Ưu tiên hàng đầu ngăn chặn gia tăng lạm phát, giá năng lượng

Ngạc Ngư |

Theo IMF, các nền kinh tế trên thế giới cần dành ưu tiên hàng đầu cho việc ngăn chặn sự gia tăng của lạm phát, giá năng lượng và nguyên vật liệu.

Vào thời điểm sắp kết thúc năm 2022, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) là thể chế tài chính và tiền tệ đa phương đầu tiên trên thế giới đưa ra dự báo mới về tăng trưởng kinh tế thế giới, khu vực và các nền kinh tế cho năm 2022 và triển vọng cho năm 2023. Bức tranh chung được IMF phác họa thông qua các dữ liệu và đánh giá mang gam màu ảm đạm nhiều hơn là sáng sủa.

IMF dự báo tăng trưởng của kinh tế thế giới năm 2022 chỉ còn được 3,2% (năm 2021 là 6,0%) và dự báo cho năm 2023 là 2,7%. Như vậy, mức độ tăng trưởng này của kinh tế thế giới thấp nhất kể từ năm 2001 trở lại đây, không tính đến quãng thời gian xảy ra khủng hoảng tài chính.

Cho các nền kinh tế phát triển, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 là 2,4%, còn thấp hơn cả mức độ tăng trưởng chung cho kinh tế thế giới, (tăng trường kinh tế của các nền kinh tế này năm 2021 là 5,2%) và IMF dự báo trong năm 2023, các nền kinh tế phát triển chỉ đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế 1,1%, tức là vẫn thấp hơn mức độ dự báo chung cho kinh tế thế giới.

Dự báo của IMF cho các nền kinh tế đang trỗi dậy lại rất khác khi các con số liên quan cụ thể của IMF cho diện các nền kinh tế này về tăng trưởng kinh tế đều cao hơn so với các con số của IMF cho kinh tế thế giới nói chung: Tăng trưởng kinh tế năm 2021 là 6,6%, dự báo cho năm 2022 là 3,7% và năm 2023 cũng là 3,7%.

Trong đánh giá và dự báo của IMF, tình hình và triển vọng tăng trưởng kinh tế của Mỹ, Khu vực Euro và khu vực Mỹ Latinh, Caribe bi quan, trong khi cho các khu vực khác lại có thể lạc quan. IMF dự báo  kinh tế Mỹ tăng trưởng năm 2022 là 1,6% trong khi năm 2021 đạt 5,7% và dự báo năm 2023 thậm chí chỉ còn 1%; Khu vực đồng Euro dự báo tăng trưởng kinh tế 3,1% (năm 2021 đạt 5,2%) và năm 2023 giảm tiếp xuống còn 0,5%; khu vực Mỹ Latinh và Caribe giảm từ 6,9% năm 2021 xuống 3,5% năm 2022 và còn 1,7% năm 2023.

Cho khu vực Trung Đông và Trung Á, dự báo của IMF là 5,0% năm 2022 (tăng từ mức 4,5% năm 2021) nhưng trong năm 2023 sẽ giảm xuống còn 3,6%. Trong dự báo mới nhất này của IMF, chỉ có khu vực Tiểu vùng Sahara của Châu Phi và các nền kinh tế trỗi dậy và đang phát triển ở Châu Á dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 khả quan hơn so với năm 2022 cho dù năm 2022 đều bị giảm so với năm 2021: Cho khu vực Tiểu vùng Sahara của Châu Phi năm 2022 là 3,6% (năm 2021 đạt 4,7%) và năm 2023 là 3,7%; cho chung các nền kinh tế trỗi dậy và đang phát triển ở Châu Á là 4,4% năm 2022 (năm 2021 đạt 7,2%) và năm 2023 là 4,9%.

Nhìn vào dự báo này của IMF có thể thấy mức độ chênh lệch giữa các khu vực đều khá lớn và tình trạng tăng hoặc giảm đều không ổn định. Điều này báo hiệu những dự báo nói trên của IMF chắc rồi sẽ còn bị điều chỉnh hoặc thay đổi bởi tất cả các nhân tố tác động đều rất biến động.

Những nhân tố tác động chính ấy là tỷ lệ lạm phát cao, giá năng lượng và nguyên vật liệu cao, chi phí sinh hoạt của người dân gia tăng, hầu hết các khu vực đều bắt đầu hoặc tiếp tục thắt chặt chính sách tài chính và tiền tệ, tác động tiêu cực của cuộc chiến ở Ukraina giữa Nga và Ukraina cũng như của dịch bệnh.

IMF dự báo không khả quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế thế giới năm 2023 sắp tới vì cho rằng tác động tiêu cực của những nhân tố nói trên chưa thể được khắc phục cơ bản và ứng phó hiệu quả trong năm tới.

