Tham gia APEC, uy tín của Việt Nam được tôn trọng và nâng cao

Ngọc Vân (thực hiện) |

Trao đổi với Lao Động Giáo sư Carlyle Thayer, Đại học New South Wales Canberra, Học viện Quốc phòng Australia nhận định, tham gia APEC, Việt Nam đã thể hiện cam kết với hội nhập quốc tế, nhờ đó uy tín của Việt Nam được tôn trọng và nâng cao.

Giáo sư Carlyle Thayer, Đại học New South Wales Canberra, Học viện Quốc phòng Australia. Ảnh: Ngọc Vân
Giáo sư Carlyle Thayer, Đại học New South Wales Canberra, Học viện Quốc phòng Australia. Ảnh: Ngọc Vân

Là một nhà quan sát Việt Nam lâu năm, Giáo sư đánh giá thế nào về sự tham gia của Việt Nam trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) trong 25 năm qua?

- Năm 1998, Việt Nam tham gia APEC để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Kể từ đó tới nay, Việt Nam hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC vào các năm 2006 và 2017.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn là thành viên của nhiều ủy ban và các nhóm làm việc về tất cả các vấn đề tự do hóa thương mại. Việt Nam đã đưa ra khoảng 100 khuyến nghị chính sách về nhiều vấn đề như thương mại, đầu tư, hợp tác kỹ thuật, phát triển kinh tế bền vững và toàn diện, phát triển nguồn nhân lực, kinh tế số, thương mại điện tử xuyên biên giới, chăm sóc sức khỏe và chống khủng bố.

Thưa Giáo sư, sự hợp tác trong APEC mang lại những lợi ích nào cho Việt Nam?

- Việt Nam được hưởng lợi theo bốn cách chính: Tăng đầu tư nước ngoài; chuyển giao công nghệ; phát triển nguồn nhân lực và tăng thương mại thông qua giảm thuế, giảm chi phí giao dịch. Bốn lợi ích này đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Ngoài ra, các chính sách của APEC đã khuyến khích Việt Nam thực hiện các cải cách quy định và trở nên cạnh tranh hơn trên phạm vi quốc tế.

Bên cạnh đó, khi APEC phát triển, diễn đàn này đã tổ chức hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế châu Á - Thái Bình Dương hằng năm. Điều này mang lại cho Việt Nam cơ hội trao đổi trực tiếp với các nền kinh tế tiên tiến và hùng mạnh nhất thế giới.

Các đề xuất và sáng kiến của Việt Nam góp phần thúc đẩy hợp tác APEC thế nào, thưa Giáo sư?

- Việt Nam đã liên tục thúc đẩy đối thoại, lợi ích chung và chủ nghĩa đa phương trong APEC. Việt Nam cũng đã góp phần thúc đẩy lợi ích của các nước đang phát triển bao gồm cả sự phát triển bền vững của tiểu vùng sông Mekong.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đi đầu trong việc thúc đẩy hợp tác thực tế về một loạt các vấn đề xuyên quốc gia ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu như giảm thiểu biến đổi khí hậu, ứng phó đại dịch, phục hồi chuỗi cung ứng, tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm, chuyển đổi năng lượng xanh, thương mại điện tử và kinh tế kỹ thuật số.

Năm 2022, khi Thái Lan là Chủ tịch APEC đã ra mắt Sáng kiến Bangkok nhằm thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Việt Nam ngay lập tức ủng hộ Thái Lan thúc đẩy các mục tiêu của tăng trưởng kinh tế cân bằng, bao trùm và bền vững. Cụ thể, Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi số và chuỗi cung ứng có sức chống chịu.

Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC vào năm 2006 và 2017. Xin Giáo sư cho biết ý nghĩa và tác động của hai sự kiện này đối với ngoại giao Việt Nam?

- Việt Nam lần đầu tiên đảm nhận chức Chủ tịch APEC năm 2006 trong bối cảnh nỗ lực thúc đẩy tự do hóa thương mại toàn cầu thông qua các vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang bế tắc. Dưới sự điều hành của Việt Nam, các nhà lãnh đạo APEC đã đạt được đồng thuận tăng cường nỗ lực phá vỡ bế tắc của vòng đàm phán Doha. Một tuyên bố độc lập trong chương trình nghị sự của vòng đàm phán Doha đã được thông qua, tái khẳng định cam kết của các nhà lãnh đạo về việc tiếp tục các cuộc đàm phán bị đình trệ.

