Áng văn lập quốc vĩ đại, mở đầu kỷ nguyên mới của độc lập dân tộc

PGS.TS Nguyễn Đình Bắc - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng |

Là áng văn lập quốc vĩ đại, Tuyên ngôn độc lập năm 1945 mãi đi cùng lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng, cần thiết và kịp thời cho sự ra đời của Nhà nước Việt Nam mới.

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2.9.1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Đây không chỉ là một kiệt tác về tư tưởng, lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là một văn kiện lập quốc vĩ đại, đặt nền tảng pháp lý trực tiếp và đầy sức thuyết phục cho sự ra đời của Nhà nước Việt Nam mới.

Lý luận mácxít đã chỉ rõ, một nhà nước ra đời nhưng chỉ có thể tồn tại và phát triển khi nhà nước đó hoạt động trên cơ sở hợp pháp, hợp hiến. Nắm vững nguyên tắc này, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh dựa vào những thành quả trực tiếp mà Cách mạng Tháng Tám đem lại, đồng thời bằng và thông qua Tuyên ngôn độc lập năm 1945 đã nhanh chóng tạo ra những điều kiện kịp thời và cần thiết đó cho nhà nước mới của mình.

Tuyên ngôn độc lập năm 1945 nêu rõ, nhà nước mới là thành quả của quá trình gần một thế kỷ đấu tranh kiên cường, bất khuất với sự dũng cảm hy sinh của các thế hệ người Việt Nam. Lý luận sắc bén và tính pháp lý đầy đủ của Tuyên ngôn độc lập năm 1945 một mặt khẳng định quyền bình đẳng của những nước tham gia chống phát xít trong đó có Việt Nam (theo tinh thần của Hội nghị Tê hê răng và Cựu Kim Sơn); mặt khác còn có ý thức cảnh cáo Pháp - một nước Đồng Minh đã ký vào tuyên bố của hai hội nghị trên, phải tôn trọng cam kết của mình, không thể nấp dưới bóng Đồng Minh để trở lại xâm lược Việt Nam.

Như vậy, Tuyên ngôn độc lập được công bố ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám không chỉ có ý nghĩa khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà còn là văn bản pháp lý công bố trước thế giới về một nhà nước bất khả xâm phạm theo luật pháp và thông lệ quốc tế.

Mặt khác, một nhà nước hợp pháp, hợp hiến phải là nhà nước do nhân dân bầu ra và được nhân dân thừa nhận, ủng hộ. Nhận thức rõ điều này, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm có chủ trương và kế hoạch về bầu cử quốc hội, thành lập chính phủ chính thức, ban hành hiến pháp theo đúng ý nguyện của nhân dân.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong bầu cử như: trình độ văn hóa của cử tri thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh nghiệm tổ chức bầu cử không có, cùng với đó là sự phá hoại gay gắt của kẻ thù… nhưng với phương châm và tinh thần của Tuyên ngôn độc lập, đầu năm 1946 cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra và thành công rực rỡ với sự đồng tình ủng hộ rất cao của quần chúng nhân dân, Quốc hội lập hiến đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với 333 đại biểu được thành lập.

Và chỉ trong một thời gian ngắn, chính quyền nhà nước mới đã trở thành tổ chức đại biểu cho toàn dân quản lý điều hành đất nước, thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại. Ngày 9.11.1946, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đạo luật cơ bản của quốc gia độc lập có chủ quyền. Sự kiện đó một lần nữa khẳng định đầy đủ và rõ ràng hơn tính hợp pháp, hợp hiến của nhà nước Việt Nam mới.

Trước nhà nước hợp pháp, hợp hiến của ta, các thế lực thù địch âm mưu lợi dụng danh nghĩa Đồng Minh vào xâm lược nước ta đã bị “vô hiệu hóa”; nhà nước Việt Nam mới với tư cách người chủ sẵn sàng “tiếp đón” các “vị khách” ngoại quốc và thẳng tay trừng trị những kẻ tay sai phá hoại ở trong nước, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng. Rõ ràng, Tuyên ngôn độc lập năm 1945 đã tạo ra cơ sở pháp lý hết sức thuận lợi cho sự khẳng định tính hợp pháp và hợp hiến của nhà nước Việt Nam mới.

PGS.TS Nguyễn Đình Bắc - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
TIN LIÊN QUAN

Tuyên ngôn độc lập 1945: Áng văn lập quốc vĩ đại, khẳng định đanh thép quyền dân tộc

PGS.TS Nguyễn Đình Bắc - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng |

Tuyên ngôn độc lập năm 1945 mãi đi cùng lịch sử dân tộc Việt Nam không chỉ với tư cách là một kiệt tác về tư tưởng, lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chứa đựng những tư tưởng triết học, chính trị, pháp luật đặc sắc, mà đó còn là một văn kiện lập quốc vĩ đại, đặt nền tảng pháp lý trực tiếp và đầy sức thuyết phục cho sự ra đời của Nhà nước Việt Nam mới.

Bản Tuyên ngôn độc lập và ý chí, khát vọng về hạnh phúc của dân tộc Việt Nam

Quang Lâm |

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2.9.1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Bản Tuyên ngôn độc lập ấy, cho đến ngày hôm nay, sau 76 năm vẫn còn nguyên những giá trị, đặc biệt là khẳng định ý chí, khát vọng hạnh phúc của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đang được phát huy trong cuộc chiến mới: Cuộc chiến chống “giặc” COVID-19.

Cập nhật giá vàng sáng 27.8: Vàng nhẫn duy trì đà tăng mạnh

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 27.8: Giá vàng thế giới tiếp tục neo ở ngưỡng cao. Trong nước, vàng nhẫn tròn trơn duy trì đà tăng cùng chiều thế giới.

Hàng loạt cán bộ huyện, xã ở Hòa Bình bị khởi tố

Đặng Tình |

Hòa Bình - Hàng loạt cán bộ ở huyện Lạc Sơn vừa bị khởi tố vì sai phạm trong bồi thường giải phóng mặt bằng dự án hồ chứa nước Cánh Tạng.

Nhân viên môn dù bay bị cuốn vào chân vịt ca nô tử vong

NGUYÊN ANH |

Trong lúc làm công việc thu dù về trong môn dù bay trên biển, nhân viên này bị té xuống biển rồi bị cuốn vào chân vịt của ca nô kéo dù bay đậu gần đó.

Trọng tài không thiên vị trong vụ lùm xùm karate ở TPHCM

NGUYỄN ĐĂNG |

Liên đoàn Karate TPHCM xác nhận kết quả trận chung kết nhóm tuổi 11-12 tại Giải karate năng khiếu trẻ TPHCM 2024 là chính xác, không như đơn tố cáo.

Đoàn kiểm tra Bộ Chính Trị kiểm tra Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Ngày 26.8, Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị đã chính thức công bố Quyết định và kế hoạch triển khai kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh.

Chi tiết những khoản tiền phụ huynh đóng trong năm học mới

Chân Phúc |

Ngày 26.8, Sở GDĐT TPHCM đã ban hành hướng dẫn thu, sử dụng học phí và các khoản thu từ năm học 2024-2025 đối với các trường công lập.

Tuyên ngôn độc lập 1945: Áng văn lập quốc vĩ đại, khẳng định đanh thép quyền dân tộc

PGS.TS Nguyễn Đình Bắc - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng |

Tuyên ngôn độc lập năm 1945 mãi đi cùng lịch sử dân tộc Việt Nam không chỉ với tư cách là một kiệt tác về tư tưởng, lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chứa đựng những tư tưởng triết học, chính trị, pháp luật đặc sắc, mà đó còn là một văn kiện lập quốc vĩ đại, đặt nền tảng pháp lý trực tiếp và đầy sức thuyết phục cho sự ra đời của Nhà nước Việt Nam mới.

Bản Tuyên ngôn độc lập và ý chí, khát vọng về hạnh phúc của dân tộc Việt Nam

Quang Lâm |

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2.9.1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Bản Tuyên ngôn độc lập ấy, cho đến ngày hôm nay, sau 76 năm vẫn còn nguyên những giá trị, đặc biệt là khẳng định ý chí, khát vọng hạnh phúc của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đang được phát huy trong cuộc chiến mới: Cuộc chiến chống “giặc” COVID-19.