Sớm có ngay cách quản lý mới với thị trường vàng

Đức Mạnh |

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần sớm trình sửa đổi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng ngay trong quý I. Đặc biệt, bối cảnh giá vàng cùng các kênh tài sản khác diễn biến nóng gần đây càng nhấn mạnh tính cấp thiết của vấn đề này.

Từ nay đến khi Nghị định 24 được sửa đổi, giá vàng sẽ còn biến động

Thông thường, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới càng lớn thì áp lực tăng giá của tỉ giá USD/VND càng mạnh, đặc biệt là tỉ giá trên thị trường tự do.

Điều này minh chứng rõ nét trong thời gian qua khi giá vàng trong nước liên tục xô đổ kỷ lục để vượt lên 82 triệu đồng/lượng. Song song với đó, tỉ giá USD chợ đen cũng neo chặt quanh mức cao nhất mọi thời đại hơn 25.000 đồng.

Quan sát diễn biến này, đội ngũ phân tích từ Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) không quá quan ngại về áp lực mất giá tiền đồng do tỉ giá USD/VND vẫn biến động trong biên độ cho phép. Tuy nhiên VDSC một lần nữa nhấn mạnh rằng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể sẽ cần tận dụng các công cụ như dự trữ ngoại hối hay đưa ra giải pháp mới quản lý thị trường vàng để hạn chế bớt đà mất giá của tiền đồng trong tháng 3.2024.

TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng - dự báo, từ nay đến khi Nghị định 24 được sửa đổi, giá vàng sẽ còn biến động. Nếu vấn đề thương hiệu vàng quốc gia SJC và đơn vị nhập khẩu vàng đều có sự thay đổi khi sửa Nghị định 24 thì sẽ tạo sự ổn định hơn cho thị trường vàng.

Gần đây nhất trong phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 2.3 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp tục yêu cầu NHNN sớm trình sửa đổi Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý thị trường vàng ngay trong quý I này. Như vậy, còn nửa tháng để NHNN đưa ra phương án mới để quản lý loại tài sản trọng yếu này.

Quản lý thị trường vàng là quá trình vừa làm, vừa thử nghiệm

Giới chuyên gia cũng kỳ vọng về việc sửa đổi Nghị định 24 sau hơn một thập kỷ áp dụng.

PGS.TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế - cho biết, NHNN không nên một mình giữ quyền sản xuất vàng miếng vì không có ngân hàng Trung ương trên thế giới nào sản xuất vàng miếng cả. Thay vào đó, NHNN có thể xem xét cho một số ngân hàng thương mại hoặc doanh nghiệp được sản xuất vàng miếng để cung ứng cho thị trường. Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế và sẽ giúp giảm chênh lệch giá vàng miếng trong nước và quốc tế.

"Cần bổ sung các quy định về loại hình vàng kỳ hạn nhằm đa dạng hóa các loại hàng hóa trên thị trường vàng. Các sản phẩm lưu hành trên thị trường vàng cần được phát triển từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với trình độ phát triển của thị trường và kiến thức của nhà đầu tư" - ông Long nhấn mạnh.

Ông Huỳnh Trung Khánh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam - đề xuất, Ngân hàng Nhà nước cho phép lưu hành một vài thương hiệu vàng miếng khác như PNJ, DOJI thay vì chỉ có SJC để tăng tính cạnh tranh về mặt giá cả và đa dạng hóa nguồn cung.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, việc quản lý thị trường vàng là quá trình vừa làm, vừa thử nghiệm và rút kinh nghiệm. Chính sách và các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng cần linh hoạt với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Không có một chính sách, một biện pháp nào đúng cho mọi giai đoạn.

NHNN cần nhận thức được sự chuyển động và đòi hỏi không ngừng của nền kinh tế...

Đề xuất hạn chế mua bán vàng miếng bằng tiền mặt

Trong bối cảnh giá vàng trong nước "một mình một chợ" với thế giới, nhiều ý kiến cho rằng, cần sớm sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng cho phù hợp với bối cảnh hiện tại sau hơn chục năm nghị định có hiệu lực. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM vừa đưa ra một loạt đề xuất, tham mưu liên quan việc sửa đổi các quy định liên quan đến thị trường vàng, nhằm ổn định giá mặt hàng này.

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM đánh giá, Nghị định 24/2012 bộc lộ hạn chế như chênh lệch ngày cao giữa giá thế giới và trong nước, nên cần được sửa đổi. Một trong các nội dung được đơn vị này kiến nghị Ngân hàng Nhà nước là có chính sách hạn chế thanh toán, mua bán vàng miếng bằng tiền mặt. Điều này nhằm phòng rủi ro phát sinh trong kinh doanh của các nhà vàng và chống rửa tiền. Chi nhánh này cũng đề xuất có cơ chế quản lý phù hợp, tránh độc quyền, lợi ích nhóm với các doanh nghiệp kinh doanh vàng tự niêm yết giá.

