Tiêu điểm đầu tuần

Hoá giải bất thành

NGẠC NGƯ |

Trong phán quyết vừa rồi về vụ tranh chấp vịnh Piran ở biển Adria giữa Slovenia và Croatia, Toà án quốc tế ở La Haay (Hà Lan) đã đáp ứng yêu cầu của Slovenia nhiều hơn là của Croatia. Phán quyết này cho Slovenia được hưởng phần lớn vịnh Piran và hành lang biển rộng 2 hải lý dẫn ra vùng biển quốc tế.

Hoá giải hay làm trầm trọng hơn?

Lẽ ra, phán xử này của toà sẽ chấm dứt cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa hai thành viên Liên minh Châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở giữa Châu Âu này. Nhưng trên thực tế lại không được như vậy, vì phía Croatia không chấp nhận phán xử của toà. Phía Slovenia coi phán quyết nói trên của toà là quyết định lịch sử và tuyên bố sẽ bắt tay ngay vào việc thực hiện phán quyết.

Không chỉ hai nước này tiếp tục xung khắc và bất hoà mà cả EU và toà án quốc tế kia cũng không tránh khỏi khó xử.

Slovenia và Croatia đều thuộc Liên bang Nam Tư trước đây. Thời ấy, chuyện biên giới rõ ràng giữa các nước cộng hoà thuộc liên bang không cần thiết. Năm 1991, cả hai trở thành quốc gia độc lập và chuyện phân định ranh giới quốc gia trở nên không thể thiếu và rất quan trọng. Hai nước này tranh chấp chủ quyền đối với vịnh Piran từ đấy. Yêu cầu của Croatia khiến Slovenia không thể tiếp cận được vùng biển quốc tế. Về phương diện pháp lý quốc tế, hai bên đều có lập luận xác đáng và ưu thế như nhau.

Nhưng trong chuyện tranh chấp này, thế mạnh và ưu thế đâu chỉ có thuần tuý về pháp lý quốc tế. Slovenia gia nhập EU trước Croatia và nếu Croatia không có ý định gia nhập EU thì tương quan lực lượng giữa hai bên trong chuyện này chẳng thay đổi gì. Nhưng vì Croatia xin được đứng vào hàng ngũ thành viên của EU nên Croatia phụ thuộc vào sự đồng ý của Slovenia. Bởi lẽ, các thành viên EU có quyền phủ quyết những quyết định quan trọng trong EU như kết nạp thêm thành viên mới.

Trong suốt thời gian không phải ngắn, Slovenia vì chuyện này mà kiên quyết ngăn cản EU kết nạp Croatia. Về sau, giải pháp thoả hiệp là Slovenia không còn phủ quyết nữa nhưng cả hai phải để cho Toà án quốc tế ở La Haay phán xử về vụ tranh chấp và phải cam kết tuân thủ phán xử của toà. Croatia được gia nhập EU và phiên toà được thành lập. Thành phần hội đồng xét xử bao gồm 5 thẩm phán, trong đó Toà án quốc tế ở La Haay cử ra 3, Croatia và Slovenia mỗi nước cử ra một. Cho đến lúc này, mọi chuyện vẫn suôn sẻ.

Phiên tòa hết giá trị

Vụ việc thay đổi cơ bản từ tháng 7.2015 khi chuyện trao đổi ngầm giữa thẩm phán được Slovania cử ra với Bộ trưởng Ngoại giao Slovenia bị phanh phui. Croatia tuyên bố rút khỏi phiên toà này, tức là không còn công nhận quyền của toà phán xử vụ việc nữa. Toà án quốc tế ở La Haay cử một thẩm phán quốc tế khác thay thế và tiếp tục xử lý vụ việc. Mới đây, toà đưa ra phán xử nói trên.

