7 địa phương tăng trưởng GRDP hai con số, 4 tỉnh đội sổ giảm sâu

Vương Trần |

Năm 2023, có 7 địa phương tăng trưởng GRDP 2 con số, dẫn đầu là Bắc Giang (13,45%), 4 tỉnh tăng trưởng âm, trong đó Bắc Ninh là giảm sâu nhất (-9,28%).

Ngày 17.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã chủ trì Hội nghị giao ban trực tiếp kết hợp trực tuyến với các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương về tình hình công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024, theo TTXVN.

Năm 2023, kết quả thực hiện các chỉ tiêu nghị quyết cũng như kế hoạch phát triển của các địa phương đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhiều địa phương đã hoàn thành, hoàn thành vượt mức đại đa số các nhóm chỉ tiêu kế hoạch: Có 3 địa phương hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các nhóm chỉ tiêu/chỉ tiêu năm 2023, gồm: Quảng Ninh đạt 15/15 chỉ tiêu, Phú Thọ 15/15, Hậu Giang 18/18.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: TTXVN
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: TTXVN

Một số địa phương hoàn thành, đạt kết quả cao các chỉ tiêu quan trọng như GRDP, thu nhập bình quân đầu người, thu ngân sách, giảm nghèo... gồm: Bắc Giang đạt 17/18 chỉ tiêu, An Giang 14/15, Bình Định 18/19, Cà Mau 18/19, Tuyên Quang 19/20, Thừa Thiên Huế 13/14, Phú Yên 16/17, Kiên Giang 27/28, Trà Vinh 26/27...

Khoảng 2/3 số địa phương đạt tỉ lệ cao trong hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm. Các địa phương còn lại hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ với tỉ lệ thấp hơn, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh 17/31, Điện Biên 14/26, Thái Nguyên 9/15, Bắc Ninh 11/20, Cao Bằng 11/17, Gia Lai 14/21, Tây Ninh 11/17, Đà Nẵng 4/10.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của các địa phương dù gặp nhiều khó khăn, nhưng hầu hết có xu hướng quý sau cao hơn quý trước, tháng sau tích cực hơn tháng trước.

Có 7 địa phương tăng trưởng hai con số, dẫn đầu là Bắc Giang (13,45%), Hậu Giang (12,27%), Quảng Ninh (11,03%), Khánh Hòa (10,55%), Hải Phòng (10,34%), Nam Định (10,19%) và Hưng Yên (10,05%). Đa số địa phương đạt mức cao hơn mức bình quân chung cả nước.

Tuy nhiên có 14 địa phương có mức tăng trưởng thấp, không đạt kế hoạch; trong đó 4 tỉnh tăng trưởng âm là Bà Rịa - Vũng Tàu (-1,02%), Lai Châu (-2,27%), Quảng Nam (-8,25%) và Bắc Ninh (-9,28%).

Tại Hội nghị, các ý kiến tập trung phân tích, phản ánh những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị tháo gỡ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ ở các địa phương. Đặc biệt là những rào cản dẫn đến kết quả các chỉ tiêu phát triển cơ bản không đạt kế hoạch đề ra, nhất là chỉ tiêu GRDP, thu ngân sách, công nghiệp và xuất khẩu, doanh nghiệp phải giải thể, tạm ngừng hoạt động.

Kết luận Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của các tỉnh ủy, thành ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; những kết quả khá toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và xây dựng Đảng, hệ thống chính trị của các địa phương.

Trong bối cảnh một năm thuận lợi, khó khăn đan xen, trong đó khó khăn, thách thức nhiều hơn, các địa phương đã bám sát, thực hiện nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành; chủ động, linh hoạt trong triển khai, thực hiện.

Phân tích về tình hình, bối cảnh hiện tại, về kết quả thực hiện chỉ tiêu nghị quyết, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy tiếp tục đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu cả nhiệm kỳ để nhận diện rõ, quyết tâm dồn lực cho các mục tiêu còn đạt thấp, chưa hoàn thành, khắc phục những điểm yếu, hạn chế, phát huy những tiềm năng, thế mạnh ở địa bàn.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Chính phủ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, triển khai cải cách tiền lương

Phạm Đông |

Trong năm 2024, Chính phủ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (6-6,5%), quyết liệt sắp xếp đơn vị hành chính, khẩn trương hoàn thành vị trí việc làm, triển khai đồng bộ, hiệu quả cải cách tiền lương.

