Hạ dự báo tốc độ lạm phát chung cả năm dưới 3,5%

Linh Linh |

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa hạ dự báo tốc độ lạm phát chung cho cả năm 2017 (so với các dự báo đầu năm) xuống mức thấp hơn 3,5%. Lý do điều chỉnh chủ yếu đến từ cuộc khủng hoảng thừa thịt lợn diễn ra trong nửa đầu năm, khiến giá thịt lợn và thực phẩm giảm mạnh. Dù tăng trưởng quý I không đạt như kỳ vọng song các chuyên gia cho rằng, điểm sáng của kinh tế VN vẫn là hoạt động của khu vực doanh nghiệp (DN), đặc biệt khối DN chế biến chế tạo.

Hạ dự báo tốc độ lạm phát chung

VEPR vừa công bố báo cáo kinh tế thường niên năm 2017. Đáng chú ý Chương 8 của báo cáo này do TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR chủ biên đã đề cập đến viễn cảnh kinh tế VN 2017 với hai kịch bản khác nhau. Cụ thể, nếu tăng trưởng theo trạng thái “tự nhiên” của nền kinh tế, GDP dự báo đạt mức 6,37%. Kịch bản thứ hai, giả định mức tăng trưởng đạt chỉ tiêu 6,7% Chính phủ đề ra.

Trong kịch bản thứ nhất, tăng trưởng không bị gò ép nhiều, lạm phát cả năm có thể chỉ ở mức 2,35%. Đối với kịch bản hai, khi Chính phủ sử dụng nhiều biện pháp để kích thích kinh tế, mở rộng sản lượng, lạm phát có thể cao hơn một chút, nhưng cũng chỉ dừng ở mức 3,2%. Các chuyên gia cho rằng, phương thức để đạt mức tăng trưởng 6,7% thực chất là đi ngược lại với tinh thần “kiến tạo”. “Chúng tôi cho rằng truy đuổi tốc độ tăng trưởng cao trong ngắn hạn có thể phải đánh đổi cơ hội phục hồi tăng trưởng bền vững trong trung hạn” - TS Thành nêu rõ.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần xem xét lại các nguồn lực cho tăng trưởng vì bối cảnh hội nhập đang thay đổi. Các tư duy ngắn hạn, mang tính đối phó với sự suy giảm tăng trưởng như nỗ lực tăng thêm vốn, đẩy nhanh giải ngân các công trình công, hoặc tăng sản lượng khai thác dầu thô… có thể không mang lại kết quả mong muốn.

VEPR khuyến nghị, Chính phủ cần tập trung vào nâng cấp hệ thống giáo dục và dạy nghề để nâng cao chất lượng lao động; cải cách thể chế và hành chính nhằm nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh; tiếp tục cải cách DNNN để lành mạnh hóa nền kinh tế thị trường. Chính phủ cần tiếp tục ưu tiên cao nhất cho việc cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cởi trói cho DN. Điều này cũng không nằm ngoài mục tiêu dài hạn hơn là xây dựng một Chính phủ kiến tạo.

Điểm sáng là khối DN chế biến chế tạo

Mặc dù bước sang năm 2017, đặc biệt là trong Quý I, nền kinh tế chứng kiến mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, các chuyên gia VEPR nhận định, điểm sáng của kinh tế VN trong thời gian gần đây là hoạt động của khu vực DN, đặc biệt khối DN chế biến chế tạo.

DN đang có điều kiện phát triển thuận lợi khi Chính phủ mới bộc lộ rõ mối quan tâm trong cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh. Những nỗ lực của Chính phủ được kỳ vọng là sẽ giúp giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết cũng như hỗ trợ và phát triển DN, đặc biệt là khối DN tư nhân. Tuy nhiên, VEPR cho rằng, thực tế cho thấy cần có thời gian để đạt được sự phối hợp và nhất trí giữa các cơ quan thực thi quyết tâm này. “Nhiều dự thảo văn bản pháp quy mới mong muốn có tinh thần “cởi trói”, nhưng vô hình chung lại có khuynh hướng trao nhiều quyền lực cho cấp Bộ hơn, và do đó tạo ra nhiều giấy phép con hơn. Đây là một nghịch lý mà Chính phủ cần sát sao lưu ý trong quá trình cải cách hành chính” - báo cáo chỉ rõ.

Mặt khác, VEPR cho rằng, cơ cấu thu ngân sách đang dần dịch chuyển do một số nguồn suy giảm, trong đó có các khoản lợi tức từ các DNNN. Về dài hạn, Chính phủ cũng như Bộ Tài chính cần giải quyết dứt điểm bài toán giữa những khoản thu ngắn hạn và lợi ích trong dài hạn. Các chuyên gia khuyến nghị, Nhà nước thoái vốn một cách quyết đoán khỏi các DNNN lớn, đặc biệt tại một số NHTMNN. Việc này có thể giúp bổ sung nguồn NSNN, đồng thời tạo điều kiện cho các NHTM này vẫn có đủ nguồn vốn để mở rộng hoạt động.

 

Linh Linh
TIN LIÊN QUAN

Lạm phát thấp, kịch bản nào cho tăng trưởng tín dụng?

H.M |

Lạm phát thấp có tạo điều kiện để NHNN tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ?

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lạm phát thấp, kịch bản nào cho tăng trưởng tín dụng?

H.M |

Lạm phát thấp có tạo điều kiện để NHNN tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ?