6 tháng cuối năm, giá cả thị trường sẽ biến động ra sao?

K.L |

Sáng 30.6, tại hội thảo “Diễn biến giá cả, thị trường ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2017”, các chuyên gia cho rằng, xu hướng CPI các tháng giảm dần từ đầu năm tới tháng 6 đã tạo sự khác biệt so với các năm trước. Dự báo chỉ số giá tiêu dùng sẽ không có biến động lớn, khả năng cả năm CPI sẽ tăng khoảng 2,5 – 3% so với tháng 12 năm 2016, CPI bình quân dự kiến đạt mức Quốc hội giao là dưới 4%.

Theo ông Nguyễn Lộc An – Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), 6 tháng cuối năm 2017, thị trường hàng hóa trong nước có các yếu tố thuận lợi như sản xuất nông nghiệp vẫn tương đối thuận lợi, nguồn cung dồi dào, giá khó có biến động tăng nhiều kể cả dịp lễ, Tết; các địa phương tiếp tục triển khai Chương trình bình ổn thị trường dịp cuối năm.

Ngoài ra, các yếu tố làm tăng CPI như: lương cơ bản của các đối tượng hưởng lương ngân sách tiếp tục được điều chỉnh tăng từ 1.7.2017; một số hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý giá tiếp tục điều chỉnh theo lộ trình như phí y tế, giáo dục, giá điện sinh hoạt, giá nước… Ngoài ra, giá xăng dầu diễn biến phụ thuộc vào giá thế giới hiện đang chịu tác động lớn của các vấn đề chính trị, chính sách điều hành nền kinh tế của các nước lớn… “Nhìn chung, thị trường hàng hóa 6 tháng cuối năm sẽ khó có biến động lớn, CPI bình quân tiếp tục xu hướng giảm và kể cả có sự điều chỉnh của giá các hàng hóa, dịch vụ nhà nước quản lý. CPI bình quân dự kiến đạt mức Quốc hội giao là dưới 4%” – ông An khẳng định.

Đồng quan điểm, TS.Nguyễn Ngọc Tuyến – Học viện Tài chính cho rằng, vấn đề khó dự báo nhất là tác động của thị trường thế giới tới Việt Nam. Những tháng tới, dự báo chỉ số giá tiêu dùng sẽ không có biến động lớn, khả năng cả năm sẽ tăng khoảng 3%. PGS.TS Ngô Văn Hiền – Học viện Tài chính cũng chung dự báo lạm phát không có biến động lớn do giá cả nhiều mặt hàng ổn định, dự báo lạm phát năm 2017 khoảng 2,5%. Giá điện nếu chưa tăng, giá xăng dầu giảm nhẹ và giá thực phẩm có thể tăng nhẹ. Tiêu dùng có thể tăng lên vào những tháng cuối năm do tốc độ giảm phát và tín dụng tiêu dùng tăng nhẹ.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Ngô Trí Long, có nhiều yếu tố đang gây bất lợi cho CPI. Cụ thể, giá thịt lợn vẫn đang ở vùng giá thấp nhất. Với mức giá thịt lợn hơi dao động quanh mức 30.000 – 35.000 đồng/kg thì người chăn nuôi sẽ bị lỗ và sẽ không có hiện tượng tái đàn. Điều này dẫn tới nguồn cung trong thời gian tới sẽ giảm nhiều, do đó xu hướng tăng giá trở lại sẽ là tất yếu.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới sẽ tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế đối với những người không tham gia bảo hiểm y tế. Đợt điều chỉnh đầu tiên đã diễn ra từ ngày 1.6.2017 áp dụng cho các dịch vụ tại các bệnh viện công hạng đặc biệt và dự kiến tiếp tục có khoảng 3-4 đợt điều chỉnh tại các bệnh viện công khác trong thời gian tới…

Do đó, ông Long cho rằng, lạm phát trong những tháng tiếp theo rất khó có thể hạ dưới mức chỉ số tăng giá tiêu dùng bình quân 4% khi nhu cầu về tiêu dùng tăng trở lại, giá cả hàng hóa cơ bản trên thế giới tiếp tục hồi phục và các dịch vụ công vẫn còn cần điều chỉnh theo kế hoạch đặt ra. “Để chỉ số CPI tăng bình quân từ mức 4,47% xuống còn 4% vào cuối năm đòi hỏi CPI phải được kiểm soát ở mức thấp trong thời gian tới” – ông Long nhận định.

Phía Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, các Bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục chủ động và phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, điều hành giá để giảm nhẹ các rủi ro của áp lực tăng giá, bên cạnh đó, khai thác triệt để các yếu tố giảm giá hàng hóa dịch vụ theo yếu tố thị trường để kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm 2017 ở mức dưới 4%, từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ cho tăng trưởng, đồng thời đạt mục tiêu điều chỉnh giá một số dịch vụ công theo lộ trình thị trường.

K.L
TIN LIÊN QUAN

Sabalenka đăng quang đơn nữ Australian Open 2023

TAM NGUYÊN |

Chức vô địch Australian Open 2023 là danh hiệu Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp của Aryna Sabalenka.

Độc đáo nghi lễ Tế nữ quan trong ngày khai hội Đền Mẫu Âu Cơ

Tô Công |

Sáng 28.1 (mùng 7 tháng Giêng), tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ dâng hương theo nghi thức truyền thống, tưởng nhớ và tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ, tại đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa).

Tết trên bản Lô Lô Chải dưới chân cột cờ Lũng Cú

Kim Anh - Trần Vương |

Khi rừng già đã trút lá, những chồi non điểm xuyết bởi sắc hồng của hoa đào, sắc tím hoa tam giác mạch dưới chân cột cờ Lũng Cú, đồng bào Lô Lô ở bản Lô Lô Chải (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) lại rộn ràng cùng nhau đón Tết. Tết ở bản nay đã khác, khang trang và đầm ấm hơn.

Dòng người từ Miền Tây về TPHCM, ùn ứ tại cầu Rạch Miễu và cầu Mỹ Thuận

Thành Nhân |

Trưa ngày 28.1 (mùng 7 Tết), lưu lượng phương tiện từ các tỉnh miền Tây về TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý mão 2023 bắt đầu gia tăng. Tại cầu Rạch Miễu và cầu Mỹ Thuận đã xảy ra ùn ứ giao thông cục bộ.

Nông dân mặc áo hoàng bào đi cày ở Đọi Sơn

Hải Nguyễn |

Hà Nam - Sau khi làm lễ nhập linh khí vua Lê Đại Hành, cụ cao niên ở Đọi Sơn khoác long bào, đeo mặt nạ đi cày tại lễ hội tịch điền lần thứ 14.

Cafe chiều thứ 7: Kinh doanh, trục lợi tâm linh tại các lễ hội

Nhóm PV |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" của báo Lao Động, PGS.TS Đinh Hồng Hải đã có những trao đổi xung quanh hiện trạng kinh doanh tâm linh, mua thần bán thánh ở các lễ hội hiện nay.

Cách giúp học sinh hào hứng đi học lại sau Tết Nguyên đán 2023

Tường Vân |

Không còn tâm lí chán nản, mệt mỏi hay sợ hãi, nhiều học sinh tỏ ra hào hứng trong ngày đầu đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Những lễ hội đầu Xuân Quý Mão 2023 đang thu hút đông đảo du khách

Hải Minh |

Vào dịp đầu Xuân năm mới, nhiều lễ hội diễn ra trên cả nước thu hút đông đảo du khách và người dân đến dự.