Vaccine thay thế vaccine Quinvaxem có đảm bảo an toàn?

L.Hà |

Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vaccine Quinvaxem bằng loại vaccine phối hợp 5 trong 1 tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh. 

Trước thông tin này, nhiều người tỏ ra quan ngại bởi vaccine Quinvaxem đã bị "tai tiếng" trong thời gian dài, tại sao bây giờ mới được thay thế?

Giai đoạn 2013-2015, hàng loạt ca tai biến nặng sau khi tiêm vaccine Quinvaxem. Thời điểm đó, nhiều ý kiến được đặt ra về việc thay thế vaccine Quinvaxem. Tuy nhiên, Bộ Y tế khẳng định: Vaccine Quinvaxem vẫn an toàn. Việc thay thế vaccine cần phải dựa vào các bằng chứng khoa học, không thể cứ xảy ra trường hợp tai biến nặng sau khi tiêm chủng là thay thế ngay loại vaccine đang sử dụng. Không phải vaccine nào cũng an toàn 100% và bất kỳ loại vaccine nào cũng có tỷ lệ phản ứng nhất định. 

Ngày 28.3, trao đổi  với báo Lao Động, ông Đỗ Sỹ Hiển, nguyên Chủ nhiệm Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho rằng: Việc thay thế vaccine là hết sức bình thường, không gây ảnh hưởng đến chất lượng tiêm chủng. Hiện việc chuyển đổi sử dụng vaccine Quinvaxem bằng loại vaccine phối hợp 5 trong 1 tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh đang được Bộ Y tế đưa ra do Hàn Quốc ngưng sản xuất, không phải do chất lượng. Vaccine 5 trong 1 hiện Việt Nam chưa sản xuất được nên chắc chắn phải nhập khẩu. 

Các vaccine nhập khẩu vào Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của Việt Nam. Vaccine nhập về đảm bảo đạt các tiêu chuẩn theo quy định của Việt Nam và của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). "Do đó, người dân không quá lo lắng với chất lượng vaccine thay thế sắp tới. Điều quan trọng là người dân cần đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ nhỏ", ông Đỗ Sỹ Hiển khuyến cáo.

WHO đánh giá Việt Nam là điểm sáng về tiêm chủng, sớm đạt mục tiêu thiên niên kỷ về chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Đứng trước thông tin thay thế vaccine, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) trấn an: Việc chọn vaccine thay thế Quinvaxem, Bộ Y tế đã có kế hoạch cụ thể. Vaccine thay thế sẽ đảm bảo chất lượng và an toàn. Điều quan trọng hiện nay, tôi khẳng định vaccine là một trong những thành tựu quan trọng nhất của thế kỷ 20. Nếu như không duy trì tỷ lệ tiêm chủng thì dịch bệnh sẽ bùng phát và tất cả cộng đồng phải gánh chịu hậu quả. Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch là bảo vệ cho từng cá thể và cho cộng đồng.

"Trào lưu chống vaccine là một trào lưu nguy hiểm, có thể làm ảnh hưởng đến những thành quả như thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và nỗ lực tiến đến loại trừ bệnh sởi ở Việt Nam. Việt Nam không có quy định phạt nếu gia đình không cho trẻ đi tiêm chủng, mà coi đây là một chương trình y tế công cộng nhiều ý nghĩa và vận động cha mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, nhằm bảo vệ trẻ khỏi bị lây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm", PGS.TS Phu nói.

L.Hà
TIN LIÊN QUAN

Infographic: “Tai tiếng” vaccine Quinvaxem

Văn Thắng - Lệ Hà |

Sau gần 10 năm lưu hành tại Việt Nam, từ tháng 4.2018,vaccine Quinvaxem chính thức dừng sử dụng. Trong quá trình lưu hành  tại Việt Nam, vaccine Quinvaxem là vaccine có nhiều "tai tiếng" nhất với 43 trường hợp tai biến sau khi tiêm và phải tạm ngưng sử dụng trong 5 tháng.

Bộ Y tế chưa chốt loại vaccine thay thế Quinvaxem

THÙY LINH |

Ngày 27.3, Bộ Y tế đã chính thức đưa ra thông báo về việc dừng tiêm loại vaccine “tai tiếng” này. Vaccine phối hợp 5 trong 1 phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib Quinvaxem mặc dù có những tác dụng nhất định trong công tác phòng, chống dịch bệnh nhưng trước nay chưa tạo được lòng tin trong nhân dân.

Tháng 5 tới, vaccine Quinvaxem sẽ vắng bóng tại Việt Nam

L.Hà |

Việt Nam sẽ đưa vào sử dụng vaccine 5 trong 1 mới ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib cho trẻ em, thay thế cho vaccine Quinvaxem đã sử dụng gần 10 năm qua.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Infographic: “Tai tiếng” vaccine Quinvaxem

Văn Thắng - Lệ Hà |

Sau gần 10 năm lưu hành tại Việt Nam, từ tháng 4.2018,vaccine Quinvaxem chính thức dừng sử dụng. Trong quá trình lưu hành  tại Việt Nam, vaccine Quinvaxem là vaccine có nhiều "tai tiếng" nhất với 43 trường hợp tai biến sau khi tiêm và phải tạm ngưng sử dụng trong 5 tháng.

Bộ Y tế chưa chốt loại vaccine thay thế Quinvaxem

THÙY LINH |

Ngày 27.3, Bộ Y tế đã chính thức đưa ra thông báo về việc dừng tiêm loại vaccine “tai tiếng” này. Vaccine phối hợp 5 trong 1 phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib Quinvaxem mặc dù có những tác dụng nhất định trong công tác phòng, chống dịch bệnh nhưng trước nay chưa tạo được lòng tin trong nhân dân.

Tháng 5 tới, vaccine Quinvaxem sẽ vắng bóng tại Việt Nam

L.Hà |

Việt Nam sẽ đưa vào sử dụng vaccine 5 trong 1 mới ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib cho trẻ em, thay thế cho vaccine Quinvaxem đã sử dụng gần 10 năm qua.