Nghịch lý ngành chăn nuôi: Giảm giá thành để hội nhập CPTPP - làm gì để cứu nông dân?

Phong Nguyễn |

Đó là câu hỏi làm đau đầu các nhà quản lý và ngành chăn nuôi, khi thực tế hiện nay, với mức giá 32-35 nghìn đồng/kg, người chăn nuôi trong nước đang bị thua lỗ.

Vậy, nếu giảm giá thành dưới 30 nghìn đồng/kg để ngang bằng giá thành chăn nuôi của các nước, người chăn nuôi heo sẽ thua lỗ trầm trọng hơn nữa. Hàng loạt trang trại sẽ tiếp tục bị xuống vực.

Sức ép giảm giá khi người nuôi vẫn chưa có lãi

Theo Bộ NNPTNT, mặc dù hiện nay tổng đàn gia súc, gia cầm đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhưng thực tế sâu xa tiềm ẩn là, sau “cơn bão giảm giá”, xuất hiện nhiều DN “hụt hơi” thiếu vốn, nhất là DN nội địa. Một số DN hoạt động cầm chừng kiểu “lỗ cũng phải làm” để chờ cơ hội giá lên, vì đã đầu tư vào chuồng trại với quy mô lớn, nếu “đóng chuồng” thì hệ thống chuồng trại sẽ nhanh chóng mục nát, xuống cấp, đồng nghĩa với phá sản cùng khối nợ ngân hàng khổng lồ. Lý giải về thông tin một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã bị giá lợn giảm sâu “đánh sập tiệm” thậm chí bị lợn “ăn cả sổ đỏ”, một số chuyên gia cho rằng, đợt khủng hoảng cũng đã có mặt tích cực là góp phần xóa bỏ bớt những trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu bài bản, các trang trại vẫn phát triển nên không ảnh hưởng đến tổng đàn.

Theo ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), mặc dù vừa qua Tết Nguyên đán 2018 nhưng số lượng gia súc, gia cầm biến động không lớn so với cuối năm 2017.

Chuyên gia kinh tế - TS Ngô Trí Long bày tỏ lo ngại khi Hiệp định CPTPP đi vào thực tiễn, ngành chăn nuôi sẽ phải chịu nhiều “tổn thương” nhất. Nông sản, thực phẩm của Canada, Nhật Bản, Australia... với thuế suất bằng 0 có giá cạnh tranh hơn sẽ ồ ạt tràn vào thị trường nước ta, “đe dọa” nông sản, thực phẩm nội địa. Mặc dù hiện nay các DN chăn nuôi trong nước không ngừng cải tiến về giống, giảm giá thành sản phẩm nhưng rất khó có thể cạnh tranh khi giá thành chăn nuôi lợn của các nước chỉ dưới 30 nghìn đồng/kg, trong khi giá thành chăn nuôi lợn của ta lên tới 32-35 nghìn đồng/kg, có thời điểm lên tới 36-37 nghìn đồng/kg. “Với giá thành như thế, chúng ta khó lòng cạnh tranh với thịt lợn ngoại nhập giá rẻ hơn, quy trình giết mổ lại bài bản, an toàn hơn. Nếu không cơ cấu lại để giảm giá thành, chắc chắn ngành chăn nuôi sẽ bị thua trên thị trường nội địa chứ đừng mong đến XK” - một chuyên gia trong ngành chăn nuôi cho biết. Như vậy, nếu không cơ cấu lại, các DN sẽ rơi vào tay những ông chủ ngoại nhiều tiền, dày kinh nghiệm.

Làm gì để cứu ngành chăn nuôi?

Theo Cục Chăn nuôi, hiện tại ngành hàng thịt lợn đang có nhiều DN lớn như Massan, Dabaco, CP, trong đó CP được coi như DN hàng đầu với quy trình chăn nuôi, giết mổ bài bản nhất. Tuy nhiên, để cạnh tranh với các DN ngoại, các DN nội cần tiếp tục cơ cấu lại để giảm giá thành. Ông Hoàng Thanh Vân cho rằng, Việt Nam có nhiều sản phẩm “đặc sản” có thể XK sang các nước như: Lợn móng cái, gà ri, gà H’mông... Đặc biệt, Việt Nam cần sớm nghiên cứu thay đổi thể chế, bởi khi 11 nước thành viên CPTPP đã ngồi chung với nhau rồi thì phải thực hiện theo chính sách, quy định chung. Những quy định trái với Hiệp định chung chính là “rào cản” cần phải điều chỉnh. Khi XK các sản phẩm chăn nuôi, cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nước NK.

Bên cạnh đó, về mặt đầu tư, Việt Nam cần phát huy lợi thế, vì thị trường Việt Nam đang tương đối hấp dẫn trong khối CPTPP bởi kinh tế Việt Nam đang phát triển, xu thế cách thức tiêu dùng của người dân đang thay đổi, dư địa đầu tư rất lớn... “Hiện có nhiều DN trong và ngoài nước đang muốn đầu tư vào lĩnh vực này, kể cả về giống và gen” - ông Hoàng Thanh Vân nhấn mạnh.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.