Xác định thủ phạm thực sự của bão bụi nghiêm trọng ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Trong nghiên cứu mới, một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc nhận thấy, tốc độ gió ngày càng tăng - chứ không phải sự suy thoái thảm thực vật ở Mông Cổ - là thủ phạm chính dẫn tới bão bụi mạnh ở Trung Quốc.

Mùa xuân năm 2023, miền bắc Trung Quốc hứng chịu ít nhất 10 cơn bão bụi và bão cát, con số cao nhất trong vòng 1 thập kỷ.

Thời điểm đó, Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc nhận định, những cơn bão cát nghiêm trọng bắt nguồn từ Mông Cổ.

Một quan chức của Bộ cho biết, lượng mưa ở Mông Cổ giảm không có lợi cho sự phát triển của thảm thực vật. Thêm vào đó, nhiệt độ cao hơn làm tuyết tan, làm lộ ra những vùng cát rộng lớn. Sau đó, gió mạnh thổi cát đi qua biên giới.

Để giải quyết vấn đề, một phái đoàn quan chức Mông Cổ đã đến thăm Trung Quốc trong 6 ngày vào đầu tháng 5.2023 theo lời mời của Cục Quản lý Lâm nghiệp và Đồng cỏ Quốc gia Trung Quốc. Một nhóm làm việc chung đã được lập ra, hướng tới thành lập Trung tâm hợp tác Trung Quốc - Mông Cổ về chống sa mạc hóa ở Mông Cổ.

Tuy nhiên, SCMP cho hay, hiện tại, một số nhà khoa học Trung Quốc cho rằng, có thể có một yếu tố lớn hơn đang diễn ra.

Zeng Zhenzhong - Phó giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ phía Nam ở Thâm Quyến - và cộng sự cho rằng, mối tương quan giữa số ngày chịu cát bụi ở Trung Quốc với lượng mưa và thảm thực vật ở Mông Cổ ít hơn đáng kể so với tương quan giữa số ngày cát bụi và tốc độ gió.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên Bản tin Khoa học - tạp chí học thuật do Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) và Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc đồng xuất bản.

Bằng chứng ủng hộ nhận định này của các nhà khoa học Trung Quốc là chỉ số NDVI (Normalized Difference Vegetation Index) biểu thị cho độ che phủ và sức sống của thực vật, ở mức bình thường vào mùa xuân năm ngoái.

Phân tích của các nhà khoa học cho rằng, bão cát trên mức trung bình ở miền bắc Trung Quốc vào năm ngoái có thể là do gió mạnh gây ra.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh tốc độ gió trung bình trong mùa đầu tiên của năm 2022 và 2023, sử dụng dữ liệu từ các trạm quan trắc ở các thành phố phía bắc Trung Quốc. Điều này cho thấy tốc độ gió của năm 2023 “cao hơn đáng kể” so với năm trước.

Tốc độ gió trung bình ở miền bắc Trung Quốc có xu hướng giảm từ năm 1973 đến năm 2012. Trong cùng khoảng thời gian, số ngày khói bụi cũng giảm theo từng năm.

Kể từ năm 2013, cả tốc độ gió và số ngày khói bụi đều tăng. “Do đó, nếu tốc độ gió tiếp tục tăng, các sự kiện bụi và cát có thể xảy ra thường xuyên hơn ở miền bắc Trung Quốc” - các nhà nghiên cứu nêu trong báo cáo.

Bão cát là mối nguy hiểm khí tượng phổ biến ở các vùng khô hạn và bán khô hạn, có thể ảnh hưởng tới chất lượng không khí, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, môi trường và nông nghiệp.

Tại Trung Quốc, bão cát thường tấn công Bắc Kinh và các vùng lân cận trong mùa xuân. Trong các trận bão cát, gió mạnh hút một lượng lớn cát và bụi từ mặt đất vào khí quyển, đưa cát bụi đi xa hàng trăm hoặc hàng nghìn km.