Bình An

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Tháo nút thắt để thị trường vàng phát triển bền vững, minh bạch

Minh Ánh - Phan Anh |

Chênh lệch mua - bán vàng SJC trong ngày vía Thần Tài 2024 (19.2.2024) đã bị nới rộng lên tới 3,1 triệu đồng/lượng. Mức chênh này gấp hai, thậm chí gấp ba lần so với các năm trước đó. Điều này cho thấy, việc quản lý và độc quyền vàng miếng đã không còn phù hợp, cần sớm có những tháo gỡ để thị trường vàng phát triển an toàn, bền vững.

Để ổn định thị trường vàng, phải dẹp bỏ sự độc quyền của SJC

Lê Thanh Phong |

Độc quyền vàng miếng, đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bất ổn định của thị trường vàng. Đã có nhiều ý kiến đề xuất xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, và để thực hiện được việc này thì phải sửa đổi Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thị trường vàng

AN CHÂU |

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 06 về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Tọa đàm: Chế tài không đủ mạnh, sẽ còn nhiều doanh nghiệp trây ỳ, nợ và trốn đóng BHXH

NHÓM PV |

Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp (DN) vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) diễn ra ngày càng phức tạp với số tiền chậm đóng lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng. Thậm chí, có DN vẫn trích thu nhập của người lao động cho khoản đóng BHXH nhưng thực tế lại không hề nộp cho cơ quan bảo hiểm. Tình trạng này khiến cho quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, Báo Lao Động tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Chế tài không đủ mạnh, sẽ còn xuất hiện nhiều doanh nghiệp trây ỳ, triền miên nợ và trốn đóng BHXH” - nhằm giải đáp các thắc mắc, giúp người lao động yếu thế bảo vệ quyền lợi khi bị chủ sử dụng lao động nợ BHXH và phương án, chế tài xử lý hiện nay đối với các trường hợp trây ỳ, triền miên nợ đóng BHXH.

Thận trọng với việc đầu tư dẫn nước ngọt sông Hậu về Cà Mau

Thanh Mai |

Theo TS Tô Văn Trường - chuyên gia nghiên cứu độc lập về tài nguyên nước - việc dẫn nước ngọt sông Hậu về Cà Mau là cần thiết, nhưng cần tính toán một cách thận trọng, cả về kỹ thuật và thời điểm….

Làn sóng xin bán dự án điện gió, điện mặt trời cho nhà đầu tư nước ngoài

HƯNG THƠ |

Nhiều dự án điện gió, điện mặt trời được đầu tư xây dựng với số vốn đầu tư hàng trăm đến hàng nghìn tỉ đồng ở tỉnh Quảng Trị, nhưng chỉ sau một thời gian đưa vào sử dụng đã có đề xuất bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.

Bên trong chuyến tàu metro Nhổn - ga Hà Nội ngày vận hành thử

Tô Thế |

Dự án Tuyến Đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội bước vào tuần 2 của giai đoạn vận hành thử (Trial - Run). Trong tuần đầu tiên, Dự án đã thực hiện 7/57 kịch bản, các hoạt động được diễn ra thuận lợi, cơ bản đáp ứng các yêu cầu đã đặt ra.

Thanh Hằng Beauty Medi tiếp thu và cam kết xử lý triệt để sai phạm Báo Lao Động phản ánh

NHÓM PV |

Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Trường Giang - đơn vị chủ quản của Thanh Hằng Beauty Medi - thừa nhận đã buông lỏng trong quản lý kinh doanh nội bộ, để xảy ra những sai phạm liên quan đến tế bào gốc như Báo Lao Động phản ánh.

Tháo nút thắt để thị trường vàng phát triển bền vững, minh bạch

Minh Ánh - Phan Anh |

Chênh lệch mua - bán vàng SJC trong ngày vía Thần Tài 2024 (19.2.2024) đã bị nới rộng lên tới 3,1 triệu đồng/lượng. Mức chênh này gấp hai, thậm chí gấp ba lần so với các năm trước đó. Điều này cho thấy, việc quản lý và độc quyền vàng miếng đã không còn phù hợp, cần sớm có những tháo gỡ để thị trường vàng phát triển an toàn, bền vững.

Để ổn định thị trường vàng, phải dẹp bỏ sự độc quyền của SJC

Lê Thanh Phong |

Độc quyền vàng miếng, đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bất ổn định của thị trường vàng. Đã có nhiều ý kiến đề xuất xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, và để thực hiện được việc này thì phải sửa đổi Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thị trường vàng

AN CHÂU |

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 06 về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.