EU đau đầu vì dòng lao động nhập cư từ Đông Âu

THÀNH LƯƠNG |

Liên minh Châu Âu (EU), đi đầu là nước Pháp, có thể thắt chặt dòng lao động nhập cư, rẻ tiền đến từ Đông Âu trong thời gian ngắn sắp tới. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiết lộ EU đã có kế hoạch chi tiết cho vấn đề này.

Trong một vài tuyên bố kể từ trước khi lên nhậm chức Tổng thống Pháp, ông Macron vẫn luôn công khai đề cập những tác động của vấn đề lao động nhập cư.

Mới đây nhất trong chuyến công du tại Romania, ông Macron tiết lộ rằng một kế hoạch đối phó với tình trạng này đã được đặt trên bàn làm việc các nguyên thủ Châu Âu, và cảnh báo tương lai của EU sẽ chịu những tác động tiêu cực nếu tất cả không cùng thay đổi.

Tổng thống Pháp cho biết một thỏa thuận giữa các bên có thể đạt được vào cuối năm nay, sau khi ông liên tiếp cảnh báo về dòng lao động nhập cư mất kiểm soát, chủ yếu tới từ Đông Âu, sẽ là mối đe dọa toàn diện với EU.

Theo quan điểm của ông Macron, sẽ có những tác động lớn, tiêu cực và nghiêm trọng về chính trị một khi những người lao động nhập cư từ Đông Âu, vốn được trả lương thấp, tìm được việc làm và vươn lên trong xã hội ở những quốc gia lớn, phát triển hơn tại Châu Âu.

Những số liệu thống kê trong 3-5 năm trở lại đây cho thấy số lượng công nhân (được công bố tên) từ các quốc gia Đông Âu, bao gồm Romania và Ba Lan, trả thuế và phí bảo hiểm xã hội trong hệ thống ngày càng tăng lên ở các nước Tây Âu.

Điều này cho thấy, chủ lao động ở Tây Âu đang có xu hướng dùng nhân công rẻ tiền, tới từ bên ngoài hơn là thuê người lao động tại chỗ, nơi mà chi phí phúc lợi cao hơn rất nhiều theo các quy định của luật.

Lĩnh vực có số lượng nhân công được thuê từ bên ngoài nhiều nhất là xây dựng; ngoài ra, thợ hàn, thợ điện và chăm sóc người cao tuổi cũng là những nghề được nhắc đến.

Trong tuyên bố của mình ngay tại Bucharest, Tổng thống Macron bày tỏ mong muốn các công ty, tập đoàn thuộc EU dành nhiều đầu việc hơn cho người lao động tại chỗ, trả mức lương ngang bằng cho công nhân bất kể quốc tịch, nhưng hạn chế số lượng đầu việc có nhu cầu thuê từ nước ngoài, ít nhất 1 năm kể từ khi phát sinh nhu cầu.

“Vấn đề không phải là cấm các công ty vận tải đường bộ Romania làm việc ở mọi nơi tại Châu Âu” - ông Macron nói, ám chỉ tới việc các lái xe vận tải người Romania thường được các công ty Tây Âu thuê hợp đồng theo thời vụ hoặc ngắn hạn. “Vấn đề là những quy định mới cần được ban hành, không chỉ để bảo vệ tốt hơn các công nhân Pháp, mà còn là đồng nghiệp và gia đình của họ, khỏi những cạnh tranh thiếu công bằng”.

Các công nhân Đông Âu được thuê ngắn hạn hay thời vụ hiện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động của EU, nhưng được cho là tác nhân dẫn tới tình trạng phá giá mức lương trả cho các đồng nghiệp Tây Âu; ở khía cạnh khác, họ làm giảm áp lực về lương đối với chủ lao động, nhưng lại tăng sự bất bình đẳng về thu nhập.

Năm ngoái, Ủy ban Châu Âu đã đề ra các quy định mới về mức lương dành cho công nhân địa phương và thuê từ bên ngoài, nhưng các đề xuất bị phản đối bởi các nước thành viên Trung và Đông Âu.