Tăng trưởng kinh tế - Bắc Giang đứng đầu, Bắc Ninh đội sổ

TUỆ MINH |

Bắc Ninh và Bắc Giang được biết đến là hai địa phương "thay da đổi thịt" nhờ trở thành cứ điểm sản xuất của nhiều tập đoàn công nghiệp, điện tử lớn trên thế giới. Tuy vậy, bức tranh tăng trưởng kinh tế của của 2 địa phương trong năm 2023 hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi Bắc Giang đứng đầu thì Bắc Ninh lại bất ngờ đội sổ.

Việt Nam có nhiều cơ hội để tăng trưởng kinh tế - xã hội 2024

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Quốc hội, để mục tiêu tăng trưởng GDP đạt từ 6 - 6,5% cần tập trung tối đa vào 3 trụ cột chính là đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu; tạo ra môi trường phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

Lý do loạt lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang liên tiếp bị bắt

Việt Bắc |

Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp cựu Giám đốc và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Hà Giang và nhiều cán bộ của cơ quan này bị khởi tố, bắt giam.

Công an TPHCM cho đặt tiền bảo lãnh để khỏi giam xe nhưng ít người lựa chọn

MINH QUÂN |

TPHCM – Cho người vi phạm giao thông đặt tiền bảo lãnh để tự bảo quản phương tiện là một trong các giải pháp được Công an TPHCM áp dụng nhằm giảm bớt việc tạm giữ xe máy, hạn chế quá tải cho kho tang vật.

Lan truyền tin xe Thành Bưởi hoạt động lại, Sở GTVT TP Cần Thơ đề nghị công an vào cuộc

Tạ Quang |

Cần Thơ – Trước thông tin nhà xe Thành Bưởi hoạt động trở lại tuyến TP Cần Thơ đi TP Hồ Chí Minh và ngược lại, Sở Giao thông Vận tải TP Cần Thơ có công văn gửi Sở Thông tin và Truyền thông, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành phố để đề nghị hỗ trợ xử lý.

Tài chính thông minh: 2,5 tỉ đồng mua chung cư hay nhà đất sẽ sinh lời hơn?

Nhóm PV |

Vợ chồng chị Mai, anh Dương 29 tuổi vừa kết hôn và có kế hoạch sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Với khoản tiền 2,5 tỉ đồng, anh chị đang phân vân không biết nên mua chung cư hay nhà đất để vừa an cư, vừa yên tâm tài sản tăng trưởng tốt. Bà Nguyễn Thị Thu Uyên từ CTCP Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản FIDT sẽ chia sẻ chi tiết trong Tài chính thông minh số này.

Giờ thứ 9: Không vợ nào có thể làm được - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Vì tình yêu mù quáng, người đàn ông sẵn sàng đánh đổi gia đình con cái để chạy theo người tình của anh ta. Người vợ dù biết nhưng lại cố gắng nhẫn nhịn để níu giữ một gia đình trọn vẹn. Cuộc hôn nhân này liệu sẽ đi về đâu?

Chính phủ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, triển khai cải cách tiền lương

Phạm Đông |

Trong năm 2024, Chính phủ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (6-6,5%), quyết liệt sắp xếp đơn vị hành chính, khẩn trương hoàn thành vị trí việc làm, triển khai đồng bộ, hiệu quả cải cách tiền lương.

Tăng trưởng kinh tế - Bắc Giang đứng đầu, Bắc Ninh đội sổ

TUỆ MINH |

Bắc Ninh và Bắc Giang được biết đến là hai địa phương "thay da đổi thịt" nhờ trở thành cứ điểm sản xuất của nhiều tập đoàn công nghiệp, điện tử lớn trên thế giới. Tuy vậy, bức tranh tăng trưởng kinh tế của của 2 địa phương trong năm 2023 hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi Bắc Giang đứng đầu thì Bắc Ninh lại bất ngờ đội sổ.

Việt Nam có nhiều cơ hội để tăng trưởng kinh tế - xã hội 2024

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Quốc hội, để mục tiêu tăng trưởng GDP đạt từ 6 - 6,5% cần tập trung tối đa vào 3 trụ cột chính là đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu; tạo ra môi trường phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.