Lúc đầu, chuyện sử dụng toà án này để hoá giải mối bất hoà giữa Slovenia và Croatia là ý tưởng hay, hợp với sứ mệnh của toà và dễ dàng buộc hai bên phải tâm phục khẩu phục. Để cho toà phân xử cũng còn là chủ ý rất khôn khéo của EU bởi nếu để hai bên liên quan tự thoả thuận thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ thoả thuận được. Sau khi đã kết nạp Slovenia, EU không thể khép cửa liên minh trước Croatia. Nhưng EU cũng không thể buộc Slovenia từ bỏ quyền phủ quyết. Trong lịch sử EU đâu có thiếu lần các thành viên sử dụng quyền phủ quyết này. Chẳng hạn như hiện tại, chẳng phải Hy Lạp vẫn kiên quyết phủ quyết việc kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ chừng nào nước này chưa chịu nhượng bộ để đảo Síp được thống nhất hay sao? Croatia phải chấp nhận để cho toà phán xử vì nhu cầu gia nhập EU càng sớm càng tốt. Slovenia đồng ý nay việc để cho toà xét xử vì khi ấy sẽ buộc Croatia phải nhượng bộ, không nhiều thì ít. Sau khi gia nhập EU, Croatia đã tận dụng ngay cơ hội đầu tiên có được để rút khỏi phiên toà một cách đàng hoàng với chính danh và thuận ngôn.

Câu hỏi quyết định được đặt ra nhưng không thấy ai trả lời là việc Croatia rút ra khỏi phiên toà năm 2015 có hợp pháp hay không và việc toà này vẫn tiếp tục xử sau chuyện bê bối và sau khi Croatia tuyên bố không tham gia nữa có hợp pháp hay không. Hiệu lực về pháp lý quốc tế của phán xử mới đây của toà về vụ việc này phụ thuộc vào câu trả lời cho những câu hỏi ấy. Trước mắt chỉ thấy sứ mệnh hoá giải của toà bất thành và mối bất hoà giữa hai nước không chỉ vẫn dai dẳng mà còn sâu sắc thêm. Nếu phía Croatia không thực hiện phán quyết như đã tuyên bố thì phía Slovenia đơn phương thực hiện phỏng có ích gì?

NGẠC NGƯ
TIN LIÊN QUAN

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger kêu gọi Nga - Mỹ hòa giải bằng đàm phán

Hà Liên |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger bày tỏ hi vọng, Mỹ và Nga cải thiện quan hệ song phương, chung tay giải quyết các cuộc xung đột quốc tế, khi ông đến Nga tham dự một hội thảo quốc tế và được Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp đón.

Nga làm trung gian hòa giải giữa Qatar và các nước vùng Vịnh?

Hà Liên |

Cuộc khủng hoảng ngoại giao của các quốc gia vùng Vịnh và cách thức giải quyết vấn đề này kỳ vọng sẽ được thảo luận trong cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga và Ngoại trưởng Qatar tại cuộc gặp ngày hôm nay (10.6).

Qatar “xuống nước” hòa giải, cam kết không đáp trả các nước vùng Vịnh

Hà Liên |

Bộ trưởng Ngoại giao Qatar cho biết, Doha sẵn sàng cho các nỗ lực hòa giải sau khi bị các quốc gia lớn của thế giới Arab chấm dứt quan hệ ngoại giao. Đồng thời, Tiểu vương Qatar chấp thuận hoãn một bài phát biểu cho Kuwait có cơ hội xoa dịu căng thẳng trong khu vực.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger kêu gọi Nga - Mỹ hòa giải bằng đàm phán

Hà Liên |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger bày tỏ hi vọng, Mỹ và Nga cải thiện quan hệ song phương, chung tay giải quyết các cuộc xung đột quốc tế, khi ông đến Nga tham dự một hội thảo quốc tế và được Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp đón.

Nga làm trung gian hòa giải giữa Qatar và các nước vùng Vịnh?

Hà Liên |

Cuộc khủng hoảng ngoại giao của các quốc gia vùng Vịnh và cách thức giải quyết vấn đề này kỳ vọng sẽ được thảo luận trong cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga và Ngoại trưởng Qatar tại cuộc gặp ngày hôm nay (10.6).

Qatar “xuống nước” hòa giải, cam kết không đáp trả các nước vùng Vịnh

Hà Liên |

Bộ trưởng Ngoại giao Qatar cho biết, Doha sẵn sàng cho các nỗ lực hòa giải sau khi bị các quốc gia lớn của thế giới Arab chấm dứt quan hệ ngoại giao. Đồng thời, Tiểu vương Qatar chấp thuận hoãn một bài phát biểu cho Kuwait có cơ hội xoa dịu căng thẳng trong khu vực.