Đầu tư của Trung Quốc vào châu Á tăng mạnh

Song Minh |

Đầu tư của Trung Quốc vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng mạnh trong năm 2023, đi ngược lại xu hướng toàn cầu.

Tờ Asia Nikkei đưa tin, báo cáo của Đại học Griffith ở Brisbane (Australia) và Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải (Trung Quốc) cho thấy, tổng đầu tư của Trung Quốc đạt gần 20 tỉ USD trên khắp châu Á - Thái Bình Dương vào năm ngoái, tăng 37%. Trong số này, đầu tư vào lĩnh vực xây dựng chiếm khoảng 17 tỉ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2022.

Báo cáo cho biết, những con số này trái ngược hoàn toàn với mức giảm 12% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nền kinh tế mới nổi của châu Á năm ngoái. Dữ liệu được đưa ra trong bối cảnh tại kỳ họp Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc diễn ra trong tuần này, chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5% cho năm 2024, tương đương với mục tiêu của năm ngoái.

Christoph Nedopil - Giám đốc Viện Griffith châu Á - nhận thấy xu hướng thú vị nhất trong năm 2023 là sự tham gia "xanh" mạnh mẽ của Trung Quốc thông qua đầu tư vào năng lượng và khai thác mỏ. Dữ liệu cho thấy đầu tư của Trung Quốc đang bắt đầu quay trở lại như trước đại dịch COVID-19.

Khoảng 50% đầu tư của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2023 là ở Đông Nam Á, tăng 27% so với năm trước đó. Indonesia là nước nhận nhiều nhất với khoảng 7,3 tỉ USD. Một phần đáng kể trong số này là việc TikTok mua lại 75% cổ phần của đơn vị thương mại điện tử Tokopedia thuộc tập đoàn công nghệ Indonesia GoTo với giá 840 triệu USD.

Trong khi đó, sáu quốc gia: Philippines, Mông Cổ, Myanmar, Papua New Guinea, Tajikistan và Thổ Nhĩ Kỳ không tiếp nhận dự án đầu tư hoặc xây dựng mới nào của Trung Quốc trong năm ngoái. Mức độ tham gia vào Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) cũng giảm khoảng 74%, trong bối cảnh quốc gia Nam Á này bất ổn chính trị và lo ngại về hoạt động quân sự. Đầu tư của Trung Quốc ở Australia cũng giảm khoảng 66%.

Nhìn chung, các công ty tư nhân Trung Quốc thống trị đầu tư ở châu Á - Thái Bình Dương trong năm qua, nhiều công ty Trung Quốc tham gia hơn so với hai năm trước. Trong khi đó, đầu tư trong lĩnh vực xây dựng, giống như các năm trước, chủ yếu do các doanh nghiệp Nhà nước chi phối.

Hầu hết các nhà đầu tư tư nhân mới đều tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng và vật liệu pin, nhấn mạnh việc Trung Quốc đang vươn lên dẫn đầu chuỗi cung ứng công nghiệp năng lượng tái tạo và khoáng sản quan trọng của thế giới.

Chiết Giang Huayou Cobalt, một trong những tập đoàn tinh chế coban lớn nhất thế giới, đóng góp 21,2% vào tổng vốn đầu tư, tiếp theo là tập đoàn thương mại điện tử Alibaba với 11,6%.

Đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực kim loại và khai khoáng, đặc biệt là các tài nguyên liên quan đến quá trình chuyển đổi xanh như lithium và vật liệu pin như niken cho xe điện, tập trung vào Indonesia, Hàn Quốc, Việt Nam và Bangladesh. Tổng đầu tư trong các lĩnh vực này đạt 5,3 tỉ USD, tăng 130% kể từ năm 2022, nhưng vẫn chậm so với năm 2018 và 2019.

