Châu Âu trả tiền cho người đi xe đạp

Trương Hoa |

Nhiều quốc gia châu Âu như Pháp, Bỉ, Hà Lan... khuyến khích người dân sử dụng xe đạp đi làm nhằm giảm lượng phát thải và nâng cao sức khoẻ.

Nhiều quốc gia châu Âu triển khai chương trình trợ cấp người lao động dựa trên số kilomet sử dụng xe đạp. Tuy nhiên, chính sách của các quốc gia có nhiều khác biệt.

Tại Hà Lan, chính phủ đề xuất phụ cấp đi lại tính theo km đường. Hiện nay, người dân Hà Lan đạp xe trung bình 2,6km mỗi ngày.

Theo một nghiên cứu, nếu mô hình này được nhân rộng trên toàn thế giới, lượng khí thải carbon toàn cầu hàng năm sẽ giảm 686 triệu tấn - nhiều hơn toàn bộ lượng khí thải carbon của Vương quốc Anh.

Chính phủ Hà Lan khuyến khích thói quen lành mạnh này bằng cách cung cấp cho người đi xe đạp một khoản “phụ cấp tính theo kilomet đường".

Từ năm 2006, các doanh nghiệp Hà Lan đã thưởng cho những người đi xe đạp 0,19 Euro/km. Đây là khoản chi tiêu được chính phủ cho phép khấu trừ vào hóa đơn thuế. Khoản tiền này trước đây chỉ dành cho những người lái xe để trang trải chi phí nhiên liệu. Từ năm 2007, những người đi xe đạp cũng được hưởng chế độ này.

Một người đi xe đạp 10km mỗi ngày, 5 ngày trong một tuần có thể nhận được khoảng 450 Euro mỗi năm từ chương trình này.

Bỉ cũng có một chương trình tương tự như Hà Lan khi những người đi làm có thể nhận 0,24 Euro/km đạp xe. Theo Brussels Times, chương trình này được áp dụng rộng rãi, cứ 5 nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bỉ thì có 1 người được nhận trợ cấp xe đạp tính trong nửa đầu năm 2022.

Tại Pháp, những người đi làm ở có thể nhận tới 0,25 Euro/km đạp xe đi làm, tối đa khoảng 200 Euro mỗi năm. Theo kết quả từ giai đoạn thử nghiệm với 18 công ty, số lượng người đi xe đạp đã tăng 50%.

Ở Italia, những người đi xe đạp đi làm có thể được hưởng những quyền lợi khác nhau, phụ thuộc vào cơ quan chính quyền địa phương nơi họ sinh sống.

Tại Bari - thủ phủ vùng Puglia của Italia - những người đi làm bằng xe đạp nhận được 0,21 Euro/km đạp xe đi làm (tối đa là 25 Euro/tháng). Chính phủ Italia cũng cung cấp các phiếu mua hàng linh động để người đi làm mua xe đạp mới.

Một số quốc gia châu Âu khác không cung cấp phụ cấp theo km cho mỗi người đi xe đạp, nhưng có các biện pháp khuyến khích họ mua thiết bị.

Ở Luxembourg, những người đạp xe đi làm có thể được khấu trừ tới 300 Euro từ thuế thu nhập cá nhân để mua một chiếc xe đạp mới.

Tại Vương quốc Anh, nhân viên của các doanh nghiệp tham gia chương trình khuyến khích sử dụng xe đạp đi làm có thể mua một chiếc xe đạp thông qua chủ của họ. Người lao động cũng có thể yêu cầu giảm tới 32% giá của chiếc xe đạp khi khấu trừ thuế.

Trên khắp châu Âu, giới chức đang tìm cách triển khai các chương trình khuyến khích người dân đi xe đạp. Ở Tây Ban Nha, chính phủ đang xem xét chương trình mới “En Bici al trabajo”. Theo chương trình này, người lao động ở Tây Ban Nha sẽ được  trả lương khi đạp xe đi làm.

Đi xe đạp có rất nhiều lợi ích. Một nghiên cứu cho thấy, những người đạp xe đi làm có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn 45% và nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 46% so với những người khác.

Trương Hoa
TIN LIÊN QUAN

Châu Âu chi gần 800 tỉ Euro cho năng lượng lớn hơn quỹ phục hồi COVID-19

Song Minh |

Châu Âu chi cho khủng hoảng năng lượng gần 800 tỉ Euro, nhiều hơn quỹ phục hồi COVID-19.

Châu Âu đang chuẩn bị năng lượng cho mùa đông tiếp theo

Thanh Hà |

Tới nay, Châu Âu đã vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng sau xung đột Nga - Ukraina nhưng các doanh nghiệp và hộ gia đình đã nghĩ về cách vượt qua mùa đông tới.

Hãng hàng không khu vực từng lớn nhất Châu Âu sắp phá sản

Khánh Minh |

Hãng hàng không Flybe của Vương quốc Anh - từng lớn nhất Châu Âu - sụp đổ do mất khả năng thanh toán.

Nhập nhằng nguồn gốc dâu tây Mộc Châu giá rẻ

Bảo Thoa - Đức Trung |

Theo một số tiểu thương tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên - nơi cung cấp dâu tây cho rằng giá dâu tây Mộc Châu ở thời điểm hiện tại đắt hơn khoảng 3 - 4 lần so với dâu tây Trung Quốc đang bán trên thị trường. Vì vậy, đã có không ít người bán trà trộn dâu Trung Quốc gắn mác dâu Mộc Châu để kiếm lợi nhuận.

Chân dung tân Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC Lê Tiến Dũng

Đức Mạnh |

Ông Lê Tiến Dũng sẽ chính thức đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC từ ngày hôm nay (2.3).

Vụ trục lợi đất công tại Công viên Phần mềm Quang Trung: Sẽ xử lý dứt điểm

Huân Duy |

Liên quan đến tuyến bài điều tra "Trục lợi đất công tại công viên Phần mềm Quang Trung", Sở Xây dựng TPHCM cho biết, vụ việc đang được tiếp tục xử lý sai phạm dứt điểm theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND TPHCM.

Uống 2 chai bia sau giờ làm, người đàn ông dính phạt kịch khung

Chân Phúc - Nguyễn Ly |

TPHCM -  Bị CSGT phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (vượt mức 0,4 miligam/lít khí thở), người đàn ông cho biết, chỉ uống có 2 chai bia và nghĩ uống chừng đó sẽ không sao.

Bóng đá Việt Nam cùng huấn luyện viên Troussier: Định hình bước đầu mục tiêu World Cup

TAM NGUYÊN |

Huấn luyện viên Philippe Troussier sớm định hình những vấn đề quan trọng cho bóng đá Việt Nam giai đoạn mới.

Châu Âu chi gần 800 tỉ Euro cho năng lượng lớn hơn quỹ phục hồi COVID-19

Song Minh |

Châu Âu chi cho khủng hoảng năng lượng gần 800 tỉ Euro, nhiều hơn quỹ phục hồi COVID-19.

Châu Âu đang chuẩn bị năng lượng cho mùa đông tiếp theo

Thanh Hà |

Tới nay, Châu Âu đã vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng sau xung đột Nga - Ukraina nhưng các doanh nghiệp và hộ gia đình đã nghĩ về cách vượt qua mùa đông tới.

Hãng hàng không khu vực từng lớn nhất Châu Âu sắp phá sản

Khánh Minh |

Hãng hàng không Flybe của Vương quốc Anh - từng lớn nhất Châu Âu - sụp đổ do mất khả năng thanh toán.