"Cái no lo chưa tới", làm sao nghĩ đến đa dạng thực phẩm đúng, đủ chất

Thùy Linh- Phạm Đông |

Nguyên nhân tái nghèo một phần có nguyên nhân từ thiết kế các chương trình giảm nghèo, trong đó có 7 dự án nhưng chưa có dự án cụ thể nhấn mạnh nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc sức khỏe người dân trong các địa bàn khó khăn. Nhiều vùng dân tộc thiểu số có hơn 70% trẻ em chưa được ăn đúng, ăn đủ các loại thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng.

Vẫn thiếu các chương trình cho lĩnh vực y tế

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng 30.10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định - cho rằng vẫn thiếu các chương trình cho lĩnh vực y tế.

Theo ông, nguyên nhân tái nghèo một phần có nguyên nhân từ thiết kế các chương trình giảm nghèo, trong đó có 7 dự án nhưng chưa có dự án cụ thể nhấn mạnh nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc sức khỏe người dân trong các địa bàn khó khăn.

Qua thực tế giám sát cho thấy, có nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tái nghèo là gia đình có người ốm. Đại biểu cho biết, những bệnh phổ biến như tiểu đường, cao huyết áp… cần được quản lý và điều trị thường xuyên, nhưng nguồn lực cho y tế cơ sở còn hạn chế nên việc điều trị còn nhiều bất cập.

"Không có thuốc tốt để điều trị thường xuyên, không có phương tiện để chăm sóc, kiểm soát các biến chứng cũng như sơ cứu ban đầu"- ông Hiếu nói.

Chính vì vậy, theo ông, tỉ lệ biến chứng gặp rất cao ở địa phương nghèo; một người thân trong gia đình bị đột quỵ phải lên thành phố chữa bệnh là tất cả tiền dự trữ trong nhà đội nón ra đi; chưa kể phải vay mượn khắp nơi. Ra viện về nhà kèm theo tàn phế không còn khả năng lao động lại là một gánh nặng để gia đình phải chăm sóc….

Đại biểu cho rằng, giảm nghèo nhưng chưa được nâng cao chất lượng cuộc sống, mong Quốc hội đặc biệt lưu ý vấn đề này, các nguồn lực Bộ Y tế và các địa phương cần tập trung vào dự án chẩn đoán và điều trị bệnh lý không lây nhiễm phổ biến có tỉ lệ tử vong cao, như huyết áp, đái đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh tâm thần; tuyên truyền không mang thai ở vị tuổi thành niên; hỗ trợ chăm sóc những trường hợp trẻ đẻ non dị tật bẩm sinh, đặc biệt chú ý đến tiêm chủng và dinh dưỡng, phát triển chuyên ngành lão khoa tại địa phương…

Phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em chưa đạt chỉ tiêu đề ra

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Châu Quỳnh Dao - Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang cho biết: Tại dự án 5, 7, 8 đã góp phần thực hiện quyền trẻ em và đảm bảo các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ, giúp trẻ em tiếp cận được các dịch vụ một cách tốt nhất.

Tuy nhiên, đại biểu bày tỏ băn khoăn ở dự án 7 là dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em có hai chỉ tiêu vẫn chưa đạt được.

Theo đó, chỉ tiêu về trẻ suy dinh dưỡng, trẻ dưới 5 tuổi ở thể nhẹ cân đạt 15,8% trong khi kế hoạch mục tiêu giao phải dưới 15%; trẻ thấp còi là 25%, trong khi kế hoạch giao là dưới 15%.

Theo đại biểu, năm 2020, Ngân hàng Thế giới đã xếp Việt Nam vào 1 trong 34 quốc gia phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Kể từ đó, Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực để cải thiện vấn đề này.

Tuy nhiên, tình trạng cải thiện cũng chưa khả quan; Viện Dinh dưỡng quốc gia từng nhận định tại vùng núi phía Bắc và nhiều vùng dân tộc thiểu số khác có hơn 70% trẻ em chưa được ăn đúng, ăn đủ.

Đại biểu cho rằng: "Cái no lo chưa tới, làm sao nghĩ đến đa dạng thực phẩm đúng, đủ chất"; vẫn còn nơi có tập quán chăm sóc trẻ lạc hậu;... Mặt khác, cơ chế, chính sách hiện nay vẫn còn bất cập.

Bên cạnh đó, từ năm 2021 đến 2023, dự án 7 chỉ giải ngân được 15,44%; trong khi đó, ngân sách địa phương chỉ giải ngân được 10,91%.