Các khoản đầu tư đáng chú ý vào lĩnh vực xe điện bao gồm liên doanh giữa Chiết Giang Huayou Cobalt và LG Chem tại Hàn Quốc và các nhà máy của các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc tại các quốc gia như: Thái Lan, Việt Nam và Malaysia.

Báo cáo dự đoán đầu tư và xây dựng của Trung Quốc trong khu vực sẽ phục hồi hơn nữa trong năm nay, do quá trình chuyển đổi xanh ngày càng cấp bách cũng như nhu cầu trong nước suy yếu thúc đẩy các công ty Trung Quốc tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Mỹ có thể cấm bán dầu cho Trung Quốc

Khánh Minh |

Mỹ đề xuất cấm bán dầu cho Trung Quốc trong dự luật tài trợ được các nhà lập pháp ở Washington công bố.

Trung Quốc dự định triển khai hệ thống camera giám sát mặt trăng

Anh Vũ |

Trung Quốc đang chuẩn bị triển khai hệ thống giám sát Mặt trăng đầy tham vọng, mang tên Skynet 2.0, nhằm đảm bảo an ninh cho căn cứ Mặt trăng và thúc đẩy vị thế trong lĩnh vực không gian.

Trung Quốc có bước đột phá trong thám hiểm lòng Trái đất

Khánh Minh |

Lần đầu tiên Trung Quốc khoan một hố thẳng đứng sâu hơn 10.000 mét vào lòng Trái đất.

Sự đổi thay của Cao nguyên trắng Bắc Hà qua góc máy các nhiếp ảnh gia

Long Nguyễn - Bảo Nguyên |

Lào Cai - Triển lãm ảnh nghệ thuật “Bắc Hà xưa và nay” nằm trong khuôn khổ các hoạt động Festival Cao nguyên trắng 2024 diễn ra đến hết ngày 10.3.

Chuyên gia, giáo viên ủng hộ dừng tuyển sinh lớp 6 Trường Amsterdam

Tuyết Anh |

Trước thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hà Nội dừng tuyển sinh lớp 6 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, nhiều giáo viên và chuyên gia giáo dục đồng tình, ủng hộ.

Cú bắt tay trị giá hàng trăm triệu USD của Taylor Swift và Singapore

Huyền Chi |

Singapore là điểm đến duy nhất ở Đông Nam Á của Taylor Swift trong khuôn khổ The Eras Tour. 6 đêm diễn độc quyền của ngôi sao người Mỹ giúp kinh tế, du lịch của quốc đảo sư tử “hốt bạc”.

Tăng Thanh Hà rủ chồng ăn đủ đặc sản, ngồi quán vỉa hè ở Hà Nội

Minh Trang |

Tăng Thanh Hà vừa chia sẻ trải nghiệm ăn uống trong chuyến thăm Hà Nội ngắn ngày.

Người mắc đái tháo đường tại Việt Nam tăng chóng mặt

Thảo Anh |

Hiện nay, Việt Nam đã có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Đáng chú ý, trong đó, hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng. Đây được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Tuy nhiên, mọi người hiểu biết về căn bệnh này khá hạn chế.

Mỹ có thể cấm bán dầu cho Trung Quốc

Khánh Minh |

Mỹ đề xuất cấm bán dầu cho Trung Quốc trong dự luật tài trợ được các nhà lập pháp ở Washington công bố.

Trung Quốc dự định triển khai hệ thống camera giám sát mặt trăng

Anh Vũ |

Trung Quốc đang chuẩn bị triển khai hệ thống giám sát Mặt trăng đầy tham vọng, mang tên Skynet 2.0, nhằm đảm bảo an ninh cho căn cứ Mặt trăng và thúc đẩy vị thế trong lĩnh vực không gian.

Trung Quốc có bước đột phá trong thám hiểm lòng Trái đất

Khánh Minh |

Lần đầu tiên Trung Quốc khoan một hố thẳng đứng sâu hơn 10.000 mét vào lòng Trái đất.