Trẻ em lứa tuổi nào cần ưu tiên tiêm vaccine COVID-19?

LÊ PHI LONG (thực hiện) |

Tình hình nhiễm COVID-19 đối với trẻ em như thế nào, mức độ bệnh có nặng khi trẻ em không may bị nhiễm COVID-19, nên tiêm vaccine cho trẻ em ở độ tuổi nào - đó là những câu hỏi nhiều người quan tâm.

Trước việc nhiều phụ huynh phân vân, thắc mắc về việc tiêm chủng COVID-19 cho trẻ em từ 17 tuổi trở xuống nên được hiểu như thế nào cho đúng, PV Báo Lao Động đã phỏng vấn PGS-TS. Trần Đình Bình, Trường Đại học Y Dược (Đại học Huế) - một chuyên gia về vi sinh y học và dịch tễ để hiểu rõ hơn vấn đề này.

Thưa PGS, theo nghiên cứu thực tế thì tình hình nhiễm COVID-19 ở trẻ em tại Việt Nam như thế nào?

- Ngược lại với nhiều bệnh nhiễm virus đường hô hấp như cúm, nhiễm adenovirus, sởi… thường gặp ở trẻ em và có thể gây triệu chúng nặng nề, thậm chí gây tử vong thì trong đại dịch COVID-19 hiện nay, chỉ có ít trẻ em có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, đồng thời ở những trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính lại có các triệu chứng lâm sàng khi mắc bệnh nhẹ hơn nhiều so với người lớn.

Trong số khoảng 20.000 ca COVID-19 ở người dưới 15 tuổi ghi nhận tại Việt Nam (đang được điều trị tại các cơ sở y tế, chưa kể những trẻ không có triệu chứng, hoặc bệnh nhẹ chỉ theo dõi chăm sóc tại nhà), tỷ lệ mắc của nhóm 0-2 tuổi là 2,5%; 3-12 tuổi là 8,9%; 13-17 là 5,7%. Tỷ lệ tử vong ở nhóm 0-2 tuổi là 0,19%; 3-12 tuổi là 0,06%; từ 13-17 tuổi là 0,09%.

Vậy tại sao có sự khác biệt về biểu hiện lâm sàng và diễn tiến của nhiễm SARS-CoV-2 ở trẻ em và người lớn như vậy?

- Theo các nghiên cứu, bệnh COVID-19 ít nghiêm trọng ở trẻ em đã được báo cáo, rất hiếm khi phải nhập viện hoặc tử vong. Tuy nhiên, một số lượng nhỏ trường hợp tử vong cũng đã được ghi nhận. Giống như người lớn, trẻ em mắc các bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như tiểu đường, béo phì, bệnh tim bẩm sinh, các khiếm khuyết di truyền hoặc các tình trạng ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc chuyển hóa có nguy cơ cao bị các biến chứng nghiêm trọng của COVID-19.

Hiện nay, người ta thừa nhận rằng trẻ em ít nhiễm COVID-19 và diễn tiến của bệnh ít nghiêm trọng hơn ở trẻ em và trẻ sơ sinh so với người lớn. Một số giả thuyết và cơ chế sinh lý bệnh học có thể giải thích biểu hiện bệnh nhẹ ở trẻ em đã được đưa ra, có thể là do đáp ứng miễn dịch bẩm sinh (miễn dịch hay cơ chế đề kháng không đặc hiệu) ở trẻ em khá mạnh do các tế bào miễn dịch, đặc biệt là tế bào Lympho T đang được huấn luyện tại tuyến ức, các kháng thể tự nhiên (do mẹ truyền sang, do được tiêm chủng đầy đủ trong chương trình tiểm chủng mở rộng) nhiều hơn, hoạt tính hơn, nên phản ứng nhanh hơn với các tác nhân lây nhiễm so với người lớn khiến trẻ ít mắc COVID-19 hơn người lớn.

PGS.TS Trần Đình Bình đang nghiên cứu tình hình nhiễm COVID-19 trên đối tượng trẻ em. Ảnh: LPL
PGS.TS Trần Đình Bình đang nghiên cứu tình hình nhiễm COVID-19 trên đối tượng trẻ em. Ảnh: LPL

Hoặc trẻ em có niêm mạc đường hô hấp khỏe mạnh hơn vì chúng chưa được tiếp xúc với nhiều khói thuốc lá và ô nhiễm không khí khi trưởng thành, và ít rối loạn tiềm ẩn hơn.

Ngoài các tác nhân gây nhiễm trùng hô hấp do virus khác, trẻ em còn dễ bị nhiễm các coronavirus gây cảm lạnh thông thường, cũng có thể các đợt bùng phát do nhiễm các coronavirus khác đã dẫn đến nhiễm trùng hô hấp tương tự như nhiễm SARS-CoV-2 nên đã gây ra cơ chế miễn dịch chéo chống SARS-CoV-2.

Đặc biệt, nếu bị nhiễm COVID-19, các SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể và xâm nhập nội bào thông qua thụ thể ACE2, trong lúc biểu hiện ACE2 của trẻ em ít hơn ở người lớn.

