Cuộc trùng tu chờ đợi 4 thập kỷ

Thanh Hà |

Palace of Justice (hay Palais de Justice - Cung điện Công lý) ở Brussels là tòa nhà biểu tượng của đất nước Bỉ, được trùng tu lần gần nhất năm 1984, quá lâu đến nỗi giàn giáo xung quanh đã hỏng và nhiều người gọi tòa nhà hoành tráng bậc nhất thế giới này là "Cung điện Giàn giáo".

"Lồng sắt" quanh đại công trình

Palace of Justice, nơi đặt trụ sở của các tòa án chính của Bỉ, hiện ra như thành cổ Acropolis huy hoàng ở Brussels. Vào thời điểm xây dựng, đây là công trình lớn nhất châu Âu, thậm chí còn lớn hơn Vương cung thánh đường St Peter ở Rome, Italy. Cho đến ngày nay, đây vẫn là tòa án lớn nhất thế giới.

Theo Brussels Times, có quy mô khổng lồ như một công trình kiến trúc ziggurat Lưỡng Hà, khu phức hợp khổng lồ này tọa lạc ở một ngọn đồi. Với trần cao 80m, Palace of Justice đủ để chứa một công trình lớn khác của Brussels - Brussels Hôtel de Ville. Nội thất trong tòa nhà là sự kết hợp nhiều yếu tố, từ Hy Lạp - La Mã cổ điển đến Gothic, Baroque, trong phong cách được xem là kiến ​​trúc chiết trung. Nhưng ít người còn sống nào được chứng kiến ​​vẻ đẹp nguyên sơ của công trình kiến trúc hoành tráng bậc nhất thế giới này: Trong 4 thập kỷ qua, tòa án đã bị hệ thống giàn giáo che khuất.

Giàn giáo được dựng lên năm 1984 sau khi các kỹ sư lần đầu phát hiện ra các vết nứt của công trình. Từ giàn giáo tạm thời chuyển thành giàn giáo cố định. Do đó, hầu hết người Bỉ đương thời chỉ có hình dung về tòa nhà bên trong chiếc lồng kim loại khổng lồ. Thậm chí, năm 2013, có thông tin cho rằng giàn giáo đã tồn tại hàng thập kỷ này đã bị rỉ sét và không an toàn đến mức bản thân giàn giáo cần được cải tạo.

Giàn giáo vây quanh mái vòm của Palace of Justice ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP
Giàn giáo vây quanh mái vòm của Palace of Justice ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP

Từ năm 2023, cuộc trùng tu được chờ đợi thời gian dài đã được khởi động với công trình 140 năm tuổi này. Dự án trùng tu trị giá 200 triệu Euro dự kiến ​​hoàn thành năm 2028. Ngân sách cho phần trùng tu bên ngoài công trình dự kiến ​​vào khoảng 80 triệu Euro. Ngoài ra, các kế hoạch cho phần bên trong công trình, theo ước tính vào khoảng 100 - 150 triệu Euro.

Theo New York Times, ông André Demesmaeker, 52 tuổi, kiến ​​trúc sư của Chính phủ Bỉ, được giao nhiệm vụ năm 2023 về giám sát việc trùng tu mặt tiền bằng đá khổng lồ của công trình từ thế kỷ 19 ở trung tâm Brussels, cũng cho biết không thể giải thích tại sao việc trùng tu cung điện này lại mất nhiều thời gian như vậy.

Thủ tục hành chính chung là một yếu tố. Thêm vào đó là 2 giai đoạn dài không có Chính phủ. Ngoài ra, có một cựu quan chức của cơ quan xây dựng bị bắt vì tội tham nhũng. Công ty dựng giàn giáo đã phá sản. Trong khi đó, Cơ quan Xây dựng Bỉ - đơn vị quản lý tất cả các tài sản Nhà nước và chịu trách nhiệm bảo tồn các tòa nhà có giá trị lịch sử - đã bị chuyển qua chuyển lại giữa các bộ trong nhiều lần tổ chức lại Chính phủ.

Ông Jean-Pierre Buyle - chủ tịch của tổ chức Fondation Poelaert hay Poelaert Stichting do đoàn luật sư Brussels thành lập năm 2011 nhằm bảo tồn tòa nhà - cho biết, các bộ trưởng đóng vai trò quan trọng với thành công của dự án thường đến từ vùng Flanders và không mấy quan tâm đến việc tài trợ cho một dự án ở Brussels.

Hướng tới kỷ niệm 200 năm lập nước Bỉ

Palace of Justice là công trình do kiến ​​trúc sư Joseph Poelaert - kiến ​​trúc sư trưởng của Brussels - thiết kế năm 1861. Poelaert đã phác thảo các thiết kế cho một tòa nhà đồ sộ trên đồi

Mont aux Potences hay đồi Galgenberg, nơi những tên tội phạm bị kết án treo cổ vào thời Trung cổ. Tòa nhà cao hơn khu phố Marolles và hơn 75 ngôi nhà đã bị phá hủy để nhường chỗ cho công trình này. Poelaert đã thiết kế toàn bộ cung điện, từ mặt tiền đến các chi tiết nội thất, sử dụng một quy trình làm việc tổng thể phù hợp với các kiến ​​trúc sư theo trường phái Art Nouveau như Victor Horta và Josef Hoffmann thường thực hiện.

Chủ tịch Fondation Poelaert Jean-Pierre Buyle cho biết, Bỉ là quốc gia giàu thứ hai ở châu Âu vào thời điểm Quốc vương đầu tiên của nước này, Leopold I, ra lệnh xây dựng Palace of Justice. Viên đá đầu tiên của công trình được Leopold I đặt vào ngày 31.10.1866 và việc xây dựng được thực hiện dưới sự giám sát của kỹ sư Francois Wellens - Tổng thanh tra Bộ Công trình Công cộng. Tổng chi phí xây dựng, đất đai và nội thất vào khoảng 45 triệu franc vàng, gấp 5 lần ngân sách ban đầu. Tuy nhiên, ông Wellens cho rằng mức giá 1.500 franc/m2 vẫn hợp lý so với các công trình xây dựng khác vào thời điểm đó, như Sở giao dịch chứng khoán Brussels (1.200), việc tái thiết Maison du Roi trên quảng trường Grand Place (2.000), Đền Pantheon ở Paris (3.000) và Nhà hát Opera Paris (3.600).

Đã có những thay đổi lớn với Palace of Justice trong suốt những năm công trình này tồn tại. Hai cánh cửa ra vào bằng đồng, mỗi cánh nặng 10 tấn, đã bị nấu chảy trong Thế chiến thứ nhất để làm đại bác cho mặt trận. Các cánh cửa thay thế đã được làm lại sau chiến tranh. Trưa ngày 3.9.1944, vài giờ trước khi Brussels được quân Đồng minh giải phóng, quân Đức Quốc xã đã cho nổ tung mái vòm và tầng hầm của Palace of Justice. Mái vòm sụp đổ, tường sụp đổ và nội thất bị cháy xém. Trong quá trình tái thiết, mái vòm được xây dựng lại cao hơn nguyên bản 2,5m.

Hành lang bên trong Palace of Justice ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP
Hành lang bên trong Palace of Justice ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP

Quốc vụ khanh Bỉ Mathieu Michel - người phụ trách Cơ quan Xây dựng Bỉ - nhấn mạnh về việc một ngày nào đó, Palace of Justice có thể trở thành công trình biểu tượng của Brussels, giống như Atomium, Hôtel de Ville và Manneken Pis. Ông đề cập tới việc hình thành "con đường dân chủ" chạy dọc theo Rue de la Régence, hay Regentschapsstraat, từ Quốc hội liên bang, qua Cung điện Hoàng gia đến điểm cuối là Palace of Justice.

"Tôi muốn Palace of Justice trở thành biểu tượng của một nước Bỉ tôn trọng chính mình. Năm 2030, Bỉ sẽ kỷ niệm 200 năm độc lập. Tôi muốn tòa nhà này đóng vai trò quan trọng trong lễ kỷ niệm 200 năm độc lập. Tòa nhà này là một ngọn hải đăng, là biểu tượng của công lý, là biểu tượng của nền dân chủ. Khi nhìn thấy cung điện, tôi không chỉ thấy đó là một tòa nhà. Tôi thấy công lý" - ông nói.

Ông Demesmaeker coi dự án trùng tu này là công trình của cả cuộc đời nhưng cần tập trung vào những thách thức trước mắt. Vì cung điện nằm ở trung tâm thành phố nên chỉ có một không gian nhất định để làm việc, nghĩa là chỉ có thể phục hồi 1 trong 4 mặt tiền tại cùng một thời điểm. Mỗi mặt tiền mất khoảng 2 năm, một mốc thời gian có thể vượt quá ngân sách và ý chí chính trị. Khi được hỏi liệu có thể hoàn thành mục tiêu trùng tu xong vào năm 2030 hay không, ông Demesmaeker nói: “Tôi chỉ hy vọng hoàn thành trước khi nghỉ hưu".

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh di tích An Lăng tại Huế sau khi trùng tu

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Di tích An Lăng (TP. Huế) thuộc quần thể di tích Cố đô Huế vừa chính thức mở cửa đón khách sau khi dùng 40 tỉ đồng trùng tu.

Hiện trạng chùa Tây Phương trước khi được trùng tu

Ngọc Trang - Hải Nguyễn |

Ngày 22.2.2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Phóng viên Lao Động đã có ghi nhận thực tế về hiện trạng di tích này.

Diện mạo cung điện trong Đại nội Huế sau cuộc trùng tu gần 124 tỉ đồng

Phúc Đạt |

HUẾ - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa miễn phí các điểm di tích phục vụ khách du lịch dịp Tết, trong đó có điện Kiến Trung - nơi vừa được đầu tư hơn 124 tỉ đồng để trùng tu.

Nguyên Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc qua đời ở tuổi 64

Đức Mạnh |

Sáng 5.8, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, nguyên Chủ tịch VCCI - đột ngột qua đời ở tuổi 64.

Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương có Bí thư Thành ủy mới

ĐÌNH TRỌNG |

Tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định về công tác nhân sự. Trong đó, thành phố Thuận An có Bí thư Thành ủy mới.

Mỹ dự báo Iran có thể tấn công Israel hôm nay

Khánh Minh |

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tin rằng Iran có thể tấn công Israel sớm nhất vào ngày 5.8.

Công nhân không dám đi khám bệnh vì công ty chậm đóng BHXH

ĐÌNH TRỌNG - NHƯ QUỲNH |

Bình Dương - Liên quan đến vụ Công ty Hoàng Sinh ngoài nợ lương nhiều tháng, công ty còn nợ 15 tháng BHXH của công nhân, ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ.

Khách Tây thích mê trải nghiệm gội đầu bình dân ở Việt Nam

Nguyễn Đạt |

Gội đầu bình dân ở Việt Nam đang trở thành một trải nghiệm thú vị được nhiều du khách nước ngoài yêu thích.

Cận cảnh di tích An Lăng tại Huế sau khi trùng tu

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Di tích An Lăng (TP. Huế) thuộc quần thể di tích Cố đô Huế vừa chính thức mở cửa đón khách sau khi dùng 40 tỉ đồng trùng tu.

Hiện trạng chùa Tây Phương trước khi được trùng tu

Ngọc Trang - Hải Nguyễn |

Ngày 22.2.2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Phóng viên Lao Động đã có ghi nhận thực tế về hiện trạng di tích này.

Diện mạo cung điện trong Đại nội Huế sau cuộc trùng tu gần 124 tỉ đồng

Phúc Đạt |

HUẾ - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa miễn phí các điểm di tích phục vụ khách du lịch dịp Tết, trong đó có điện Kiến Trung - nơi vừa được đầu tư hơn 124 tỉ đồng để trùng tu.