44 chính sách đặc thù có gỡ hết vướng mắc cho Thành phố Hồ Chí Minh

NHÓM PV |

Dẫn chứng việc TPHCM gửi 584 văn bản hỏi ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ đặt câu hỏi, liệu những chính sách đặc thù này có gỡ được hết toàn bộ vướng mắc, cơ chế, chính sách mà thành phố đang mắc hay không?

Có làm luật về thành phố trực thuộc Trung ương không?

Chiều 8.6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.

Phát biểu ý kiến, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) đồng ý việc đầu tư cho TPHCM là đầu tư hiệu quả và phát triển, nhất là chúng ta chỉ đầu tư về cơ chế và chính sách.

Ông cũng thống nhất với 2 nhóm chính sách và 44 nội dung cụ thể đã được dự thảo trong Nghị quyết của Quốc hội kỳ này đối với TPHCM.

Tuy nhiên, đại biểu cho biết ông cũng đang loay hoay muốn tìm trong 44 nội dung đó, đâu là một cơ chế mang tính chất đột phá, cơ chế nào là chính hay chủ yếu là tháo gỡ những vướng mắc hiện tại? Tháo "vài ba cái chốt" đó chắc chắn TPHCM sẽ bứt phá lên như ngòi kích nổ để cho thành phố vươn lên đúng tầm và vị thế.

Đặc biệt, đại biểu quan tâm đến vấn đề tổ chức thực hiện. Theo như tổng kết, đánh giá Nghị quyết 54 thì chủ yếu tập trung vào 3 hạn chế chính: Thứ nhất là một số nội dung triển khai chậm; thứ hai là một số cơ chế thực hiện hiệu quả thấp; thứ ba là một số chính sách chưa được quy định cụ thể, phải chờ văn bản hướng dẫn.

Theo đại biểu, có rất nhiều nguyên nhân, khách quan có, chủ quan có và một trong những nguyên nhân chủ quan đó là quan tâm, phối hợp của các cơ quan trung ương còn hạn chế.

"Tôi lăn tăn mãi chuyện trong quá trình triển khai. Riêng lĩnh vực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TPHCM đã có 584 văn bản để hỏi và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng có 604 văn bản để trả lời.

Vậy 44 chính sách đặc thù này có gỡ được hết toàn bộ những vướng mắc, cơ chế, chính sách mà TPHCM đang mắc hay không, việc này chúng ta phải suy nghĩ. Con số này rất nhỏ so với tổng số vấn đề mà chúng ta cần quan tâm", ông Hạ băn khoăn.

Theo đại biểu, đây là do vướng mắc trong cơ chế, chính sách nhưng cũng phải nhìn ở các góc độ. Trong đó cũng có thể là do trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ trong quá trình tổ chức thực hiện.

Một điểm nữa, đại biểu cho rằng, chúng ta cũng nghiên cứu hướng tới xây dựng một luật về phát triển TPHCM vì hiện đã có Luật Thủ đô. Có 5 thành phố trực thuộc Trung ương thì chúng ta đã cho thí điểm cả 5.

"Thí điểm một vài cái để rút kinh nghiệm, rồi nhân rộng. Vậy nên chăng, chúng ta làm luật về thành phố trực thuộc Trung ương không, tôi nghĩ hướng tới như vậy", đại biểu nói.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Quốc hội
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Quốc hội

Cơ chế cho TPHCM vượt trội, đột phá nhưng phải khả thi

Phát biểu giải trình trong phiên thảo luận, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của các đại biểu Quốc hội khi đặt yêu cầu cao với các cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM.

“Nhiều đại biểu đặt vấn đề cơ chế chính sách nào, có đủ mạnh không, có đi vào thực tế không, có hiệu quả không, nếu không sẽ giảm tính hiệu quả của Nghị quyết của Quốc hội.

Cơ quan soạn thảo đã cùng TPHCM tổ chức tham vấn, hội thảo, để lắng nghe các ý kiến, đồng thời bàn bạc và lựa chọn kỹ lưỡng các chính sách để đưa vào dự thảo Nghị quyết”, Bộ trưởng giải trình.

4 nhóm cơ chế được thiết kế là Nhóm kế thừa các quy định của Nghị quyết 54 trong dự thảo nghị quyết còn phù hợp và có tính khả thi; Nhóm cơ chế, chính sách được quy định tại các Nghị quyết đặc thù của các địa phương khác;

Nhóm các cơ chế, chính sách được quy định tại các dự thảo luật đang trình Quốc hội cho ý kiến đối với các vấn đề đã rõ, đã chín nhằm phát huy hiệu quả sớm của các dự thảo Luật; và nhóm các cơ chế, chính sách mới.

“Chúng tôi cho rằng, quan trọng nhất là nhóm cơ chế, chính sách mới, gồm 27 chính sách. Đây là các chính sách được chọn từ 53 chính sách, đã thống nhất với TPHCM và các bộ ngành liên quan”, Bộ trưởng làm rõ.

