Nguy cơ giảm phát đe dọa nền kinh tế Trung Quốc

Thanh Hà |

Dữ liệu chính thức cho thấy, giá tiêu dùng của Trung Quốc rơi vào tình trạng giảm phát trong tháng 7 - lần đầu tiên sau hơn 2 năm - do chi tiêu trong nước chậm lại gây sức ép cho quá trình phục hồi kinh tế hậu COVID-19.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc thông tin, chỉ số giá tiêu dùng - thước đo chính của lạm phát - đã giảm 0,3 điểm trong tháng 7.

Dữ liệu của tháng 7 là lần lạm phát âm đầu tiên của Trung Quốc kể từ đầu năm 2021 - thời điểm giá yếu hơn do đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tới nhu cầu và giá thịt lợn giảm.

Những số liệu này được công bố một ngày sau khi dữ liệu xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 giảm mạnh hơn so với dự kiến, do nhu cầu với hàng hoá Trung Quốc của toàn cầu yếu đi. Các nhà bán lẻ Trung Quốc bị sụt giảm doanh số bán hàng. Điều này có nghĩa, các nhà bán lẻ đã tích trữ hàng hoá vào thời điểm Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế trong đại dịch đang phải chịu áp lực giảm giá.

Giới chức Trung Quốc đã hạ thấp những lo ngại về giảm phát. Tháng trước, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Liu Guoqiang cho biết, sẽ không có rủi ro giảm phát ở Trung Quốc trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, ông lưu ý nền kinh tế Trung Quốc cần thời gian để trở lại bình thường sau đại dịch.

Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu lạm phát tiêu dùng khoảng 3% trong năm nay. Dù có các chính sách kích thích trong thời gian gần đây nhưng người tiêu dùng và nhà sản xuất vẫn thận trọng khi thị trường nhà ở vẫn còn yếu, tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao và các doanh nghiệp nước ngoài e dè trong đầu tư vào Trung Quốc.

Ông Jim Reid - chiến lược gia tại Deutsche Bank - nhận định, dữ liệu thương mại cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang bị “kéo xuống thấp hơn do nhu cầu toàn cầu yếu và nhu cầu trong nước chậm lại”.

Bloomberg chỉ ra, kể từ tháng 10 năm ngoái, giá sản xuất của Trung Quốc đã giảm trên cơ sở cùng kỳ năm trước, phần lớn là do giá các mặt hàng như than và dầu thô giảm. Với dữ liệu giá tiêu dùng giảm trong tháng 7 vừa công bố, Trung Quốc có cả giá tiêu dùng và giá sản xuất đều giảm.

Cũng theo Bloomberg, sử dụng chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator) - thước đo giá cả của toàn nền kinh tế - Trung Quốc đã rơi vào tình trạng giảm phát. Giảm phát - theo định nghĩa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là “sự sụt giảm liên tục trong thước đo tổng hợp về giá cả”, như chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giảm phát GDP.

Khác với đợt giảm tạm thời cuối năm 2020 và đầu năm 2021 - thời điểm giá thịt lợn là nguyên nhân chính - đợt giảm giá tiêu dùng lần này của Trung Quốc đáng lo ngại hơn.

Hiện xuất khẩu của Trung Quốc giảm khi người tiêu dùng ở một số thị trường lớn nhất Trung Quốc, trong đó có Mỹ và châu Âu, giảm chi tiêu. Suy thoái kéo dài trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc cũng khiến giá thuê nhà, giá đồ nội thất và thiết bị gia dụng giảm.

Ngoài ra, cuộc chiến giá cả giữa các nhà sản xuất ôtô bắt nguồn từ việc Tesla giảm giá khiến các thương hiệu lớn khác tham gia, dẫn đến giá ôtô giảm mạnh vào đầu năm nay.

Khi giá nhiều loại hàng hóa tiếp tục giảm trong thời gian dài, người tiêu dùng có thể trì hoãn mua hàng, hạn chế hoạt động kinh tế hơn nữa và buộc các doanh nghiệp tiếp tục giảm giá, cắt giảm đầu tư vì lợi nhuận giảm và từ đó có thể dẫn tới ngừng tuyển dụng hoặc sa thải nhân sự. Tình trạng hạn chế đầu tư và tuyển dụng mới có thể dẫn đến trì trệ kinh tế như Nhật Bản trải qua trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, điểm khác biệt là, không phải giá tất cả các mặt hàng ở Trung Quốc đều giảm. Chi tiêu của người tiêu dùng nước này cho các dịch vụ vẫn khá mạnh. Giá du lịch tăng 7,1% trong 6 tháng đầu năm so với một năm trước nhờ giá khách sạn tăng. Chi phí cho các dịch vụ như giải trí, giáo dục và chăm sóc y tế cũng đang tăng lên.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc nới lỏng hộ khẩu và thị thực nhằm vực dậy nền kinh tế

Thảo Phương |

Trung Quốc sẽ nới lỏng nhiều biện pháp kiểm soát xã hội, bao gồm vấn đề hộ khẩu và thị thực nhằm vực dậy nền kinh tế đang gặp khó khăn sau đại dịch.

Nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi sau đại dịch COVID-19

Thanh Hà |

Thủ tướng Lý Cường cho biết, nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi sau đại dịch COVID-19, đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục đóng vai trò là “mỏ neo cho hòa bình và phát triển toàn cầu”.

Khởi đầu thuận lợi cho nền kinh tế Trung Quốc

Quý An (theo Xinhua) |

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều dữ liệu cho thấy Trung Quốc đang có khởi đầu thuận lợi trong quá trình khôi phục lại nền kinh tế.

BLV Quang Huy dự đoán Top 6 Premier League 2023-2024

NHÓM PV |

Premier League mùa giải 2023-2024 sẽ khởi tranh vào ngày mai (12.8). Những điểm mới có trong mùa giải năm nay, hứa hẹn tạo nên các trận cầu hấp dẫn. Góc nhìn thể thao số 123 sẽ cùng bình luận viên Quang Huy chia sẻ thêm về vấn đề này.

Khách Việt “xuyên không” gặp bộ tộc bí ẩn ở châu Phi

Ninh Phương |

Trở về sau chuyến đi dài 40 ngày ở châu Phi xa xôi, chị Mai Hương vẫn còn vương vấn nhiều kỷ niệm về cuộc gặp gỡ những bộ tộc bí ẩn.

Bán nhà ở xã hội cũ, người dân lãi hàng trăm triệu đồng

Tuyết Lan |

Tình trạng cung không đủ cầu đã khiến cho nhà ở xã hội (NOXH) cũ tăng giá chóng mặt. Nhiều căn hộ tại các dự án NOXH được mở bán cách đây 5 - 7 năm tăng giá gấp đôi.

Quảng Ninh muốn biến Cửa Lục thành “vịnh Sydney bên bờ vịnh Hạ Long”

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt Đề án phục hồi và phát triển bền vững ngành du lịch Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với kế hoạch mở ra nhiều sản phẩm đặc biệt riêng có, đồng thời kết nối với khu vực và thế giới bằng cơ sở hạ tầng hiện đại của tỉnh này.

Tiếp tục thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 4 Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã tại TP Hà Nội.

Trung Quốc nới lỏng hộ khẩu và thị thực nhằm vực dậy nền kinh tế

Thảo Phương |

Trung Quốc sẽ nới lỏng nhiều biện pháp kiểm soát xã hội, bao gồm vấn đề hộ khẩu và thị thực nhằm vực dậy nền kinh tế đang gặp khó khăn sau đại dịch.

Nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi sau đại dịch COVID-19

Thanh Hà |

Thủ tướng Lý Cường cho biết, nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi sau đại dịch COVID-19, đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục đóng vai trò là “mỏ neo cho hòa bình và phát triển toàn cầu”.

Khởi đầu thuận lợi cho nền kinh tế Trung Quốc

Quý An (theo Xinhua) |

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều dữ liệu cho thấy Trung Quốc đang có khởi đầu thuận lợi trong quá trình khôi phục lại nền kinh tế.