Ban chỉ đạo chống tham nhũng cấp tỉnh phải trong sạch, có bản lĩnh

VƯƠNG TRẦN |

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực khẩn trương tham mưu cấp ủy có giải pháp chỉ đạo nhằm khắc phục nhanh tình trạng cán bộ né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, không dám làm; khẩn trương rà soát, hoàn thiện Quy chế làm việc; xây dựng, ban hành các quy trình, quy định nghiệp vụ, bảo đảm hoạt động của Ban Chỉ đạo thực sự khoa học, nề nếp, hiệu quả.

Những kết quả tích cực bước đầu

Ngày 19.6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo Trung ương) đã tổ chức Hội nghị sơ kết một năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo cấp tỉnh).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chủ trì Hội nghị.

Cùng dự và chủ trì Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Chỉ đạo.

Tham dự Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và hơn 2.500 đại biểu dự hội nghị trực tuyến kết nối đến các địa phương.

Ngày 19.6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo Trung ương) đã tổ chức Hội nghị sơ kết một năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo cấp tỉnh). Ảnh: TTXVN
Ngày 19.6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo Trung ương) đã tổ chức Hội nghị sơ kết một năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo cấp tỉnh). Ảnh: TTXVN

Báo cáo tóm tắt sơ kết một năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) cho thấy, các Ban Chỉ đạo đã tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; các kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương, của Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương được thực hiện nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả hơn trước.

Đã có 2.196 văn bản được các Ban Chỉ đạo tham mưu, ban hành, chỉ đạo ban hành để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương. Nhiều tỉnh, thành phố đã làm tốt vấn đề này, điển hình như: Lào Cai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Trà Vinh, Sóc Trăng….

Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện kịp thời nêu trên đã tạo sự nhất quán cao từ Trung ương đến địa phương nhằm đưa Nghị quyết, chủ trương, quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, của đồng chí Tổng Bí thư đi vào cuộc sống.

Các Ban Chỉ đạo đã quan tâm chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, qua đó đã kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh nhiều việc làm sai, phát hiện, chỉ đạo xử lý nghiêm nhiều tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên vi phạm.

Thành viên Ban Chỉ đạo phải có bản lĩnh, bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ đấu tranh PCTNTC để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao, đáp ứng sự kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đòi hỏi các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tích cực phát huy những ưu điểm, kết quả đã đạt được, có biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế;

Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm các quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTNTC và các kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương và của Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương.

Các địa phương cần tiến hành đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cả phòng ngừa, cả phát hiện, xử lý; thực hiện đồng bộ 4 mục tiêu "không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng"; đặc biệt chú trọng giáo dục, xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực.

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, nhất là các vụ án, vụ việc Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo và Ban Chỉ đạo Trung ương giao cho các tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo xử lý; thường xuyên rà soát để đưa vào diện Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo những vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm; đồng thời chỉ đạo phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực mới.

Xử lý nghiêm minh, đồng bộ giữa kỷ luật Đảng với xử lý hành chính và xử lý hình sự đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực theo đúng nguyên tắc “Tích cực, khẩn trương; rõ đến đâu xử lý đến đó; không có vùng cấm; đã có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố điều tra và đã kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử; xử lý nghiêm minh nhưng phải nhân văn; có quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể khi xem xét xử lý sai phạm...”

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh khẩn trương tham mưu cấp ủy có giải pháp chỉ đạo nhằm khắc phục nhanh tình trạng cán bộ né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, không dám làm; khẩn trương rà soát, hoàn thiện Quy chế làm việc; xây dựng, ban hành các quy trình, quy định nghiệp vụ, bảo đảm hoạt động của Ban Chỉ đạo thực sự khoa học, nề nếp, hiệu quả.

Các thành viên Ban Chỉ đạo phải trong sạch, gương mẫu, có bản lĩnh, có dũng khí chống tham nhũng, bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai, thực sự công tâm, khách quan; quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế của Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy để nâng cao năng lực, hiệu quả tham mưu, phục vụ hoạt động Ban Chỉ đạo.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất xây dựng Nghị quyết bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm trình Quốc hội

Vương Trần |

Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ) thông tin, hiện các cơ quan tham mưu theo hướng Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ lập hồ sơ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đó là xây dựng một Nghị quyết thí điểm khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.

TPHCM yêu cầu thay thế cán bộ sợ trách nhiệm, không dám làm

MINH QUÂN |

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi yêu cầu rà soát thay thế hoặc điều chuyển công việc những cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm và không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Cán bộ sợ sai, không dám làm là biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ, hiện nay có tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức làm việc cầm chừng, đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ. Đây là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị.

Điểm chuẩn lớp 10 tại TP Hồ Chí Minh dự kiến tăng 0,5-1 điểm

Chân Phúc |

Ngày 20.6, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã công bố điểm thi lớp 10 năm 2023. Qua thống kê cho thấy, phổ điểm lớp 10 có sự biến động, dự kiến điểm chuẩn vào trường THPT công lập sẽ tăng từ 0,5 - 1 điểm so với năm 2022.

Truy xuất nguồn gốc điện tử, tăng độ an toàn của thực phẩm

Thùy Trang |

Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử đang được triển khai tại TP Đà Nẵng là sự phối hợp tham gia của nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong việc minh bạch, đánh giá an toàn vệ sinh thực phẩm. Và, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi nâng cao được niềm tin của người tiêu dùng với các sản phẩm của mình.

Bão Bret tiến sát Biển Caribe, vùng áp thấp mới hình thành ở Đại Tây Dương

Thanh Hà |

Các điều kiện bão nhiệt đới dự kiến phát triển ở Lesser Antilles vào chiều và tối 22.6 khi bão Bret tiến đến Biển Caribe.

Chuyện nhà báo đi “trả nợ” đồng bào trên rẻo cao Tây Bắc

Khánh Linh |

Hành trình tác nghiệp tại vùng cao, biên giới Tây Bắc là những tháng ngày đầy vất vả nhưng rất đỗi tự hào của một phóng viên trẻ.

Giả mạo hồ sơ, mua bán sổ bảo hiểm xã hội, lao động mất chỗ dựa khi về già

LƯƠNG HẠNH |

Ngoài tình trạng nhiều đối tượng mạo danh bảo hiểm xã hội lừa đảo người lao động thì hiện nay, hiện tượng công nhân, viên chức, giáo viên mầm non mượn hồ sơ lí lịch trong quá trình làm việc cũng xảy ra.

Đề xuất xây dựng Nghị quyết bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm trình Quốc hội

Vương Trần |

Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ) thông tin, hiện các cơ quan tham mưu theo hướng Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ lập hồ sơ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đó là xây dựng một Nghị quyết thí điểm khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.

TPHCM yêu cầu thay thế cán bộ sợ trách nhiệm, không dám làm

MINH QUÂN |

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi yêu cầu rà soát thay thế hoặc điều chuyển công việc những cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm và không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Cán bộ sợ sai, không dám làm là biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ, hiện nay có tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức làm việc cầm chừng, đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ. Đây là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị.