Bản lĩnh nhà báo chống tham nhũng

HUYÊN NGUYỄN |

Tương lai, vận mệnh đất nước sẽ bị đe dọa nếu cuộc chiến chống tham nhũng không làm đến nơi đến chốn. Báo chí chống tham nhũng chính là chống giặc nội xâm. Đây là nhấn mạnh của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQVN - về vai trò của báo chí trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Đối mặt

Không phải tự nhiên mà vai trò của báo chí luôn được đánh giá cao trong công tác này. Thực tế, báo chí luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực được báo chí phát hiện, đưa ra ánh sáng. Đánh giá vai trò của báo chí, ông Thuận Hữu - Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam - nhấn mạnh, báo chí, truyền thông có vai trò to lớn trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, không chỉ là vấn đề nhận thức, vấn đề lý luận, mà thực tiễn đã và đang ngày càng chứng minh điều đó. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ở đâu và lúc nào, vấn đề này cũng được nhận thức một cách đầy đủ như nó cần được nhận thức. Và không phải lúc nào báo chí, nhà báo cũng được tạo điều kiện để tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó và luật pháp quy định, là “phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội”.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cũng thẳng thắn nhìn nhận, đôi khi chính bản thân các nhà báo không phải lúc nào cũng có đủ nhận thức, tri thức và kỹ năng tác nghiệp, để vừa tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí một cách có hiệu quả, vừa bảo đảm an toàn nghề nghiệp cho bản thân và cho cơ quan báo chí.

Tại Hội thảo “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” do Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân Dân tổ chức cuối tháng 4.2017, nhiều tham luận gửi về hội thảo và những ý kiến tâm huyết phát biểu trực tiếp đã thẳng thắn chỉ rõ thực trạng “quốc nạn” tham nhũng hiện nay và những thách thức báo chí sẽ phải đối mặt. PGS-TS Nguyễn Văn Dững - Trưởng khoa Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) và nhiều đồng nghiệp các cơ quan báo chí nêu thực trạng trong 10 năm trở lại đây, vấn nạn tham nhũng diễn biến phức tạp hơn, quy mô ngày càng lớn, phạm vi ngày càng phổ biến, hình thức biểu hiện ngày càng đa dạng...

Chia sẻ với ý kiến nêu trên, luật sư Nguyễn Minh Tâm - Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam - cho rằng, hành vi tham nhũng bao giờ cũng gắn liền với những người có chức quyền trong bộ máy công quyền. Bởi vì, “có chức quyền mới có điều kiện tham nhũng”. Theo ông, thực tế hiện nay cho thấy, tham nhũng đã phát triển gắn liền với khái niệm “lợi ích nhóm”, tức là những người có chức quyền trong hệ thống quyền lực các cấp, các tập đoàn kinh tế câu kết với nhau chi phối, thao túng tìm kiếm lợi ích trong các lĩnh vực kinh tế, nhất là lĩnh vực đất đai nổi lên như một vấn đề nhức nhối khiến toàn xã hội lo ngại.

Nhà báo Nguyễn Hòa Văn - Giám đốc Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam - bày tỏ, tham nhũng ở nước ta đã trở thành “quốc nạn”. Chính vì thế, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng là lĩnh vực nhiều rủi ro, cạm bẫy mà không phải người làm báo nào cũng đủ dũng cảm dấn thân trên mặt trận này.

Nhà báo khi chống tham nhũng, ngoài kỹ năng, đạo đức, phải nắm chắc pháp luật. Bởi ranh giới rất mong manh, phóng viên có thể bị rơi vào tình huống phạm tội. Để vượt qua cám dỗ này, bên cạnh việc nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, các tòa soạn phải xây dựng được quy trình điều tra, tác nghiệp bảo đảm sự minh bạch và có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí hiện nay, nhà báo và cơ quan báo chí không thể hoạt động tự thân và đơn phương.

