Tiếp loạt bài về sự chậm trễ chương trình giáo dục tổng thể có nguy cơ gây lãng phí:

Cần thiết ra đời nhiều bộ sách giáo khoa

HUYÊN NGUYỄN |

Số báo trước, Lao Động đã đề cập về nguy cơ “thiệt hại về tiền, lo chất lượng chương trình và SGK mới” khi chương trình giáo dục tổng thể chậm trễ 1 năm. Một chương trình, nhiều sách giáo khoa (SGK) đang là chủ trương được đón nhận. Tuy nhiên, với cách triển khai như hiện tại, chúng ta khó kì vọng sẽ có nhiều bộ SGK cho chương trình giáo dục phổ thông mới nếu được triển khai vào năm học 2018 - 2019.

Huy động xã hội hóa viết sách giáo khoa

Ngày 28.11.2015, Quốc hội thông qua Nghị quyết về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Quốc hội đã thông qua chủ trương “một chương trình, nhiều bộ SGK”. Chủ trương này nhằm phát huy trí tuệ, sáng tạo của các tổ chức, cá nhân đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, tạo “sân chơi bình đẳng” để các nhà xuất bản (NXB) thi đua, nâng cao chất lượng SGK. Theo đó, Bộ GDĐT sẽ tổ chức biên soạn một bộ SGK, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông.

Chủ trương này được dư luận đón nhận với kì vọng tạo bỏ sự độc quyền về sách nhằm phát triển giáo dục. Thực tế, ở nhiều nước trên thế giới, giáo viên và học sinh giảng dạy, học tập theo nhiều bộ SGK và đó là một yếu tố để nâng cao chất lượng giáo dục. Cùng một chủ đề, bài toán, giáo viên được nghiên cứu và dạy từ các bộ sách khác nhau. Học sinh cũng được học tập, bổ sung kiến thức một cách phù hợp và đầy đủ hơn. Đầu tháng 7 vừa qua, Bộ GDĐT ban hành dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn SGK cũng như tổ chức và hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định SGK để lấy ý kiến. Dự thảo thông tư mới quy định, SGK mới cũng phải quán triệt đường lối quan điểm của Đảng và tuân thủ Hiến pháp, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông. Bảo đảm yêu cầu tinh giản, thiết thực, kế thừa ưu điểm của SGK hiện hành, cập nhật với xu thế giáo dục hiện đại trên thế giới; gắn với chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường...

Về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định SGK mới. Theo đó, Hội đồng thẩm định SGK có ít nhất là 7 người, trong đó ít nhất 1/3 tổng số phải là giáo viên dạy tại các cơ sở GDPT. Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập hội đồng thẩm định. Mỗi hội đồng thẩm định có nhiệm vụ thẩm định toàn bộ các bộ SGK, SGK của một môn học của các lớp ở một cấp học. Thành viên hội đồng thẩm định phải là người đã tham gia xây dựng chương trình hoặc biên soạn SGK (nhưng không phải SGK được thẩm định); hoặc có ít nhất 3 năm trực tiếp giảng dạy ở cơ sở giáo dục phổ thông; hoặc có đóng góp khác liên quan đến xây dựng, thực hiện chương trình, SGK.

Nói về chủ trương này, ông Đỗ Hoàng Sơn - Giám đốc Cty CP Văn hóa Giáo dục Long Minh cho rằng: Một chương trình có nhiều bộ SGK đó là việc hết sức bình thường trên thế giới. Chúng ra nên làm điều đó từ lâu rồi. Có nhiều bộ SGK sẽ giúp cho giáo viên và nhà trường, mỗi một vùng miền khác nhau sẽ được lựa chọn sách hợp với đặc thù địa phương. Nếu dùng một chương trình và một bộ SGK giống như cả nước mặc đồng phục, các học sinh muốn học nâng cao hơn hoặc giáo viên muốn dạy theo cách tiếp cận khác lại không có thêm sự lựa chọn.

Tại sao lại độc quyền sách giáo khoa lâu vậy?

Nhìn vào dòng lịch sử, từ sau năm 1975, đất nước hòa bình thống nhất, SGK trở thành độc quyền của Bộ GDĐT qua cơ quan Nhà xuất bản Giáo dục. Tất cả các môn học trong chương trình giáo dục quốc dân trên toàn quốc đều phải dạy đúng theo SGK của Bộ GDĐT tổ chức biên soạn và Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành. Chương trình học và thi cử cũng lấy kiến thức từ SGK làm chuẩn mực. Trước những yêu cầu ngày càng cao của nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, qua các Đảng, Quốc hội đã đưa ra những yêu cầu về đổi mới giáo dục, trong đó có chủ trương một chương trình, nhiều bộ SGK.

Theo Th.S Trần Trung Hiếu - giáo viên trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An - cho hay: Tại sao lại độc quyền sách giáo khoa lâu vậy? Ở lĩnh vực nào cũng vậy, bản chất độc quyền dễ dẫn đến chuyên quyền, lạm quyền, mất yếu tố dân chủ, là quá trình cản trở cho sự phát triển. Bên cạnh đó, độc quyền hạn chế đến nhiều sự cống hiến của người giỏi và chuyên gia. Bởi những người được chọn người viết SGK thì không phải ai cũng giỏi nhất và có tâm huyết nhất trong lĩnh vực viết sách. Trước kia, NXB Giáo dục Việt Nam độc quyền biên soạn SGK, thì nay theo chủ trương mới, NXB Giáo dục Việt Nam cũng chỉ là một tổ chức bình đẳng như mọi tổ chức khác. SGK của họ có thể được Hội đồng Thẩm định SGK thông qua hoặc bác bỏ. Thế nhưng, trên thực tế khi thực hiện một chương trình, nhiều bộ SGK thì liệu đã xóa bỏ được những ưu thế của NXB GDVN? - ông Hiếu đặt câu hỏi.

Th.S Trần Trung Hiếu thẳng thắn bày tỏ lo ngại: Có nhiều NXB muốn viết, muốn xuất bản SGK nhưng cuối cùng sẽ liệu có mấy cơ quan dám chạy theo khi người dân luôn nghĩ sách của Bộ vẫn là chuẩn nhất. Bên cạnh đó, viết một bộ hay một số cuốn SGK sẽ rất tốn kém. Ai sẽ trả tiền cho việc viết bản thảo? Các NXB có dám thử thách?

“Tôi không dám kì vọng có thể có nhiều bộ sách nữa. Với số tiền được Bộ GDĐT công bố dành hơn 16 triệu USD cho biên soạn bộ sách giáo khoa liệu có dành cho các NXB không hay chỉ dành cho NXB do Bộ chủ trì?” - ông Hiếu băn khoăn. Ngoài ra, yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc này là cho đến thời điểm hiện tại, Bộ chưa đưa ra chương trình từng môn học vậy làm sao kịp để các NXB có thời gian để viết.

Vì thế, để tạo ra một sân chơi trong sáng và cạnh tranh sòng phẳng thì có lẽ các NXB khác vẫn luôn yếu thế.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Chương trình giáo dục tổng thể chậm triển khai: Thiệt hại về tiền, lo chất lượng của chương trình và SGK mới

HUYÊN NGUYỄN |

Không chỉ đi chậm so với sự phát triển của thế giới, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (GDPTTT), nếu chậm lại 1 năm như đề xuất mới đây của nhiều tổ chức, cá nhân, chúng ta sẽ có thể đánh mất niềm tin, tổn hại về cả kinh tế và xã hội.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Sức ép học tập vẫn đè nặng lên học sinh

Huyên Nguyễn |

TS Vũ Thu Hương - Giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội – cho rằng Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (sau đây gọi là chương trình) được thông qua với yêu cầu học bán trú (2 buổi/ngày), sức ép học tập vẫn đè nặng lên học sinh.

Hình nộm rồng bốc cháy, hàng trăm người xin lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Năm nào cũng vậy, cứ đêm giao thừa, dân làng Đồng Bồng (xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) lại huy động thanh niên trai tráng đi rước lửa từ trong ngôi đền ra đình làng để làm lễ, sau đó châm lửa vào hình nộm một con rồng (đã được chuẩn bị trước), để dân trong làng châm lửa mang về nhà, cầu may một năm mới an khang thịnh vượng.

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Liverpool và Chelsea chia điểm nhạt nhòa trên sân Anfield

Chi Trần |

Liverpool và Chelsea hòa không bàn thắng trên sân Anfield tại vòng 21 Premier League, qua đó tiếp tục kém top 4 khoảng cách 9 điểm.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghịt người đến xem pháo hoa, đón giao thừa

ANH TÚ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Đêm 21.1 (30 Tết), phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) đông nghịt người dân đổ về để vui chơi, chờ xem pháo hoa, đón giao thừa chào năm mới.

Chương trình giáo dục tổng thể chậm triển khai: Thiệt hại về tiền, lo chất lượng của chương trình và SGK mới

HUYÊN NGUYỄN |

Không chỉ đi chậm so với sự phát triển của thế giới, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (GDPTTT), nếu chậm lại 1 năm như đề xuất mới đây của nhiều tổ chức, cá nhân, chúng ta sẽ có thể đánh mất niềm tin, tổn hại về cả kinh tế và xã hội.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Sức ép học tập vẫn đè nặng lên học sinh

Huyên Nguyễn |

TS Vũ Thu Hương - Giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội – cho rằng Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (sau đây gọi là chương trình) được thông qua với yêu cầu học bán trú (2 buổi/ngày), sức ép học tập vẫn đè nặng lên học sinh.