Mục tiêu sức khỏe toàn dân có đạt được nếu áp thuế nước ngọt?

Hà Anh |

Bộ Tài chính vừa hoàn thành dự thảo lần 2 Luật sửa đổi các Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thu nhập cá nhân (TNCN) và xuất khẩu, nhập khẩu và giữ nguyên quan điểm: Bổ sung thu thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt.

Tuy nhiên, việc áp thuế nước ngọt như rượu, bia, thuốc lá liệu có bảo đảm tính công bằng, bình đẳng là câu hỏi được đặt ra trước khi luật thuế mới dự kiến có hiệu lực từ năm 2019.

Nước ngọt sẽ chịu thuế như rượu, bia, thuốc lá

Sau khi dự thảo lần 1, Luật sửa đổi các luật thuế GTGT, TTĐB, TNDN, TNCN và xuất khẩu, nhập khẩu được Bộ Tài chính gửi đi lấy ý kiến các bộ ngành, trong đó có đề xuất áp thuế TTĐB với nước ngọt, nhiều ý kiến không đồng tình đã được phản hồi tới Bộ Tài chính. Tuy nhiên, tại dự thảo lần 2, Bộ Tài chính vẫn kiên định giữ quan điểm: “Bổ sung nước ngọt có đường, trừ sữa vào đối tượng chịu thuế TTĐB”. Nếu dự luật thuế này được thông qua, người tiêu dùng sẽ phải trả thuế tương ứng với 22% giá trị của mỗi sản phẩm nước ngọt (bao gồm 12% thuế GTGT và 10% thuế TTĐB). Mức thuế này được đề xuất áp dụng từ năm 2019. Theo quan điểm của Bộ Tài chính, “đây là nguồn lực quan trọng để thực hiện các mục tiêu về phát triển KTXH, trong đó có nhiệm vụ về chăm sóc sức khỏe cho người dân”.

Đánh thuế nước ngọt, còn nhiều băn khoăn

Tại tọa đàm “Xu hướng điều chỉnh chính sách thuế hiện nay trên thế giới - Một số hàm ý cho Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội, ông Wayne Barford - cố vấn cao cấp, Trung tâm Đầu tư và thuế quốc tế (ITIC) - cho biết: “Nghiên cứu về việc áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát ở 157 quốc gia cho thấy, đây không phải là xu hướng phổ biến. Trên thế giới, chỉ có 40 quốc gia áp dụng thuế này và tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chỉ có 4 quốc gia (Thái Lan, Lào, Campuchia, Brunei) chiếm khoảng 2,2% dân số khu vực. Ngay cả những nước phát triển đang đối mặt với tỷ lệ người béo phì tăng nhanh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Úc, New Zealand, Canada,... cũng không áp thuế TTĐB đối với nước ngọt. Các quốc gia này cho rằng, áp thuế đối với nước ngọt không phải là giải pháp để giảm hay ngăn chặn các căn bệnh này, trong khi có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không đáng có đối với ngành công nghiệp nước giải khát và kinh tế địa phương.

Hàn Quốc và Canada lựa chọn sử dụng những biện pháp quy định về nhãn mác của các sản phẩm thức ăn và đồ uống. Các hoạt động đào tạo và những nỗ lực nhằm kêu gọi các nhà sản xuất giảm lượng đường trong sản phẩm, đặc biệt trong các sản phẩm dành cho trẻ em.

Mặc dù đang phải đối mặt với tỷ lệ thừa cân, béo phì và tiểu đường tăng nhanh, Chính phủ Úc “vẫn tiếp tục kiên quyết phản đối áp dụng bất kỳ khoản thuế đối với đồ uống có đường hoặc các thực phẩm không lành mạnh khác”. Trợ lý Bộ trưởng Y tế Úc cho biết, áp thuế TTĐB đối với nước ngọt là vấn đề thuộc “phạm trù đạo đức” và “can thiệp sâu vào đời sống người dân”. Ông tranh luận: “Điều quan trọng đối với tất cả những người đề xuất áp thuế đối với đường, chất béo, bất cứ loại thuế nào, sẽ chỉ làm cho dân chúng tức giận mà sẽ không làm thay đổi thói quen ăn uống của họ. Đây là sự sống còn hàng ngày, là vấn đề lựa chọn cá nhân vượt trên các vấn đề kinh tế”.

Chính phủ New Zealand đã bác bỏ sự cần thiết phải áp thuế TTĐB đối với nước ngọt và cho rằng, họ không có kế hoạch bổ sung bất kỳ chính sách thuế TTĐB nào trong tương lai. Một số nước như Đan Mạch và Indonesia là những nước đã từng áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt trong một thời gian dài nhưng đều đã phải bãi bỏ loạt thuế này do không hiệu quả, nhất là trong việc ngăn ngừa các căn bệnh béo phì và tiểu đường. Thái Lan và Brunei là 2 quốc gia đã áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt trong nhiều năm, nhưng tỷ lệ người bị bệnh béo phì và tiểu đường vẫn liên tục tăng.

Khá nhiều quốc gia có quan điểm cho rằng, thay vì áp dụng chính sách thuế TTĐB với nước ngọt, họ áp dụng các chính sách nhằm giảm lượng đường và chất béo trong thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn, ban hành các quy định về dán nhãn ghi rõ thành phần dinh dưỡng và khuyến cáo đối với các sản phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao, thực hiện các chiến dịch tuyên truyền về dinh dưỡng, về chế độ ăn uống lành mạnh, thói quen vận động và rèn luyện thể lực.

Hiện nay, Bộ Tài chính cũng chưa có đánh giá cụ thể hơn về việc, liệu việc áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt có thể giúp làm giảm hoặc làm chậm tốc độ tăng tỷ lệ béo phì ở Việt Nam hay không và nếu giảm thì mức độ là bao nhiêu. Đây là yếu tố quan trọng để cân nhắc về hiệu quả của chính sách thuế này.Hà Anh

VBA kiến nghị không áp thuế TTĐB với nước ngọt

Hiệp hội Bia- Rượu- NGK Việt Nam (VBA) kiến nghị: Không áp thuế TTĐB đối với các sản phẩm nước ngọt khi chưa có những cơ sở biện chứng rõ ràng về tính hiệu quả của chính sách thuế này trong việc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng; Thúc đẩy truyền thông và giáo dục sức khỏe; Thực hiện dán mã màu mã hóa trên bao bì thực phẩm đối với những thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng chất béo, đường và muối cao để người tiêu dùng nhận biết được hàm lượng các chất này. Trong trường hợp áp dụng các chính sách thuế vì lý do bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, thì cân nhắc việc áp dụng thuế TTĐB đối với toàn bộ thực phẩm có chứa chất béo, đường và muối ở mức vượt ngưỡng có thể gây nguy cơ đối với sức khoẻ người tiêu dùng (như mở rộng danh mục thực phẩm theo CODEX)…

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.