Áp dụng kinh nghiệm quốc tế, phù hợp trong quản lý thuốc lá mới

Mai An |

Năm 2021-2022, kết quả điều tra sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên (GYTS 2022) cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở nhóm tuổi 13 - 15 tuổi là 3,5% (nam là 4,3%, nữ là 2,8%).

Trào lưu sử dụng thuốc lá mới ở Việt Nam

Theo kết quả điều tra sức khỏe học đường của Bộ Y tế, năm 2019, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở nhóm tuổi 13 - 17 tuổi nói chung là 2,6%, và ở học sinh thành thị là 3,4%.

Đặc biệt, tại các thành phố lớn, có thể do khả năng chi trả cao hơn và thuốc lá điện tử sẵn có hơn, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở học sinh hiện rất đáng quan ngại.

Theo nghiên cứu về các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe học sinh THCS và THPT tại Hà Nội do Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành năm 2020, tỷ lệ hiện đang sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh lớp 8-12 là 8,35% (nữ là 4,8%, nam là 12,39%), ở học sinh lớp 10 - 12 là 12,6%. Tỷ lệ phụ nữ hút thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cũng tăng cao hơn so với hút thuốc lá điếu thông thường với 8% trẻ em gái và phụ nữ hút thuốc lá điện tử.

Câu hỏi đặt ra là nên cấm hoàn toàn hay quản lý thuốc lá mới như thuốc lá truyền thống?

Kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế

Tại Việt Nam, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá được Quốc hội ban hành năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ tháng 5.2013. Để bảo vệ thanh thiếu niên khỏi thuốc lá truyền thống, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá cấm bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi”. Từ đó đến nay, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tuy vậy, đến nay, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 15 quốc gia có tỷ lệ nam giới số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Trong khu vực các nước ASEAN, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3, có số người hút thuốc lá cao nhất, sau Indonesia và Philippines.

Theo ThS.BS Nguyễn Thị An, Giám đốc Tổ chức HealthBridge, thuốc lá hiện nay rất dễ mua, dễ tiếp cận. Trong một điều tra tổng hợp về việc sử dụng thuốc lá của thanh thiếu niên, đã có đến 87,4% các em nói rằng, bản thân rất dễ mua và tiếp cận với thuốc lá. Chúng ta không khó nhìn thấy thuốc lá được bày bán mọi nơi, mọi lúc, ngang tầm mắt của trẻ em ở các cửa hàng bán lẻ. Gần đây, trẻ còn dễ dàng tiếp cận và mua các sản phẩm thuốc lá từ mạng xã hội.

Hiện có ít nhất 42 quốc gia/vùng lãnh thổ đã cấm mọi hình thức mua bán, sản xuất, nhập khẩu thuốc lá điện tử như Argentina, Brunei, Ấn Độ, Mexico,... Với thuốc lá nung nóng, có ít nhất 16 quốc gia đã cấm sản phẩm này theo quy định hiện hành, trong đó có Brazil, Hàn Quốc, Ấn Độ… và 5 quốc gia trong khu vực ASEAN là Thái Lan, Brunei, Singapore, Campuchia, Lào.

Nguyên nhân cho xu hướng nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn cấm thuốc lá mới nằm ở hiệu quả đã được chứng minh của chính sách này.

Theo nghiên cứu về sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ ở 75 quốc gia, các nước cho phép sản phẩm này lưu hành trên thị trường thì tỷ lệ người hút thuốc lá điện tử gia tăng, trong khi đó, các nước lựa chọn cấm hoàn toàn (chính sách quản lý ở cấp độ cao và chặt chẽ nhất) thì tỷ lệ hút thuốc lá điện tử thấp hơn nhiều.

Điển hình là Thái Lan đã cấm nhập khẩu và buôn bán thuốc lá điện tử từ năm 2015 để bảo vệ thanh thiếu niên khỏi thuốc lá điện tử và nghiện nicotine. Nghiên cứu về sử dụng thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên Thái Lan chỉ ra rằng, tỷ lệ người trẻ đang sử dụng thuốc lá điện tử ở nước này duy trì ở mức thấp là kết quả của chính sách cấm.

Trong khi đó, ngay cả ở các đất nước phát triển, việc quản lý thuốc lá mới vẫn là thách thức vì sự đa dạng quá mức của sản phẩm. Các sản phẩm biến đổi từng ngày với mẫu mã bắt mắt, thời thượng để thu hút giới trẻ. Thời gian ban hành luật, chính sách mới có thể mất đến nhiều năm nên không thể đuổi kịp tốc độ phát triển của các sản phẩm thuốc lá mới.

