Vụ cứu người TNGT ở Kon Tum: Bác sĩ vòi tiền người nghi phơi nhiễm HIV?

Lệ Hà |

Việc cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông ở Kon Tum đã khiến 24 người là y bác sĩ và người dân tiếp xúc với máu của một nạn nhân nhiễm HIV. Tuy nhiên, những người dân tham gia cứu nạn - không thuộc diện cấp phát thuốc chống phơi nhiễm HIV miễn phí - đã phải bỏ tiền mua thuốc với giá cao gấp 5 lần thị trường.
Người cứu nạn bỏ 5 triệu đồng mua thuốc chống phơi nhiễm HIV?
Vụ tai nạn giao thông (TNGT) tại địa phận xã Đắk Hring, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum vào ngày 30.6 có một người nhiễm HIV tử vong. 17 cán bộ y tế và 7 người dân tham gia cứu nạn, cấp cứu đã có tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân.
Nhiều trang mạng xã hội lan truyền thông tin tiêu cực của một thành viên tự giới thiệu là người trực tiếp tham gia cứu nạn trong vụ TNGT tại thôn 11, xã Đắk Hring, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum vào ngày 1.7 cho biết, anh rất bức xúc về cách đối xử của nhân viên y tế trong tình huống cứu người.
Cụ thể, tài khoản Facebook có tên "Le Tung" chia sẻ: "Tai nạn thương tâm xảy ra tại thôn 11, xã Đắk Hring, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum. Tôi thấy vậy nên đã chạy về nhà lấy xe tải chở 8 nạn nhân đi cấp cứu. Trong số này có 1 nạn nhân bị nhiễm HIV/ADIS đã tử vong và có chảy máu. Tôi có bế và máu của nạn nhân đó có dính vào vết thương trày xướt của tôi nên tôi được mọi người khuyên đi viện xin thuốc chống phơi nhiễm HIV. Khi xuống viện thi được bác sĩ nói là thuốc này chỉ được cấp cho những người làm nhiệm vụ, chứ không cấp cho dân thường. Còn tôi cứu người thì bác sĩ nói bán 5 triệu/liều".
Trước thông tin trên, ngày 3.7 trao đổi với PV Lao động, bà Nguyễn Thị Diệu Thúy - Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum - cho biết, đây là lần đầu tiên tại địa phương xảy ra sự việc trên. Tuy nhiên, lãnh đạo Trung tâm đã có chỉ đạo kịp thời trong quá trình cứu chữa, điều trị phơi nhiễm cho những người tham gia cứu chữa người bệnh trong vụ tai nạn.
Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum đã nhận được chỉ đạo từ Bộ Y tế về việc hướng dẫn các cơ sở y tế tiến hành tư vấn, xét nghiệm sàng lọc và cấp miễn phí thuốc ARV để điều trị phơi nhiễm HIV ngay cho những người có liên quan đến ca cấp cứu người nhiễm HIV theo quy định, kể cả người dân tham gia cấp cứu trong vụ tai nạn này.
“Trong quá trình giải quyết sự việc không tránh khỏi những thiếu sót. Trung tâm sẽ tiến hành tìm hiểu, báo cáo cụ thể sự việc”, bà Thúy cho hay.

