Lãnh đạo đầu tiên của các quốc gia G7 thăm Trung Quốc

Thanh Hà |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và phái đoàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đến Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 4.11 bắt đầu chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo một quốc gia G7 tới Trung Quốc trong vòng ba năm qua.

Đức coi Trung Quốc là một nhân tố quốc tế quan trọng

Là nhà lãnh đạo G7 đầu tiên đến thăm Trung Quốc kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, trong nỗ lực tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước, ông Olaf Scholz có chương trình gặp Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Reuters nhận định, chuyến thăm của ông Scholz có thể là một diễn biến đáng hoan nghênh trong bối cảnh lãnh đạo Trung Quốc dự kiến tìm cách tăng cường quan hệ với thế giới bên ngoài sau khi kết thúc Đại hội Đảng lần thứ 20.

Các chuyên gia lưu ý, một yếu tố thường chưa được chú ý là tầm quan trọng của việc Thủ tướng Scholz gửi thông điệp trực tiếp tới nhà lãnh đạo Trung Quốc. “Ông ấy muốn xây dựng mối quan hệ cá nhân và có sự trao đổi quan điểm cần thiết để hiểu rõ hơn về suy nghĩ của nhau” - chuyên gia về Trung Quốc Roderick Kefferputz tại Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator ở Berlin, nhận định.

Hơn nữa, Thủ tướng Scholz cần báo hiệu rằng ông không ủng hộ sự thay đổi cơ bản trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Thủ tướng Đức tin rằng,  mặc dù cần phải tái cân bằng quan hệ kinh tế,  vẫn có những lĩnh vực mà hai bên có thể nâng cấp quan hệ thương mại.

“Việc tách khỏi Trung Quốc sẽ gây thiệt hại rất nhiều cho nền kinh tế Đức vào thời điểm mà chúng ta phải đối mặt với tình trạng lạm phát đình trệ" - chuyên gia Horst Lochel, đồng chủ tịch của Trung tâm Trung-Đức tại Trường Tài chính & Quản lý Frankfurt, lưu ý.

Theo các chuyên gia, với Trung Quốc, Đức không chỉ là một đối tác thương mại quan trọng mà còn là chìa khóa cho chiến lược Châu Âu của nước này. Chuyên gia Kefferputz cho rằng: “Trung Quốc đã thay đổi và mối quan hệ đang bước vào một kỷ nguyên địa chính trị mới với trật tự thế giới đang thay đổi". Trên thực tế, chiến lược Trung Quốc đầu tiên của Đức - dự kiến ​​được công bố vào quý đầu tiên của năm tới - sẽ tập trung vào việc giảm sự phụ thuộc chiến lược vào Trung Quốc, đa dạng hóa quan hệ kinh tế và mở rộng quan hệ đối tác với các quốc gia Châu Á khác như Nhật Bản và Ấn Độ. “Điều chắc chắn là 50 năm quan hệ Trung-Đức tiếp theo sẽ không giống như 50 năm qua” - ông Kefferputz  nói thêm.

Theo Bloomberg, một quan chức cấp cao giấu tên của Đức chia sẻ trước chuyến thăm, chuyến đi của Thủ tướng Scholz cũng chứng tỏ rằng nền kinh tế lớn nhất Châu Âu coi Trung Quốc là một nhân tố quốc tế quan trọng để giải quyết những thách thức cấp bách nhất của thế giới.

Chìa khóa tăng cường quan hệ kinh tế

Japan Times cho hay, có ý kiến cho rằng, chuyến thăm là chìa khóa để Đức tăng cường quan hệ kinh tế với đối tác thương mại hàng đầu của nước này. Chương trình nghị sự cho chuyến thăm bao gồm toàn bộ các vấn đề song phương, gồm quan hệ kinh tế, chiến sự Nga - Ukraina, hợp tác khí hậu...

Một trong những vấn đề quan trọng là, dù chính sách “zero-COVID” tác động tới nền kinh tế Trung Quốc cùng với nhiều vấn đề trong nước và quốc tế khác, một số công ty Đức vẫn tiếp tục đầu tư mạnh vào Trung Quốc.

Các nhà phân tích nhận định, trong bối cảnh lạm phát lịch sử và suy thoái kinh tế đang diễn ra ở Đức, Thủ tướng Olaf Scholz dự kiến nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục hợp tác với Trung Quốc.

Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu Rhodium Group, các công ty từ 4 quốc gia Châu Âu - Đức, Hà Lan, Anh và Pháp - chiếm tới 87% đầu tư trực tiếp nước ngoài của Châu Âu vào Trung Quốc trong 4 năm qua. Trong trong 4 năm các công ty Đức chiếm 43% và 34% trong cả thập kỷ vừa qua.