Như vậy, đồng nghĩa với việc rất nhiều người dân chưa được thụ hưởng chính sách, việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em chưa đảm bảo được đi vào thực chất.

Do đó, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp trong báo cáo giám sát đề ra; đặc biệt chú trọng phân bổ hợp lý cho công tác truyền thông để nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của vấn đề dinh dưỡng trẻ em.

Thùy Linh- Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Dự đoán xu hướng dịch bệnh, biến đổi của cơ cấu bệnh tật bằng công nghệ số

Thùy Linh |

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, trong 3 năm qua khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ngành y tế có nhiều đổi mới sáng tạo hơn. Điển hình là sự ra đời của các ứng dụng công nghệ về giám sát bộ gene, chia sẻ dữ liệu về dịch bệnh, phát triển y tế từ xa...

Thông tin về người bệnh sẽ được đưa lên hệ thống dữ liệu y tế toàn dân

Thùy Linh |

Bộ Y tế đang đẩy mạnh triển khai các nền tảng y tế số, trong đó tập trung 4 nền tảng là: Hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; quản lý tiêm chủng; hồ sơ sức khỏe điện tử và quản lý trạm y tế.

Người già cạn lương hưu vì gánh nặng bệnh tật

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Hiện nay, có hơn 3 triệu người đã được nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo mức mới với số tiền tăng đáng kể. Đời sống của người nghỉ hưu cũng nhờ đó được cải thiện. Tuy nhiên, với nhiều người, tuổi già đau yếu, bệnh tật đã làm cuộc sống của họ thêm phần khó khăn.

Sợ hãi sống trong nhà bị nứt vỡ, nghiêng lún gần công trình thi công

ANH HUY - ANH VŨ |

Cuộc sống của nhiều nhà dân tại tổ dân phố số 2, phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã bị đảo lộn vì bị ảnh hưởng rất nhiều bởi quá trình thi công công trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm.

Công an TPHCM điều tra dấu hiệu trốn thuế của Công ty Thành Bưởi

Anh Tú |

Ngày 31.10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đang điều tra tin báo về tội phạm của Cục Thuế TPHCM về vụ việc có dấu hiệu trốn thuế xảy ra tại Công ty Thành Bưởi địa chỉ tại 266 -268 Lê Hồng Phong, Quận 5, TPHCM.

Cải cách tiền lương đi cùng với tinh giản biên chế, đúng người, đúng việc

Vương Trần - Ngô Cường |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cùng với cải cách tiền lương, bộ máy Nhà nước sẽ tính đến việc tinh giản biên chế sao cho gọn nhẹ và phát huy từng cá nhân một. Từ đó, bảo đảm vị trí việc làm, đúng người đúng việc, đúng hưởng thụ.

Xác minh hàng loạt cây thông khoảng 20 năm tuổi bị chặt hạ rồi vùi lấp gốc

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Lực lượng chức năng Thừa Thiên Huế đang tiến hành kiểm tra, xác minh sự việc những cây thông khoảng 20 năm tuổi bị đốn hạ.

TP Điện Biên Phủ thông tin về dự án Cầu Thanh Bình và đường hình chữ U

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Sáng 31.10, tại Hội nghị giao ban báo chí, lãnh đạo TP Điện Biên Phủ đã thông tin nội dung liên quan đến dự án Cầu Thanh Bìnhđường tránh Sân bay bị uốn hình chữ U sau phản ánh của Báo Lao Động.

Dự đoán xu hướng dịch bệnh, biến đổi của cơ cấu bệnh tật bằng công nghệ số

Thùy Linh |

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, trong 3 năm qua khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ngành y tế có nhiều đổi mới sáng tạo hơn. Điển hình là sự ra đời của các ứng dụng công nghệ về giám sát bộ gene, chia sẻ dữ liệu về dịch bệnh, phát triển y tế từ xa...

Thông tin về người bệnh sẽ được đưa lên hệ thống dữ liệu y tế toàn dân

Thùy Linh |

Bộ Y tế đang đẩy mạnh triển khai các nền tảng y tế số, trong đó tập trung 4 nền tảng là: Hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; quản lý tiêm chủng; hồ sơ sức khỏe điện tử và quản lý trạm y tế.

Người già cạn lương hưu vì gánh nặng bệnh tật

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Hiện nay, có hơn 3 triệu người đã được nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo mức mới với số tiền tăng đáng kể. Đời sống của người nghỉ hưu cũng nhờ đó được cải thiện. Tuy nhiên, với nhiều người, tuổi già đau yếu, bệnh tật đã làm cuộc sống của họ thêm phần khó khăn.