Trấn an đồng minh, răn đe đối thủ

Hạ Lang |

Bên lề cuộc gặp cấp cao thường niên năm nay của NATO ở Mỹ, Mỹ và Đức công bố thỏa thuận về việc Mỹ lại triển khai tên lửa tầm xa trên lãnh thổ Đức. Có ba điều rất đáng được chú ý ở sự việc này.

Thứ nhất, lần đầu tiên kể từ sau khi kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh ở châu Âu trong thế kỷ trước, Mỹ lại triển khai tên lửa tầm xa ở châu Âu. Những loại tên lửa tầm xa này của Mỹ có thể phóng từ nước Đức nhằm tới các mục tiêu ở sâu bên trong lãnh thổ Nga, vươn tới cả Thủ đô Mátxcơva và thành phố St.Petersburg của Nga. Chúng đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cho dù trước mắt mới chỉ nhằm được sử dụng như vũ khí thông thường.

Về bản chất, việc Mỹ triển khai những tên lửa tầm xa này ở châu Âu vi phạm thỏa thuận về giải trừ quân bị (Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung - INF) mà Mỹ đã ký kết với Liên Xô hồi năm 1987. Năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đơn phương chấm dứt INF nên bây giờ Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden không gặp khó khăn gì với việc lại triển khai tên lửa tầm xa ở châu Âu.

Thứ hai, việc này là thỏa thuận riêng giữa Mỹ và Đức chứ không phải là quyết định chung của NATO. Mỹ và Đức chọn cách làm này để vụ việc không bị coi là chuyện giữa NATO và Nga, tránh gây bất đồng quan điểm trong nội bộ NATO, mà đồng thời vẫn có được hiệu ứng chính trị, tâm lý và quân sự như một quyết sách chung của NATO.

Thứ ba, cùng với tuyên bố của Mỹ và Đức về việc triển khai tên lửa tầm xa ở Đức, phía Đức cùng với Pháp và Ba Lan cho biết, đã thỏa thuận hợp tác phát triển tên lửa tầm xa để có thể không còn phải dựa cậy vào tên lửa tầm xa của Mỹ nữa. Bằng cách này, các thành viên NATO ở châu Âu nhấn mạnh việc Mỹ lại triển khai tên lửa tầm xa ở châu Âu chỉ là giải pháp tình thế, nên ông Trump dẫu rồi đây có trở lại cầm quyền ở Mỹ cũng sẽ khó phản đối và đảo ngược.

Ông Biden muốn trấn an các đồng minh ở châu Âu trong khi các đồng minh này ràng buộc Mỹ chặt chẽ hơn vào cam kết đảm bảo an ninh cho đồng minh ở châu Âu. Và tất cả đều nhằm cảnh báo, răn đe và đối phó Nga.

Hạ Lang
TIN LIÊN QUAN

Nga và đồng minh căn chỉnh giá khí đốt

Song Minh |

Nga và Belarus thống nhất căn chỉnh giá khí đốt đến năm 2026 sau các cuộc đàm phán của Tổng thống Putin và Lukashenko, trang Caspian News đưa tin.

Nâng cấp đồng minh, định hình liên minh

Ngạc Ngư |

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tạo ra thế kiềng ba chân mới ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với việc tổ chức thành công cuộc gặp cấp cao ba bên đầu tiên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines.

Quốc gia NATO triển khai tên lửa Nga S-400 hiện đại

Ngọc Vân |

Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến triển khai tên lửa Nga S-400 để chống lại lực lượng người Kurd ở Iraq.

Đồng minh hờn giận

Hạ Lang |

Xưa nay, Mỹ và Israel luôn là đồng minh chiến lược truyền thống của nhau. Nhưng hiện tại, mối quan hệ song phương này bị thử thách thật sự bởi cuộc chiến ở Dải Gaza giữa Israel và Hamas, mà để cho thật sự khách quan và chính xác thì phải nói bởi cách thức Israel tiến hành cuộc chiến này.

Báo Đức chỉ ra "đồng minh" bất ngờ của Nga ngay trong lòng phương Tây

Khánh Minh |

Nhà báo Đức cho rằng, phương Tây đang tìm cách nối lại quan hệ thương mại với Nga trước nguy cơ Ukraina thua trận.

NATO triển khai tên lửa phòng không tại Lithuania

Thanh Hà |

NATO sẽ triển khai các hệ thống tên lửa phòng không Patriot tại Lithuania trong năm 2024, Bộ trưởng Quốc phòng quốc gia vùng Baltic này tuyên bố.

Trực tiếp bóng đá Argentina vs Colombia: Trận đấu lùi giờ khởi tranh

Nhóm PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Argentina và Colombia ở chung kết Copa America 2024 diễn ra lúc 7h00 ngày 15.7.

Tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Khởi tố vụ án

Hoàng Khôi |

Tối 14.7, Công an tỉnh Hải Dương thông tin, cơ quan chức năng đã ra quyết định khởi tố vụ án liên quan vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ngày 11.7.