Andrew Small - chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Marshall Đức của Mỹ - chỉ ra, có quan điểm rằng chuyến thăm phải diễn ra trước cuộc tham vấn của chính phủ Trung-Đức vào đầu năm tới. Tuy nhiên, cũng có nhận định, chuyến thăm này "được thúc đẩy bởi một số ít các công ty Đức lo lắng về sự đi xuống trong quan hệ song phương".

Theo China Daily, đây thực sự là thời điểm thích hợp cho cuộc tiếp xúc của lãnh đạo Đức - Trung Quốc, vì có thể có tác động đến lịch sử ở ngã rẽ quan trọng. Thương mại của Châu Âu với Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng. Năm 2021, tỉ trọng hàng hóa Trung Quốc trong hàng hóa nhập khẩu của EU là 22,4% (đối tác lớn nhất), trong khi 10,2% hàng hóa xuất khẩu của EU được đưa đến Trung Quốc (lớn thứ 3). Trong đó, Đức đứng thứ năm - sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam - trong số các quốc gia đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

G7 tìm kiếm vai trò

Hạ Lang |

Trên chương trình nghị sự cuộc gặp cấp cao năm nay của nhóm G7 ở Đức có nhiều vấn đề không hề lạ lẫm gì đối với G7.

G7 công bố dự án đầu tư hạ tầng khủng trị giá 600 tỉ USD

Thanh Hà |

Đối tác G7 về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư Toàn cầu (PGII) - mà các nước thành viên G7 đặt mục tiêu huy động chung 600 tỉ USD vào năm 2027 - đã chính thức khởi động bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 tại Đức ngày 26.6.

Thượng đỉnh G7 bàn nhiều chuyện đại sự liên quan Nga-Ukraina

Ngọc Vân |

Hội nghị thượng đỉnh G7 khai mạc tại Đức ngày 26.6, tập trung bàn thảo một loạt chủ đề nóng liên quan cuộc xung đột Nga-Ukraina và cuộc khủng hoảng năng lượng, lương thực thế giới.

Những vất vả của ngành y... rồi sẽ qua

Thùy Linh |

Các chuyên gia y tế thể hiện sự lạc quan trước những khó khăn vướng mắc mà ngành y tế đang phải trải qua. Tăng lương, phụ cấp cho y bác sĩ, việc giải quyết từng bước những khó khăn trong vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế... cũng đang tạo ra nhiều hy vọng.

Khuyến cáo của bác sĩ sau vụ 6 người ngộ độc do ăn nấm rừng

Nguyễn Minh |

Bác sĩ cảnh báo, các loại nấm rừng khó có thể nhận biết có độc hay không, đặc biệt các loại nấm gây ngộ độc còn có mùi và hương vị thơm ngon khiến người dân dễ lầm tưởng là có thể ăn được.

Camera an ninh ghi lại cảnh ngang nhiên trộm cắp đồng hồ nước ở TPHCM

Huân Duy |

TPHCM - Camera an ninh ghi lại một đối tượng đi xe máy rảo nhiều tuyến đường trên địa bàn Thạnh Lộc, quận 12 (TPHCM), rồi ngang nhiên tháo dỡ nhiều đồng hồ nước để trộm cắp. Người dân cần hết sức cảnh giác và đề phòng vấn nạn trộm cắp đồng hồ nước này.

Vất vả xin xác nhận cư trú, bạn đọc đề xuất nên tiếp tục dùng sổ hộ khẩu

HỮU CHÁNH |

Từ việc phải đi xin giấy xác nhận cư trú phiền hà, mất thời gian, nhiều bạn đọc đề xuất nên cho tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu đến khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đồng bộ.

Những thánh địa linh thiêng nhất Châu Á

Minh Anh |

Dưới đây là 7 ngôi đền, chùa nổi tiếng ở Châu Á với kiến trúc đồ sộ và sự linh thiêng huyền bí mà du khách nhất định không thể bỏ qua.

G7 tìm kiếm vai trò

Hạ Lang |

Trên chương trình nghị sự cuộc gặp cấp cao năm nay của nhóm G7 ở Đức có nhiều vấn đề không hề lạ lẫm gì đối với G7.

G7 công bố dự án đầu tư hạ tầng khủng trị giá 600 tỉ USD

Thanh Hà |

Đối tác G7 về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư Toàn cầu (PGII) - mà các nước thành viên G7 đặt mục tiêu huy động chung 600 tỉ USD vào năm 2027 - đã chính thức khởi động bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 tại Đức ngày 26.6.

Thượng đỉnh G7 bàn nhiều chuyện đại sự liên quan Nga-Ukraina

Ngọc Vân |

Hội nghị thượng đỉnh G7 khai mạc tại Đức ngày 26.6, tập trung bàn thảo một loạt chủ đề nóng liên quan cuộc xung đột Nga-Ukraina và cuộc khủng hoảng năng lượng, lương thực thế giới.