Tổng thống Romania Klaus Iohannis tuyên bố các quy định của EU cần được làm rõ ràng hơn. “Không ai muốn tạo ra những môi trường làm việc thuận lợi hơn cho người này, hay bất lợi cho người khác” - ông Iohannis khẳng định.

Ông Iohannis cũng chỉ ra những mối liên hệ gần gũi về mặt văn hóa và kinh doanh giữa nước mình và Pháp, nói rằng thương mại song phương hiện trị giá khoảng 8 tỉ euro.

Ủy ban Lương quốc gia của Romania cho biết có khoảng 50.000 công nhân nước này đã ra nước ngoài làm việc trong năm ngoái, chủ yếu là ở các nước EU.

Về phần mình, ông Macron bày tỏ quan điểm rằng không gian Schengen, bao gồm 26 nước Châu Âu không cần kiểm tra passport, cho phép công dân tự do qua lại trên biên giới, trong đó có nước Pháp, không phản đối về nguyên tắc việc Romania gia nhập khu vực này, nhưng khẳng định việc kiểm soát biên giới là cần thiết và cần phải được cải thiện trước tiên.

Sau chuyến công du Romania, ông Macron cùng phu nhân sẽ tới Bulgaria trong ngày 25.8 để thảo luận về một số vấn đề liên quan tới việc nước này muốn gia nhập vào khu vực Schengen.

THÀNH LƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Bản tin dự báo thời tiết tuần tới từ 23.1 đến 29.1

Bắc Hà - Minh Ánh |

Dự báo thời tiết tuần tới từ 23.1 đến 29.1: Trong tuần tới, nhiệt độ tại khu vực các tỉnh miền Bắc nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng tăng nhẹ từ 1-2 độ. Tuy nhiên, người dân vẫn cảm nhận rõ giá rét. Trong khi đó, mưa vẫn xuất hiện ở khu vực các tỉnh miền Trung.

Tận mắt chào đón những "mèo vàng" đầu tiên của năm mới Quý Mão 2023

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Minh Quân - con đầu lòng của sản phụ Vũ Tiêu Yến Linh - ra đời ngay vào đêm giao thừa Tết Quý Mão. Con đã trở thành một trong những công dân "mèo vàng" đầu tiên ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương - tuyến cuối của ngành sản khoa Việt Nam.

Người dân xếp hàng vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày mùng 1 Tết

Đinh Thiện - Tùng Giang |

Ngày 1 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhiều người dân Hà Nội đứng xếp hàng để mua vé vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Huấn luyện viên Mai Đức Chung và điều chưa kể về hành trình đến World Cup

AN NGUYÊN |

Cách đây 1 năm, hành trình đến World Cup 2023 của bóng đá nữ Việt Nam như một câu chuyện cổ tích được viết nên bởi huấn luyện viên Mai Đức Chung và các học trò.

Những năm Mão đáng nhớ trong lịch sử dân tộc

Anh Đức - Hoàng Anh |

Khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam; ra đời bộ Luật Hồng Đức hay thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là những sự kiện đều diễn ra vào năm Mão.

Chú mèo của năm, nuôi ngược lại chủ

Minh Ánh - Hà Chi |

Chỉ bằng những clip Tiktok quay lại những hoạt động thường ngày, chú mèo Chi Thối này năm qua đã kiếm về hàng trăm triệu về cho chủ của mình.

Việt Nam và hành trình kể những câu chuyện về vẻ đẹp bất tận

Nick M |

Nhà thám hiểm lừng danh người Morocco - Ibn Battuta – từng nói: “Du lịch – ban đầu nó khiến bạn không thốt nên lời, và sau đó biến bạn trở thành một người kể chuyện”. Và du lịch Việt Nam, đã và đang kể những câu chuyện về vẻ đẹp bất tận đi khắp thế giới.

NSND Tự Long nói về sự xuất hiện của NSND Công Lý ở Táo Quân 2023

Mi Lan |

NSND Công Lý xuất hiện ngắn gọn ở Táo Quân 2023 với 3 câu thoại ngắn.