Vượt rào cản

Nhân dịp Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân đến thăm và làm việc với Báo Lao Động (ngày 18.4), phóng viên Báo Lao Động cũng đã có những chia sẻ về khó khăn trong tác nghiệp. Theo đó, một số cơ quan chức năng chưa thực sự vào cuộc, tiếp nhận và xử lý các phản ánh của báo chí. Ngoài ra, mặc dù Luật Báo chí đã quy định rõ trách nhiệm cung cấp thông tin, tuy nhiên các cơ quan chức năng còn né tránh, đặt phóng viên vào tình trạng rủi ro do tiếp cận những thông tin không chính thống. Cụ thể, nhà báo Đỗ Văn Khanh chia sẻ để báo chí đi đến tận cùng kết thúc một vụ việc là rất khó.

Đối với những vụ việc ở cơ sở mà báo chí phản ánh cần phải được cấp xã, cấp huyện, tỉnh vào cuộc xử lý chứ không phải việc gì cũng đến lãnh đạo cấp cao chỉ đạo giải quyết mới xong được. Nhà báo Lê Thanh Phong cho rằng: Báo chí ngoài chức năng thông tin còn có chức năng phản biện xã hội, trên cơ sở tôn trọng sự thật. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tiếng nói phản biện của báo chí giảm sút. Nhà báo Lê Thanh Phong kiến nghị, MTTQ cần sát cánh cùng báo chí, góp tiếng nói để báo chí được nâng cao vai trò phản biện xã hội hơn nữa.

Thời gian tới, cả hệ thống MTTQ sẽ đồng hành với báo chí để đi đến cùng vụ việc bằng những hành động cụ thể như báo chí đã phản ánh liên quan tới địa phương nào thì MTTQ địa phương đó phải có ý kiến với địa phương và cùng địa phương tìm hiểu, giải quyết sự việc. Nếu MTTQ cơ sở đã có kiến nghị mà chưa có tiến triển thì Trung ương MTTQ sẽ tham gia, kiến nghị chính quyền các cấp. Nếu các cơ quan địa phương vẫn không vào cuộc thì sẽ kiến nghị lên Chính phủ. Việc nào đủ cơ sở thì sẽ báo cáo Quốc hội, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Cần tiếp sức

Do đặc thù hoạt động của nhà báo trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng là thường hoạt động “đơn tuyến” và “độc lập”, đối diện với những tệ nạn, tiêu cực nên nguy cơ bị hành hung rất lớn. Kiến nghị với đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, nhà báo Hoàng Lâm - Tổng Thư ký tòa soạn Báo Lao Động - đã có những chia sẻ về khó khăn của các phóng viên trong quá trình tác nghiệp, thực hiện các tuyến bài điều tra. Đặc biệt, nhà báo bị hành hung khi tác nghiệp; các cá nhân mạo danh nhà báo, các phóng viên nhà báo tống tiền doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức nhà nước đưa ra thông tin sai chưa bị xử lý.

Theo ông Lâm, người cầm bút chống tiêu cực không chỉ nguy hiểm đến bản thân mà còn là gia đình của họ. Thực tế cho thấy, rất nhiều phóng viên, nhà báo bị hành hung trong quá trình tác nghiệp nhưng số đối tượng được đưa ra xét xử là rất ít. Cụ thể, chỉ duy nhất 1 vụ hành hung nhà báo tại Thái Nguyên là đối tượng bị bắt và khởi tố. Không những chỉ phóng viên, các cơ quan báo chí cũng chịu những sức ép, đơn kiện và đối mặt với nhiều rủi ro khi đăng tải các loạt bài liên quan phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Đồng tình với quan điểm trên, nhà báo Phùng Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - nói: Để cổ vũ, tạo niềm tin cho đội ngũ báo chí trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, cần tổ chức tổng kết, nghiên cứu các vụ việc hành hung, trù dập nhà báo. Từ đó bổ sung các quy định bảo vệ tác nghiệp, bảo vệ nhà báo khi đi làm nhiệm vụ cho phù hợp. Sớm bổ sung chế tài xử lý hành vi không trả lời báo chí theo luật định, đặc biệt với những vụ việc có dấu hiệu sai phạm thì cần có chế tài trong việc cung cấp thông tin khách quan, kịp thời.

Ghi nhận những kiến nghị đó, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, nghề báo là nghề đặc biệt nhưng hết sức nguy hiểm. Tuy vậy các nhà báo không cô đơn vì có Đảng, Nhà nước.
HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.