Ngoài ra, hoạt động tiếp xúc cộng đồng của trẻ em ít hơn nhiều so với người lớn, tuy nhiên điều này cũng chỉ đúng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các lứa tuổi trẻ em lớn hơn thì mức độ và thời gian tiếp xúc hoàn toàn không khác người lớn, đặc biệt là trẻ từ 12-18 tuổi, lứa tuổi học trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Hiện tại các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để có câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề tỷ lệ mắc bệnh, cũng như mức độ nghiêm trọng khi nhiễm COVID-19, nhất là hội chứng COVID-19 kéo dài ở trẻ em.

Theo nghiên cứu, vaccine COVID-19 lứa tuổi nào là cấp thiết, thưa PGS?

- Cho đến nay, trên thế giới, các báo cáo tình hình COVID-19 cho thấy COVID-19 dường như bệnh không phổ biến và không hay ít nghiêm trọng ở trẻ em.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bằng chứng rõ rệt là trẻ em ít tổn thương hơn hay ít bị ảnh hưởng hơn bởi biến thể Delta so với các biến thể trước đó. Nhưng SARS-CoV-2, giống như tất cả các virus khác, liên tục biến đổi và trở nên lợi hại hơn trong việc thâm nhập hàng rào miễn dịch bảo vệ của vật chủ. Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiêm chủng hay bắt đầu tiêm chủng COVID-19 cho trẻ em.

Thực tế các số liệu báo cáo và nghiên cứu cho thấy, trẻ nhỏ dưới 12 tuổi ít nguy cơ hơn người lớn về nhiễm bệnh và diễn tiến nặng, trẻ càng nhỏ thì nguy cơ mắc và diễn tiến nặng do COVID-19 càng thấp, trong lúc các trẻ em từ 12-18 tuổi trở lên thì nguy cơ nhiễm và tử vong so với người lớn ít khác biệt, nguy cơ tiếp xúc, bệnh nền, béo phì cũng thường gặp hơn ở trẻ nhỏ.

Với nhóm đối tượng 12-17 tuổi, các tác dụng phụ của vaccine COVID-19 ngắn hạn tương tự như người lớn, dễ dàng theo dõi và xử lý nếu có xảy ra. Các biện pháp tổ chức tiêm chủng cũng thực hiện tương tự như đã làm với người lớn nên dễ dàng thực hiện ngay.

Khi nhóm đối tượng này đã được tiêm chủng thì diện bao phủ vaccine COVID-19 có thể vượt 90% dân số, chắc chắn nếu có xảy ra dịch thì cũng chỉ lẻ tẻ, không thể thành đại dịch được, lúc đó COVID-19 sẽ sớm trở thành một bệnh đặc hữu thông thường như cúm mùa, cảm lạnh mà chúng ta đã gặp hàng năm. Có thể lúc đó chúng ta cũng không cần quan tâm đến việc tiêm chủng cho trẻ nhỏ dưới 11 tuổi nữa.

- Xin cảm ơn PGS.TS Trần Đình Bình.

LÊ PHI LONG (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu: Không vội tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi

Vương Trần - Phạm Đông |

"Trên thế giới hiện nay, việc tiêm vaccine cho trẻ từ 12 - 18 tuổi đã thống nhất và bằng chứng khoa học, độ an toàn, hiệu quả đã rõ. Với trẻ dưới 12 tuổi vẫn đang còn nghiên cứu, do đó, chúng ta không nên vội” – PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ: Trường học chờ hướng dẫn cụ thể

Thiều Trang |

Hiện nay, các trường học tại Hà Nội vẫn trong trạng thái chờ lệnh triển khai kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh.

Tốc độ tiêm vaccine COVID-19 được đẩy nhanh, mỗi ngày tiêm 1,6 triệu liều

Thùy Linh |

Theo công điện mới nhất về việc triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các địa phương căn cứ vào tình hình dịch COVID-19 tại địa phương và nguồn cung ứng vaccine để tổ chức tiêm chủng cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Đà Nẵng: Mai nở muộn, chủ vườn nóng ruột lo mất tết

Nguyễn Linh |

Những ngày cận kề tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các chủ vườn mai trên địa bàn TP Đà Nẵng xót ruột vì thời tiết thất thường khiến mai nở muộn, sợ không trúng dịp tết.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu: Không vội tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi

Vương Trần - Phạm Đông |

"Trên thế giới hiện nay, việc tiêm vaccine cho trẻ từ 12 - 18 tuổi đã thống nhất và bằng chứng khoa học, độ an toàn, hiệu quả đã rõ. Với trẻ dưới 12 tuổi vẫn đang còn nghiên cứu, do đó, chúng ta không nên vội” – PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ: Trường học chờ hướng dẫn cụ thể

Thiều Trang |

Hiện nay, các trường học tại Hà Nội vẫn trong trạng thái chờ lệnh triển khai kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh.

Tốc độ tiêm vaccine COVID-19 được đẩy nhanh, mỗi ngày tiêm 1,6 triệu liều

Thùy Linh |

Theo công điện mới nhất về việc triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các địa phương căn cứ vào tình hình dịch COVID-19 tại địa phương và nguồn cung ứng vaccine để tổ chức tiêm chủng cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.