Theo Bộ trưởng, các nhóm chính sách đã được Chính phủ rà soát đề xuất theo các quan điểm, nguyên tắc nêu trên, trong đó tập trung đề xuất các chính sách tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, phát huy tiềm năng, lợi thế của thành phố, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm nhưng có tính đột phá và thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Với các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, có nhiều gợi ý mới. Ví dụ, ý kiến cần một cơ chế mạnh hơn như cho phép thành phố vay một khoản đủ lớn, 10-20 tỉ USD và có cơ chế để thành phố chủ động đầu tư vào những dự án hạ tầng quan trọng, thay đổi một cách cơ bản về hạ tầng của thành phố, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, giải quyết những vấn đề bức xúc chung của thành phố, thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho thành phố, từ đó có nguồn lực trả nợ.

“Chúng tôi xin được ghi nhận, nếu có kiến nghị mới, mạnh hơn, thiết thực hơn, chúng tôi sẽ nghiên cứu báo cáo Quốc hội sau”, ông Dũng cam kết và nhắc tới đề xuất kéo dài thời hạn của Nghị quyết.

Liên quan đến các ý kiến lo ngại về tính khả thi, Bộ trưởng cho biết TPHCM đã xây dựng kế hoạch thực hiện ngay khi Nghị quyết được thông qua.

“Chính phủ cam kết cùng với TPHCM để đưa Nghị quyết vào cuộc sống”, Bộ trưởng thông tin.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Chính sách đặc thù để TPHCM là Hòn ngọc Viễn đông luôn toả sáng rực rỡ

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội kỳ vọng, hiện thực hóa cơ chế đặc thù để phát triển TP Hồ Chí Minh một cách hiệu quả để "Hòn ngọc Viễn đông" luôn và mãi tỏa sáng với sắc màu tươi mới, ngày càng rực rỡ mạnh mẽ hơn.

Năm 2030, GRDP bình quân đầu người TP Hồ Chí Minh khoảng 14.500 USD

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 87/NQ-CP ngày 2.6.2023 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30.12.2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

TP Hồ Chí Minh thí điểm cơ chế đặc thù: Nhận rõ hạn chế, tạo đột phá ngay

MINH QUÂN |

Sau hơn 5 năm được thí điểm chính sách đặc thù, TP Hồ Chí Minh đã có nhiều sức bật trong phát triển. Tuy nhiên, nhiều cơ chế chưa mang lại hiệu quả, thậm chí có những cơ chế còn “nằm trên giấy”. Để thực hiện Nghị quyết mới, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cho biết, thành phố đã có các bước chuẩn bị kỹ để tạo đột phá mới.

Đề thi, đáp án môn Văn thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2023 chính xác nhất

Trang Hà |

Đề thi, đáp án môn Văn thi vào lớp 10 ở Hà Nội được Báo Lao Động cập nhật nhanh và chính xác để học sinh, phụ huynh tham khảo.

Dự án sạt lở vẫn đe dọa vùi lấp trường học và trụ sở ủy ban xã ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một dự án chống sạt lở (ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) với tổng số vốn lên tới gần 37 tỉ đồng, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng công trình lại tiếp tục sạt lở. Đến nay, chính quyền địa phương và ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa vẫn đang “loay hoay” tìm phương án xử lý.

Nhiều nhà vệ sinh công cộng 5 sao tại TPHCM được đưa vào hoạt động

Tú Ngân |

TP Hồ Chí Minh đang nỗ lực cải thiện tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng và dần nâng cao chất lượng nhà vệ sinh. Mới đây, một số nhà vệ sinh nằm ở khu vực “đắc địa” tại trung tâm thành phố đã được hoạt động.

Thay đổi dung tích phòng lũ để ''cứu'' hồ thủy điện

MINH HÀ |

Theo PGS.TS Dương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học tài nguyên nước, từ năm 2007, trong quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực các sông, hồ thủy điện đã quy định dung tích phòng lũ là 7 tỷ m3. Tuy nhiên, hiện nay, do tình trạng khai thác cát làm hạ thấp lòng sông nên dung tích phòng lũ không còn phù hợp.

Căn nhà cháy khiến 3 người tử vong là thuê bán tạp hóa, lúc hoả hoạn có 11 người

Phương Linh |

Liên quan vụ cháy nhà 3 ông cháu tử vong, sáng 10.6, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Khánh Hòa phối hợp với các đơn vị tiến hành khám nghiệm hiện trường căn nhà 3 tầng bị cháy nằm trong khu phố tây ở thành phố Nha Trang.

Chính sách đặc thù để TPHCM là Hòn ngọc Viễn đông luôn toả sáng rực rỡ

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội kỳ vọng, hiện thực hóa cơ chế đặc thù để phát triển TP Hồ Chí Minh một cách hiệu quả để "Hòn ngọc Viễn đông" luôn và mãi tỏa sáng với sắc màu tươi mới, ngày càng rực rỡ mạnh mẽ hơn.

Năm 2030, GRDP bình quân đầu người TP Hồ Chí Minh khoảng 14.500 USD

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 87/NQ-CP ngày 2.6.2023 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30.12.2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

TP Hồ Chí Minh thí điểm cơ chế đặc thù: Nhận rõ hạn chế, tạo đột phá ngay

MINH QUÂN |

Sau hơn 5 năm được thí điểm chính sách đặc thù, TP Hồ Chí Minh đã có nhiều sức bật trong phát triển. Tuy nhiên, nhiều cơ chế chưa mang lại hiệu quả, thậm chí có những cơ chế còn “nằm trên giấy”. Để thực hiện Nghị quyết mới, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cho biết, thành phố đã có các bước chuẩn bị kỹ để tạo đột phá mới.