Nga công bố làn sóng mở rộng BRICS

Song Minh |

Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo về một làn sóng mở rộng BRICS mới có thể xảy ra.

RT đưa tin, ngày 12.9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp gỡ đại diện cấp cao của các nước BRICS tại Cung điện Konstantinovsky ở Saint Petersburg và thông báo về một làn sóng mở rộng BRICS mới có thể xảy ra. Nga hiện đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên của BRICS trong năm 2024.

"Chúng ta không thể bỏ qua sự quan tâm ngày càng tăng đối với BRICS từ nhiều quốc gia. Hiện có 34 quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập liên minh của chúng ta dưới hình thức này hay hình thức khác. Do đó, chúng ta đã khởi xướng các cuộc thảo luận tích cực về phương thức tham gia cho các quốc gia đối tác mới".

Cuộc họp là một phần của hội nghị an ninh BRICS kéo dài 2 ngày nhằm thảo luận về các thông số của trật tự thế giới trong tương lai.

BRICS hiện bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Với mục tiêu xây dựng một thế giới đa cực, các thành viên sáng lập BRICS đã kêu gọi một trật tự thế giới công bằng hơn và cải cách các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia mới nhất chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS vào đầu tháng 9.

Việc mở rộng BRICS có thể mang lại lợi ích trên toàn cầu và do đó nên được "khuyến khích" - bà Julie Kozack, phát ngôn viên của IMF, trả lời báo giới khi được đề nghị bình luận về kế hoạch gia nhập BRICS của Ankara.

Phát ngôn viên IMF Julie Kozack. Ảnh: IMF
Phát ngôn viên IMF Julie Kozack. Ảnh: IMF

Khi được hỏi liệu IMF có "nhìn thấy bất kỳ mối nguy hiểm nào ở BRICS" hay không, bà Kozack trả lời: "Quan điểm của chúng tôi là việc cải thiện và mở rộng hợp tác quốc tế cũng như tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nhóm quốc gia nên được hoan nghênh và khuyến khích", đặc biệt là nếu nhằm mục đích "giảm sự phân mảnh và hạ thấp chi phí thương mại - đầu tư" giữa các nước tham gia.

Người phát ngôn IMF cũng nhấn mạnh rằng "quyết định tham gia BRICS là quyết định có chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên".

Ankara trước đây đã khẳng định quyền thiết lập quan hệ với bất kỳ quốc gia hoặc tổ chức quốc tế nào mà họ cho là phù hợp, tuyên bố rằng việc tham gia BRICS hoặc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) không ảnh hưởng đến các cam kết khác của nước này, bao gồm cả với NATO.

"Chúng tôi không coi BRICS là giải pháp thay thế cho bất kỳ cấu trúc nào khác. Chúng tôi coi tất cả các cấu trúc và liên minh này đều có chức năng riêng biệt" - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố. Ông nói thêm rằng Ankara muốn trở thành "đối tác đáng tin cậy" với tất cả các tổ chức mà họ tham gia.

"Là một thành viên NATO, chúng tôi không coi việc tương tác với các quốc gia trong SCO, BRICS hay Liên minh châu Âu (EU) là vấn đề. Chúng tôi tin rằng những mối quan hệ này đóng góp cho hòa bình thế giới” - nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố.

Bloomberg đưa tin vào đầu tháng 9 rằng tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ có thể được xem xét tại hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan, Nga, vào cuối tháng 10. Tổng thống Erdogan đã được mời tham dự cuộc họp.

Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov xác nhận Ankara đã chính thức nộp đơn xin gia nhập và cho biết BRICS sẽ xem xét vấn đề này.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Thành viên NATO đầu tiên đệ đơn gia nhập BRICS

Ngọc Vân |

Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO đầu tiên đệ đơn gia nhập khối BRICS do Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Phương Tây vô tình thúc đẩy BRICS phát triển

Ngọc Vân |

Chính sách trừng phạt Nga của phương Tây phản tác dụng, tạo tiền đề cho sự phát triển của BRICS, theo chuyên gia Nga.

Ngân hàng BRICS cấp 1 tỉ USD cho nước thành viên

Khánh Minh |

Ngân hàng BRICS chấp thuận khoản vay 1 tỉ USD cho nước thành viên Nam Phi, đồng thời chấp thuận một nước châu Phi khác trở thành thành viên.

Quy hoạch xây dựng nhà mới cho 37 hộ dân Làng Nủ

Đinh Đại |

Câu chuyện 2 gia đình với 8 nhân khẩu vẫn an toàn sau vụ lũ quét tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai tựa như một phép màu, bừng sáng niềm hy vọng tìm kiếm 39 người còn mất tích.

Du khách nói gì việc giá vé thăm quan Ga Đà Lạt sẽ tăng gấp 10 lần?

ĐÌNH QUANG |

Rất nhiều du khách cảm thấy chưa hài lòng, thậm chí chê đắt trước thông tin di tích quốc gia Ga Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ tăng giá vé gấp 10 lần.

Giãn nợ, giảm lãi suất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất

Tuyết Lan - Kim Khánh |

Nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do bão số 3, ngành ngân hàng đã có nhiều chính sách như giảm lãi suất vay, giãn - hoãn nợ, để thể hiện trách nhiệm chia sẻ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi.

Công đoàn hỗ trợ hàng trăm lao động thắng kiện

Tường Minh |

Được 62 lao động ủy quyền, LĐLĐ thành phố Đà Nẵng khởi kiện và thắng kiện Công ty CP Dệt Hòa Khánh. Vụ việc đã mang đến sự tự tin hơn cho tổ chức Công đoàn trong nỗ lực đồng hành, bảo vệ người lao động.

Đường 6 làn xe ở Tân Sơn Nhất nguy cơ trễ hẹn vì mặt bằng

MINH QUÂN |

TPHCM – Đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất đối diện nguy cơ trễ hẹn do vướng mặt bằng 67 hộ dân và đất quốc phòng.

Thành viên NATO đầu tiên đệ đơn gia nhập BRICS

Ngọc Vân |

Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO đầu tiên đệ đơn gia nhập khối BRICS do Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Phương Tây vô tình thúc đẩy BRICS phát triển

Ngọc Vân |

Chính sách trừng phạt Nga của phương Tây phản tác dụng, tạo tiền đề cho sự phát triển của BRICS, theo chuyên gia Nga.

Ngân hàng BRICS cấp 1 tỉ USD cho nước thành viên

Khánh Minh |

Ngân hàng BRICS chấp thuận khoản vay 1 tỉ USD cho nước thành viên Nam Phi, đồng thời chấp thuận một nước châu Phi khác trở thành thành viên.