Tóm tắt một số điểm mới của Luật Lâm nghiệp

Yến Nhi |

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), Luật Lâm nghiệp (LLN) có 12 chương 108 điều, so với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (BVPTR) 2004, thì LLN được bổ sung 4 chương mới: Chế biến, thương mại lâm sản; khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về LN; định giá rừng, đầu tư, tài chính trong LN; quản lý nhà nước về LN và Kiểm lâm. Nội dung luật cũng nhiều sửa đổi.

Liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm LN

LLN đã mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng liên kết theo chuỗi các hoạt động LN nhằm tạo ra rừng, sản xuất và cung ứng lâm sản đáp ứng cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội, đảm bảo chế biến và xuất khẩu lâm sản có trách nhiệm. Quy định như vậy đã thể hiện rõ LN là ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù, gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ liên quan đến rừng. Đây là một trong những điểm đổi mới quan trọng nhất so với Luật BVPTR 2004 và có liên quan đến toàn bộ nội dung cũng như cấu trúc của dự thảo luật.

Bên cạnh đó, LLN tập trung quy định rõ chính sách phát triển lâm sản theo hướng hỗ trợ DN hợp tác, liên doanh, liên kết với chủ rừng để tạo vùng nguyên liệu, quản lý rừng bền vững (QLRBV), tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ mới và các giải pháp tăng trưởng xanh, nâng cao giá trị gia tăng; ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản. Việc chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và mẫu vật các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã nguy cấp thuộc các phụ lục của Công ước CITES phải bảo đảm các điều kiện, như: Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp từ cơ sở trồng cấy nhân tạo hoặc gây nuôi sinh sản, sinh trưởng; có nguồn gốc khai thác hợp pháp từ tự nhiên...

Chuyển hướng khai thác lợi ích từ rừng, thể chế sở hữu rừng

Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho người đã tạo ra dịch vụ, tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng được chuyển vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng và được phân phối cho những người tham gia trực tiếp bảo vệ và phát triển rừng. Đây cũng là điểm mới tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho việc chuyển hướng khai thác lợi ích tiềm năng của rừng, từ sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ sang sản phẩm phi gỗ, tạo nguồn tài chính bền vững để đầu tư trực tiếp vào rừng.

Luật cũng đã thể chế hóa chế định sở hữu rừng theo quy định Hiến pháp năm 2013, quy định 2 nhóm hình thức sở hữu rừng: Rừng sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu gồm rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư đã giao hoặc chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Rừng sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư gồm rừng trồng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư; nhận chuyển nhượng, tặng cho, nhận thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật. Mở rộng hơn quyền hưởng lợi của chủ rừng đối với rừng tự nhiên phục hồi, rừng nghèo.

Tổ chức quản lý theo hướng bền vững

Một trong những nguyên tắc hoạt động LN là QLRBV. Chủ rừng phải thực hiện các quy định của Nhà nước về QLRBV, bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài, liên tục; tối ưu hóa hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường; chủ rừng là tổ chức phải xây dựng, thực hiện phương án QLRBV; Nhà nước quy định bộ tiêu chí QLRBV và tổ chức thực hiện cấp chứng chỉ QLRBV. Theo đó, không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên, trừ trường hợp phục vụ quốc phòng, an ninh, các trường hợp cấp thiết khác theo quy định của chính phủ. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên được khai thác theo phương án QLRBV. Trong trường hợp cần thiết sẽ thực hiện tạm dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trong một thời gian nhất định để bảo vệ rừng tự nhiên hiện có và có thời gian để rừng sinh trưởng, phục hồi, đảm bảo an ninh môi trường, đáp ứng nhu cầu lâu dài về lâm sản...

Yến Nhi
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.