Theo IMF, các nền kinh tế trên thế giới cần dành ưu tiên hàng đầu cho việc ngăn chặn sự gia tăng của lạm phát, giá năng lượng và nguyên vật liệu cũng như chi phí sinh hoạt của người dân, đồng thời nhanh chóng giảm tỉ lệ lạm phát và các loại giá cả nói trên.

IMF khuyến nghị các nền kinh tế cần thực thi chính sách tài khoá và tiền tệ linh hoạt thích hợp để có được hiệu ứng đồng thời là vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa chống lạm phát và giảm các loại giá cả nói trên.

IMF đặc biệt đề cao việc các nền kinh tế chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực cũng như tăng cường hợp tác quốc tế để cùng nhau ứng phó biến động mới.

Ngạc Ngư
TIN LIÊN QUAN

Biểu tình lớn phản đối giá năng lượng tăng cao ở Châu Âu

Hải Anh |

Hàng chục nghìn người ở Czech đã tham gia biểu tình tại Praha để yêu cầu nhà nước hành động nhiều hơn trong xử lý vấn đề khủng hoảng năng lượng. 

Nền kinh tế lớn của EU hứng bão giá năng lượng khi trừng phạt Nga

Thanh Hà |

Giá năng lượng nhập khẩu ở Italia, một trong những nền kinh tế lớn của EU, đã tăng hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tây Ban Nha sắp hỗ trợ kinh tế khẩn vì giá năng lượng tăng đột biến

Thanh Hà |

Chính phủ Tây Ban Nha đang sẵn sàng một gói các biện pháp kinh tế khẩn cấp trị giá 6 tỉ euro (6,6 tỉ USD) viện trợ trực tiếp và giảm thuế và 10 tỉ euro (11 tỉ USD) cho các khoản vay cho các gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tác động của chiến sự Ukraina. 

COVID-19 khiến giá năng lượng tăng vọt ở Anh như thế nào?

Nguyễn Hạnh |

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống, bao gồm cả thị trường năng lượng.

Quảng Ninh đề xuất điều chỉnh vùng đệm Di sản vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trong Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quảng Ninh kiến nghị điều chỉnh lại vùng đệm di sản vịnh Hạ Long. Việc điều chỉnh giảm diện tích vùng đệm vịnh Hạ Long đã được đặt ra từ nhiều năm trước, khi mà vùng đệm rộng lớn, lại phải tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa và Công ước Di sản Thế giới, mà theo Quảng Ninh, đã hạn chế rất nhiều khả năng phát triển của thành phố biển, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục pháp lý, đánh mất cơ hội đầu tư.

Nữ cựu cán bộ Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam dính líu 2 "đại án"

Việt Dũng |

Ở cả hai vụ án xảy ra tại Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty Việt Á, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy bị cáo buộc trục lợi vật chất từ người khác.

Chứng khoán: Chưa thấy tín hiệu khả quan về thanh khoản

Gia Miêu |

VN-Index đang ở ngay trên ngưỡng hỗ trợ kênh downtrend trung hạn. Nếu chứng khoán tiếp tục giảm và không thể phục hồi trong thời gian tới thì nguy cơ chỉ số quay trở lại xu hướng downtrend là rất cao.

Thử thách nào đang chờ đón huấn luyện viên Troussier?

AN NGUYÊN |

Huấn luyện viên Philippe Troussier sẽ đối diện nhiều thách thức trong lần trở lại với bóng đá Việt Nam vào năm 2023.

Biểu tình lớn phản đối giá năng lượng tăng cao ở Châu Âu

Hải Anh |

Hàng chục nghìn người ở Czech đã tham gia biểu tình tại Praha để yêu cầu nhà nước hành động nhiều hơn trong xử lý vấn đề khủng hoảng năng lượng. 

Nền kinh tế lớn của EU hứng bão giá năng lượng khi trừng phạt Nga

Thanh Hà |

Giá năng lượng nhập khẩu ở Italia, một trong những nền kinh tế lớn của EU, đã tăng hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tây Ban Nha sắp hỗ trợ kinh tế khẩn vì giá năng lượng tăng đột biến

Thanh Hà |

Chính phủ Tây Ban Nha đang sẵn sàng một gói các biện pháp kinh tế khẩn cấp trị giá 6 tỉ euro (6,6 tỉ USD) viện trợ trực tiếp và giảm thuế và 10 tỉ euro (11 tỉ USD) cho các khoản vay cho các gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tác động của chiến sự Ukraina. 

COVID-19 khiến giá năng lượng tăng vọt ở Anh như thế nào?

Nguyễn Hạnh |

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống, bao gồm cả thị trường năng lượng.