Với hơn 1,7 triệu km2 sa mạc ở miền bắc Trung Quốc và hơn 300.000km2 sa mạc ở miền nam Mông Cổ, Trung Quốc là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận bão cát trên thế giới.

Mặc dù nghiên cứu mới tập trung vào tốc độ gió, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng nhấn mạnh không thể bỏ qua hoàn toàn ảnh hưởng của Mông Cổ với những cơn bão cát ngày càng mạnh ở Trung Quốc.

Một nhà nghiên cứu giấu tên tại Viện Vật lý Khí quyển CAS chia sẻ: “Môi trường tự nhiên của Mông Cổ có tác động, dù không chắc đó có phải là yếu tố chi phối hay không”.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Mộ cổ 1.700 năm của gia tộc ở Trung Quốc chứa đầy cổ vật quý

Thanh Hà |

Các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy 3 mộ cổ cao cấp tại địa điểm xây dựng một trạm bơm ở huyện Mạnh Tân, tỉnh Hà Nam.

Trung Quốc lần đầu phát cảnh báo cao thứ 2 về băng giá trong hơn 10 năm

Thanh Hà |

Trung Quốc lần đầu phát cảnh báo màu cam về thời tiết băng giá kể từ khi thiết lập hệ thống cảnh báo năm 2010.

Nga tiết lộ tình hình xây đường ống dẫn khí khổng lồ với Trung Quốc

Thanh Hà |

Nga và Trung Quốc đang tích cực đàm phán hợp đồng cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2).

Hàng chục "dân chơi" dương tính với ma tuý tại Bar Star 3 Club ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Ngày 6.2, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa phát hiện hàng chục “dân chơi” dương tính với ma tuý tại Bar Star 3 Club (quận Ba Đình, Hà Nội).

Có gì bên trong mỏ vàng ở Cao Bằng có giám đốc vừa bị khởi tố?

Tân Văn |

Cao Bằng - Mỏ vàng Thẩm Riềm sau một thời gian khai thác, diện tích lớn đồi núi, ruộng vườn nơi đây đã lâm cảnh xác xơ, tiêu điều.

Đức lo ngại NATO tan rã nếu ông Trump đắc cử

Song Minh |

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần đặt câu hỏi về tính hữu ích của NATO, khiến giới chức Đức lo ngại về sự tồn vong của tổ chức này nếu ông Trump đắc cử.

Lao động xa quê lỉnh kỉnh đồ đạc, vượt cả nghìn km về quê đón Tết

Hoài Luân |

Bình Định - Với không ít lao động xa quê, việc chọn xe máy là phương tiện để di chuyển về quê đón Tết có lẽ là phương án tối ưu nhất. Bởi họ không thể lựa chọn phương án nào khác, khi túi tiền chẳng mấy thong thả.

Xe ghép, xe hợp đồng lên ngôi, xe tuyến cố định "khóc ròng" vì ế khách

Khánh Linh |

Khác với cảnh nhộn nhịp, chen chúc hành khách về quê mỗi dịp Tết, năm nay, xe khách chạy tuyến cố định lại vắng vẻ, ảm đạm. Nhiều chủ xe "khóc ròng" vì có nguy cơ bù lỗ.

Mộ cổ 1.700 năm của gia tộc ở Trung Quốc chứa đầy cổ vật quý

Thanh Hà |

Các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy 3 mộ cổ cao cấp tại địa điểm xây dựng một trạm bơm ở huyện Mạnh Tân, tỉnh Hà Nam.

Trung Quốc lần đầu phát cảnh báo cao thứ 2 về băng giá trong hơn 10 năm

Thanh Hà |

Trung Quốc lần đầu phát cảnh báo màu cam về thời tiết băng giá kể từ khi thiết lập hệ thống cảnh báo năm 2010.

Nga tiết lộ tình hình xây đường ống dẫn khí khổng lồ với Trung Quốc

Thanh Hà |

Nga và Trung Quốc đang tích cực đàm phán hợp đồng cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2).