Tại Hoa Kỳ, nơi thuốc lá điện tử được hợp pháp, giai đoạn 2017-2019, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử tăng vọt từ 11,7% lên 27,5% ở học sinh THPT, và từ 3,3% lên 10,5% ở học sinh THPT. Tại Vương quốc Anh, sử dụng thuốc lá điện tử ở trẻ em gái 15 tuổi đã tăng từ 10% vào năm 2018 lên 21% vào năm 2021, trong khi ở New Zealand, 27% thanh niên sử dụng thuốc lá điện tử.

Người trẻ ngày càng có nhiều cơ hội tiếp xúc và sử dụng các sản phẩm này; việc quản lý khi mà năng lực quản lý chưa tốt thì rất có thể việc ban hành quy định thuốc lá mới như thuốc lá truyền thống sẽ tác động tới tỷ lệ khiến cho tỉ lệ sử dụng thuốc lá mới, đặc biệt là trong giới trẻ.

Từ kinh nghiệm quốc tế và đánh giá điều kiện thực tiễn trong nước, Việt Nam không nên cho phép thí điểm nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm thuốc lá mới để bảo vệ thế hệ trẻ và đảm bảo hiệu quả của công tác Phòng chống tác hại thuốc lá.

Mai An
TIN LIÊN QUAN

Còn nhiều lỗ hổng trong quản lý thuốc lá điện tử

TRÍ MINH |

Thuốc lá điện tử được buôn bán tràn lan trên các nền tảng mạng và ngụy trang ngày càng tinh vi hơn. Thực trạng này cho thấy cần sớm có chế tài quản lý chặt chẽ đối với thuốc lá điện tử.

Tập huấn, tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá cho cán bộ công đoàn

NGUYÊN ANH |

Ngày 28.10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Kiên Giang tổ chức tập huấn, hướng dẫn xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc và tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá cho cán bộ công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện An Minh.

Tọa đàm Dựng hàng rào pháp lý ngăn chặn giới trẻ tiếp cận thuốc lá mới

Ngoan Nguyễn |

Vừa qua, Tọa đàm “Dựng hàng rào pháp lý ngăn chặn giới trẻ tiếp cận thuốc lá mới” do Báo VietnamPlus, TTXVN tổ chức đã diễn ra tại TP Hà Nội.

Thanh khoản cải thiện, chứng khoán tiếp đà hồi phục

Gia Miêu |

Thanh khoản thị trường chứng khoán gia tăng cho thấy, lực cầu áp đảo lan tỏa đến hầu hết nhóm ngành, đưa thị trường vào trạng thái tích cực hơn.

HLV Vũ Ngọc Lợi điểm tên người thay thế Nguyễn Thị Huyền ở tuyển điền kinh

NHÓM PV |

Sau khi vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Huyền giải nghệ, câu hỏi được đặt ra, liệu ai sẽ đủ sức thay thế chân chạy người Nam Định? Góc nhìn thể thao số 135 trò chuyện với ông Vũ Ngọc Lợi – người đã huấn luyện Nguyễn Thị Huyền suốt 15 năm qua, đồng thời là thành viên của ban huấn luyện đội tuyển điền kinh Việt Nam để tìm câu trả lời.

Phương án thi 4 môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT giúp giảm áp lực

Thanh Hằng |

Số môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang là chủ đề được giáo viên, học sinh và chuyên gia trên cả nước tranh luận sôi nổi bởi mỗi phương án đều có ưu, nhược điểm riêng. Hiện nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ phương án 2+2 - tức thí sinh thi 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn lựa chọn.

Gian nan chống buôn lậu ở các tuyến biên giới phía Bắc

Tân Văn |

Theo thống kê của lực lượng chức năng, 9 tháng đầu năm 2023, tình trạng vận chuyển trái phép mặt hàng con giống gia cầm có chiều hướng gia tăng. Đây là nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh...

Lý do tiếng Anh nên là môn lựa chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Thanh Hằng |

Trong thời gian chờ đợi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2025, phương án 2+2 (thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn lựa chọn) nhận được sự ủng hộ của đa số học sinh và giáo viên.

Còn nhiều lỗ hổng trong quản lý thuốc lá điện tử

TRÍ MINH |

Thuốc lá điện tử được buôn bán tràn lan trên các nền tảng mạng và ngụy trang ngày càng tinh vi hơn. Thực trạng này cho thấy cần sớm có chế tài quản lý chặt chẽ đối với thuốc lá điện tử.

Tập huấn, tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá cho cán bộ công đoàn

NGUYÊN ANH |

Ngày 28.10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Kiên Giang tổ chức tập huấn, hướng dẫn xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc và tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá cho cán bộ công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện An Minh.

Tọa đàm Dựng hàng rào pháp lý ngăn chặn giới trẻ tiếp cận thuốc lá mới

Ngoan Nguyễn |

Vừa qua, Tọa đàm “Dựng hàng rào pháp lý ngăn chặn giới trẻ tiếp cận thuốc lá mới” do Báo VietnamPlus, TTXVN tổ chức đã diễn ra tại TP Hà Nội.