Có việc thu tiền của người dân tham gia cứu hộ

Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cũng cho biết, theo quy định tại Quyết định số 265/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với người bị phơi nhiễm do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thuốc ARV dùng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV chỉ được cấp miễn phí cho những người bị phơi nhiễm do nghề nghiệp như cán bộ y tế, cán bộ lực lượng vũ trang, tổ công tác cai nghiện... bị phơi nhiễm khi đang làm nhiệm vụ.
Tuy nhiên, trường hợp này là trường hợp đặc biệt, có 7 người dân tích cực tham gia cấp cứu người bị nạn đã bị phơi nhiễm HIV, do vậy, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã chỉ đạo Sở Y tế Kon Tum tiến hành cấp miễn phí thuốc ARV để điều trị dự phòng cho cán bộ y tế và cả 7 người dân tham gia cấp cứu và có tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân này.
Đến nay, tất cả 17 cán bộ Y tế và 7 người dân bị phơi nhiễm HIV khi tham gia cấp cứu nạn nhân đã được tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV và cấp thuốc ARV để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm kịp thời.
Còn thông tin nhân viên y tế thu tiền của người dân tham gia cứu nạn nhân, ông Cảnh cho biết: Đúng là có việc này nhưng số tiền thu không phải 5 triệu. Nếu theo đúng Quyết định số 265/2003/QĐ-TTg trên thì việc thu tiền không sai. Tuy nhiên, đây là trường hợp đặc biệt nên Cục đã có chỉ đạo không thu tiền. Nếu đã thu thì trả lại người dân, đồng thời có những giải thích hợp lý.
Ông Cảnh cũng tiên lượng mức độ lây nhiễm HIV của người tham gia cứu chữa, theo báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum thì nạn nhân tử vong trong vụ TNGT đã điều trị ARV nhiều năm rồi. Về mặt khoa học, khi người nhiễm HIV đã được điều trị ARV từ 6 tháng trở lên thì nồng độ vi rút HIV trong máu ở mức rất thấp (dưới ngưỡng ức chế) nên khả năng lây truyền sang những người khác rất thấp. Mặt khác 24 người này lại được điều trị dự phòng phơi nhiễm ngay, do vậy hy vọng những người tiếp xúc trực tiếp với máu nạn nhân này sẽ không ai nhiễm HIV.
“Việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV kéo dài liên tục trong thời gian 28 ngày tức 4 tuần. Trong thời gian này, họ cần được tư vấn để theo dõi về tác dụng phụ có thể có của thuốc ARV. Không nên ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua. Nếu có các tác dụng phụ nặng cần đến các cơ sở y tế ngay”, ông Cảnh nói.
Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) khuyến cáo, mặc dù nguy cơ có thể thấp nhưng những người bị phơi nhiễm chưa loại trừ khả năng đã nhiễm HIV. Do vậy họ không được cho máu, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và nếu là phụ nữ đang nuôi con nhỏ thì không cho con bú cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV. Sau 3 tháng xét nghiệm lại nếu âm tính với HIV thì có thể khẳng định chắc chắn là họ không nhiễm HIV.

 

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Vụ 24 người nghi phơi nhiễm HIV sau TNGT ở Kon Tum: Bộ Y tế yêu cầu trả lại tiền cho dân

THÙY LINH |

Có 17 y-bác sĩ và 7 người dân liên quan bị nghi ngờ phơi nhiễm HIV khi làm nhiệm vụ cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân vào viện, tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm trong vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra ngày 30.6 tại Kon Tum.

Đã có kết quả xét nghiệm HIV của 24 người tham gia cứu nạn tại Kon Tum

L.Hà |

Chiều 2.7, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum đã thông báo kết quả xét nghiệm 17 nhân viên y tế và 7 người dân tham gia cứu người trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 30.6 tại tỉnh Kon Tum. Tất cả đều âm tính với HIV và tiếp tục được điều trị dự phòng phơi nhiễm.

24 người nghi phơi nhiễm HIV từ vụ TNGT ở Kon Tum, cần phải làm gì?

L.Hà |

Một trong bốn nạn nhân tử vong sau vụ TNGT do hai xe ô tô lao vào nhau tại tỉnh Kon Tum hôm 30.6 có nhiễm HIV. Điều đáng lưu ý, 17 y bác sĩ và 7 người dân - những người đã tham gia cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân vào viện, tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm - nay có nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV.

Dự báo diễn biến không khí lạnh và nắng nóng trong một tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh trong thời kỳ cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay khả năng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kì.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Đề xuất 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu

ANH THƯ |

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 6 vào tháng 10.2023. Theo đó, một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo là bổ sung quy định giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống 15 năm.

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Vụ 24 người nghi phơi nhiễm HIV sau TNGT ở Kon Tum: Bộ Y tế yêu cầu trả lại tiền cho dân

THÙY LINH |

Có 17 y-bác sĩ và 7 người dân liên quan bị nghi ngờ phơi nhiễm HIV khi làm nhiệm vụ cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân vào viện, tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm trong vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra ngày 30.6 tại Kon Tum.

Đã có kết quả xét nghiệm HIV của 24 người tham gia cứu nạn tại Kon Tum

L.Hà |

Chiều 2.7, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum đã thông báo kết quả xét nghiệm 17 nhân viên y tế và 7 người dân tham gia cứu người trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 30.6 tại tỉnh Kon Tum. Tất cả đều âm tính với HIV và tiếp tục được điều trị dự phòng phơi nhiễm.

24 người nghi phơi nhiễm HIV từ vụ TNGT ở Kon Tum, cần phải làm gì?

L.Hà |

Một trong bốn nạn nhân tử vong sau vụ TNGT do hai xe ô tô lao vào nhau tại tỉnh Kon Tum hôm 30.6 có nhiễm HIV. Điều đáng lưu ý, 17 y bác sĩ và 7 người dân - những người đã tham gia cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân vào viện, tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm - nay có nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV.