Mùa đông thứ hai của châu Âu thiếu vắng khí đốt Nga

Khánh Minh |

Châu Âu sẽ bước vào mùa đông thứ hai thiếu vắng khí đốt Nga nhưng với mức dự trữ khí đốt cao và có các nguồn năng lượng mới. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu vẫn chưa kết thúc.

Theo Reuters, đến cuối mùa hè, các kho dự trữ khí đốt ở châu Âu đã gần đầy, sớm hơn hai tháng so với kế hoạch nhưng các nhà quan sát cảnh báo rằng, cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn chưa kết thúc. Châu Âu có thể đã cắt giảm đáng kể sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, nhưng chưa bao giờ lục địa này lại phải đối mặt với những cú sốc giá cả trên thị trường toàn cầu nhiều hơn thế.

Trong hơn một thập kỷ, khí đốt Nga là nguồn nhập khẩu lớn nhất của châu Âu, ở mức 155 tỉ mét khối/năm, chủ yếu qua đường ống. Theo Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, đường ống dẫn khí Nord Stream 1 chiếm 15% lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu trong năm 2021. Tuy nhiên, đến năm 2022, sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina, nhập khẩu khí đốt Nga qua đường ống sang EU giảm xuống còn 60 tỉ mét khối. Năm nay, EU dự đoán con số này sẽ giảm xuống còn 20 tỉ mét khối. Thay vào đó, các đường ống của Na Uy đã trở thành nguồn khí đốt lớn nhất của lục địa già.

Mỹ cũng được hưởng lợi từ biến động năng lượng ở châu Âu. Châu Âu nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ đạt gần 64 tỉ mét khối vào năm ngoái, tăng từ mức 0 vào năm 2015.

Các đường ống mới vận chuyển khí đốt không phải của Nga đã được mở vào năm ngoái ở Hy Lạp và Ba Lan. Phần Lan, Đức, Italy và Hà Lan đã mở các trạm nhập khẩu LNG và nhiều trạm nữa đang được lên kế hoạch ở Pháp và Hy Lạp.

Đức, trước đây là khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga tại châu Âu, đã đặc biệt tập trung vào cơ sở hạ tầng mới. Nhà phân tích hàng hóa Ole Hvalbye của SEB cho biết, Đức đã mở ba trạm lưu trữ nổi và tái hóa khí (FSRU), có thể nhập khẩu tương đương 50-60% trong tổng số 55 tỉ mét khối khí đốt vận chuyển qua đường ống Nord Stream 1 từ Nga mỗi năm.

Để củng cố nguồn cung, Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu cùng nhau mua chung khí đốt không phải của Nga. EU cũng đưa ra các quy tắc dự phòng yêu cầu các quốc gia chia sẻ khí đốt với các nước láng giềng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng và thống nhất các nghĩa vụ pháp lý để các quốc gia lấp đầy kho dự trữ khí đốt.

Trên khắp EU, các kho dự trữ khí đốt hiện đã đầy 95%. Khi đạt công suất 100% sẽ đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu khí đốt mùa đông của Liên minh châu Âu.

Theo S&P Global, một số nước châu Âu cũng đang có kế hoạch phát triển công suất mới khi tìm kiếm các giải pháp thay thế cho khí đốt của Nga. Tuy nhiên, kế hoạch này không hề dễ dàng chút nào. Tháng trước, thị trường tăng vọt hơn 40% chỉ trong một ngày do tin tức về việc đình công của công nhân tại một dự án khí đốt ở Australia. Australia hiếm khi cung cấp khí đốt cho châu Âu, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng, cú sốc nguồn cung khí đốt ít hơn trên thị trường toàn cầu vẫn có thể ảnh hưởng đến Bắc bán cầu.

Bất kỳ sự tăng giá đột biến nào cũng sẽ làm tăng áp lực lên các chính trị gia khi EU, Anh, Ba Lan và Hà Lan sẽ tiến hành các cuộc bầu cử vào năm tới, trong đó cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt được dự đoán sẽ là vấn đề nổi trội.

Giá khí đốt chuẩn TTF ở châu Âu đang ở mức khoảng 40 Euro so với 180 Euro một năm trước. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách và ngành công nghiệp vẫn cảnh báo rủi ro về giá vì nền kinh tế còn mong manh và lạm phát cao.

Theo Ngân hàng Trung ương Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu này dự kiến sẽ suy giảm trong quý III do ngành công nghiệp đang suy thoái. Công ty cung cấp dữ liệu năng lượng Energy Aspects ước tính 8% nhu cầu khí đốt công nghiệp trung bình giai đoạn 2017-2021 ở Bỉ, Anh, Pháp, Đức, Italy, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Tây Ban Nha có thể sẽ không còn nữa vào năm 2024.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Gã khổng lồ Đức thừa nhận có thể vẫn mua khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Tập đoàn năng lượng khổng lồ Đức cho biết có thể vẫn mua khí đốt Nga do không thể theo dõi nguồn gốc nhiên liệu.

Hệ quả của việc EU từ bỏ khí đốt Nga

Song Minh |

Từ bỏ khí đốt Nga, EU đối mặt với sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Mỹ.

EU biết không thể đoạn tuyệt khí đốt Nga

Ngọc Vân |

EU biết rằng họ không thể phát triển nếu không có khí đốt Nga, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.

Nguyên nhân khiến 50 người ngộ độc, 1 trẻ tử vong sau tiệc Trung thu

NHƯ QUỲNH |

Sở Y tế TPHCM đã công bố nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm hàng loạt sau ăn bánh đêm Trung thu. Theo đó, khả năng cao là do bánh su kem đã bị nhiễm khuẩn. Hiện có 17 trẻ nằm viện vì ngộ độc.

Cán bộ địa chính xã ở Thái Bình thu sai tiền làm sổ đỏ của người dân

Hà Vi |

Thái Bình - Cán bộ địa chính xã An Ninh (huyện Quỳnh Phụ) bị “tố” nhiều năm liên tục thu tiền để làm sổ đỏ của người dân sai quy định.

Nửa đêm ngồi làm mồi nhử bắt muỗi giữa cánh đồng ở Cần Giờ

ANH TÚ - NGUYỄN LY |

TPHCM – Hơn chục năm qua, những chuyên viên của Trung tâm kiểm soát Bệnh tật TPHCM, hàng tháng đều đặn lặn lội tới các địa bàn xa xôi, tập trung nhiều muỗi của thành phố để “làm mồi” cho muỗi đốt và sau đó bắt muỗi nhằm phục vụ công tác xét nghiệm, giám sát, dự báo về tình hình bệnh sốt rét.

Hà Nội đề xuất ban hành quy chuẩn PCCC đối với nhà ở riêng lẻ

Lan Nhi |

UBND TP Hà Nội vừa đề xuất Bộ Xây dựng sớm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Gã khổng lồ Đức thừa nhận có thể vẫn mua khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Tập đoàn năng lượng khổng lồ Đức cho biết có thể vẫn mua khí đốt Nga do không thể theo dõi nguồn gốc nhiên liệu.

Hệ quả của việc EU từ bỏ khí đốt Nga

Song Minh |

Từ bỏ khí đốt Nga, EU đối mặt với sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Mỹ.

EU biết không thể đoạn tuyệt khí đốt Nga

Ngọc Vân |

EU biết rằng họ không thể phát triển nếu không có khí đốt Nga, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.