Các nhà lãnh đạo APEC cũng đã áp dụng Kế hoạch Hành động Hà Nội để thực hiện lộ trình Busan theo các mục tiêu của Bogor. Kế hoạch Hành động Hà Nội đặt ra các mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2010 cho các nền kinh tế phát triển và năm 2020 cho các nền kinh tế đang phát triển. Các nhà lãnh đạo APEC cũng đồng ý giảm 5% chi phí giao dịch thương mại vào năm 2010 và để thúc đẩy một khu vực thương mại tự do ở châu Á - Thái Bình Dương.

Đến năm 2017, khi là chủ tịch APEC lần hai, Việt Nam đã phải ứng phó với các chính sách bảo hộ của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Dưới sự chủ trì của Việt Nam, Nhóm Tầm nhìn APEC đã được thành lập.

Việt Nam đã dẫn dắt làm sống lại Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thành Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP). CPTPP đã trở thành hiện thực và cùng với Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là hai trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!

Ngọc Vân (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp Việt Nam bắt nhịp nhanh cuộc chơi toàn cầu khi tham gia APEC

Tuyết Lan |

APEC mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội song cũng có cả thách thức trong phát triển kinh tế. Doanh nghiệp cần nhanh chóng bắt nhịp để không bỏ lỡ cơ hội vàng và tận dụng hiệu quả cơ hội tiếp cận, khai thác thị trường châu Á - Thái Bình Dương. PV Báo Lao Động đã có buổi trao đổi với ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội về vấn đề này.

Việt Nam sẵn sàng cùng APEC bảo đảm phát triển kinh tế bền vững

Khánh Minh |

Việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC tại Mỹ năm nay cho thấy sự ủng hộ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương cũng như đối với tiến trình APEC.

6 lý do khiến Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 được tổ chức ở San Francisco

Thanh Hà |

San Francisco - nơi đăng cai Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 - từ lâu đã được công nhận là cửa ngõ vào châu Á - Thái Bình Dương.

Đêm diễn triệu USD của Blackpink ở Hà Nội và tranh cãi chuyện làm giàu từ nhạc Việt

Mi Lan |

Hai đêm diễn của nhóm nhạc Hàn Quốc Blackpink trên sân vận động Mỹ Đình trở thành sự kiện âm nhạc nổi bật bậc nhất diễn ra tại Việt Nam năm 2023.

Khám xét trung tâm đăng kiểm 60-01S ở Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 16.11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khám xét trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 60-01S đóng tại phường An Bình, TP Biên Hoà và bắt giữ một nhân viên đăng kiểm của trung tâm này để điều tra.

Chủ tịch nước chứng kiến công bố đào tạo xét nghiệm viêm gan D đầu tiên cho Việt Nam

Mỹ Ngọc |

Trưa 15.11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Stanford và chứng kiến công bố đào tạo xét nghiệm viêm gan D đầu tiên cho Việt Nam, thử nghiệm lâm sàng thuốc mới giữa Viện vi sinh và chống dịch Stanford và Viện nghiên cứu Tamri, Bệnh viện Tâm Anh.

Đã có 75 học sinh của 3 trường tiểu học ở Kiên Giang nhập viện nghi ngộ độc

NGUYÊN ANH |

Sáng 16.11, bác sĩ CKII Danh Tý - Phó Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Kiên Giang - cho biết: Đến sáng nay, theo ghi nhận, có 75 em học sinh của 3 trường tiểu học trên địa bàn TP Rạch Giá nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm.

Nhiều cán bộ chủ chốt của Đà Nẵng được điều động, bổ nhiệm

THÙY TRANG |

Ngày 16.11, tại hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ, TP Đà Nẵng đã điều động, bổ nhiệm nhiều giám đốc sở, ban quản lý dự án cũng như lãnh đạo quận huyện.

Doanh nghiệp Việt Nam bắt nhịp nhanh cuộc chơi toàn cầu khi tham gia APEC

Tuyết Lan |

APEC mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội song cũng có cả thách thức trong phát triển kinh tế. Doanh nghiệp cần nhanh chóng bắt nhịp để không bỏ lỡ cơ hội vàng và tận dụng hiệu quả cơ hội tiếp cận, khai thác thị trường châu Á - Thái Bình Dương. PV Báo Lao Động đã có buổi trao đổi với ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội về vấn đề này.

Việt Nam sẵn sàng cùng APEC bảo đảm phát triển kinh tế bền vững

Khánh Minh |

Việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC tại Mỹ năm nay cho thấy sự ủng hộ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương cũng như đối với tiến trình APEC.

6 lý do khiến Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 được tổ chức ở San Francisco

Thanh Hà |

San Francisco - nơi đăng cai Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 - từ lâu đã được công nhận là cửa ngõ vào châu Á - Thái Bình Dương.