khiến ông điêu đứng, bức xúc vì bị đối xử bất công.

CEO Vietnam Airlines lên tiếng về nguy cơ hủy niêm yết

Xuyên Đông |

Trước nguy cơ bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán do lỗ 3 năm liên tiếp, âm vốn chủ sở hữu, lãnh đạo của Vietnam Airlines lên tiếng.

Thương hồ bỏ ghe lên bờ, Sóc Trăng tìm cách bảo tồn Chợ nổi Ngã Năm

PHƯƠNG ANH |

Chợ nổi Ngã Năm là khu chợ trên sông nổi tiếng trong vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Đây là một trong những địa điểm giao thương, sinh hoạt, buôn bán của người dân địa phương và một số vùng lân cận. Tuy nhiên hiện nay, chợ đang đứng trước nguy cơ mai một do thương hồ đã chuyển hình thức buôn bán.

Hình ảnh bất ngờ tại Ngã Tư Sở giờ cao điểm sáng

Tô Thế |

Ngã Tư Sở vẫn có lưu lượng phương tiện rất lớn trong giờ cao điểm sáng, tuy nhiên không xảy ra ùn tắc kéo dài như trước.

Đông người dân đến xem phiên xét xử lưu động 2 tên cướp ngân hàng, đâm chết nhân viên bảo vệ

Nguyễn Linh - Văn Trực |

Sáng 28.12, TAND TP Đà Nẵng đã tổ chức phiên tòa lưu động xét xử 2 đối tượng Nguyễn Mạnh Cường (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) và Trần Công Trí (huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng) trong vụ cướp ngân hàng tháng 11 vừa qua.

Tăng sự hài lòng của người dân với các cơ quan hành chính TP Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Mặc dù chỉ số cải cách hành chính của Hà Nội xếp thứ 3/63 trong kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho tỉ lệ đúng và trước hẹn rất cao... nhưng theo đánh giá kết quả này chưa làm thành phố hài lòng.

Hoàn thành dự án tái định cư, kịp thời ổn định đời sống người dân bị thu hồi đất

Vương Trần - Giang Linh |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương - cho rằng, cần phải hoàn thành dự án tái định cư khi thu hồi đất hoặc có phương án thay thế như các quỹ nhà và đất tái định cư sẵn có của địa phương, nhằm kịp thời ổn định đời sống các hộ dân khi bàn giao đất để thực hiện dự án.

Sửa Luật Đất đai, người dân mong đợi giá đất thu hồi sát giá thị trường

Vương Trần - Ngô Cường |

Trao đổi với Lao Động, nhiều đại biểu Quốc hội nêu ý kiến cho rằng, một trong những điểm rất quan trọng trong sửa đổi Luật Đất đai lần này đó là định giá đất khi thu hồi phải sát giá thị trường để đáp ứng mong đợi của người dân.