Nguy hiểm chết người khi nhiễm cúm A/H5N1

Hà Lê |

Người mắc cúm A/H5N1 vừa tử vong ở tỉnh Khánh Hòa là trường hợp mắc cúm A/H5N1 thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người tại Việt Nam. Độc lực của cúm A/H5N1 như thế nào?

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam phân tích:

Về dịch tễ học:

Đa số các trường hợp nhiễm cúm ở người có liên quan tới cúm gia cầm.

Dịch chủ yếu tập trung vào các tháng mùa đông - xuân (khi thời tiết lạnh, ẩm). Tuy nhiên, vẫn có các ca bệnh xảy ra vào các thời gian khác trong năm (phụ thuộc vào tình hình dịch trên đàn gia cầm tại địa phương).

Bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi từ 4 tháng đến trên 80 tuổi, tuy nhiên dịch tập trung ở các lứa tuổi dưới 40, cao nhất ở nhóm 10-19 tuổi.

Chưa thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ về tỉ lệ mắc bệnh và tử vong. Cho tới nay chưa tìm thấy những bằng chứng rõ ràng về sự lan truyền giữa người và người.

Phương thức lây truyền:

Các chủng của virus cúm gia cầm có thể lây nhiễm cho nhiều loại động vật khác nhau như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi, hổ và người.

Virus cúm có thể lan truyền nhanh từ trại chăn nuôi này này sang trại chăn nuôi khác bằng các cơ chế cơ học qua các phương tiện vận chuyển, quần áo, giày dép...

Virus có nhiều trong chất bài tiết như dịch mũi họng, phân gia cầm bệnh, bụi và đất. Tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh hoặc đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bởi phân gia cầm là đường lây truyền chính.

Virus có thể lây truyền qua không khí (qua các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp của gia cầm bệnh hoặc hít phải không khí có chứa bụi từ phân gia cầm) hay qua ăn uống (nước, thực phẩm nhiễm virus...) và tiếp xúc với dụng cụ và đồ vật nhiễm virus. Người có thể bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh qua chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn gia cầm và sản phẩm của gia cầm bệnh chưa được nấu chín hoặc chế biến không hợp vệ sinh.

Phân biệt được triệu chứng của cúm A và cúm A/H5N1:

Để phân biệt cúm A với cúm A/H5N1, mọi người cần lưu ý, cúm mùa là lây từ người sang người còn cúm A/H5N1 lây từ chim hoang dã hoặc gia cầm sang người, chưa phát hiện lây từ người sang người.

Các dấu hiệu sớm của bệnh cúm thường bắt đầu trong vòng 2-5 ngày kể từ ngày bị nhiễm trùng như sốt cao đột ngột (trên 38 độ C), đau ngực, khó thở, mệt mỏi, cảm thấy rét run, choáng váng đầu óc; đau họng, ho, thường ho khan, ho có đờm... Các triệu chứng khác như đau bụng, đau ngực, tiêu chảy.

Cúm A/H5N1 triệu chứng thường nặng hơn và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm hoặc ăn thịt gia cầm nấu chưa kỹ… Đặc biệt, người mắc cúm A/H5N1 có nguy cơ diễn tiến nặng và dẫn tới tử vong.

Những đợt dịch cúm A/H5N1 trước đây lây truyền sang người khiến nhiều người bệnh gặp biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi cấp tính, tổn thương đa tạng, phải thở máy… thậm chí là tử vong.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

10 năm mới ghi nhận ca mắc cúm A/H5N1 thứ hai

Lệ Hà |

Chiều 24.3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông tin về trường hợp mắc cúm A/H5N1 tử vong tại tỉnh Khánh Hoà. Bệnh nhân nam, 21 tuổi, cư trú tại thôn Tân Ninh, xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh cúm A/H5

hà lê |

Cúm A/H5 chủ yếu lây từ gia cầm, chim sang người, chưa có trường hợp nào lây từ người sang người. Tuy nhiên, mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh, hạn chế tiếp xúc, ăn thịt gia cầm bị bệnh. Người bị nhiễm virus gia cầm nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh việc bùng phát dịch.

Cúm A/H5 khiến bệnh nhân ở Khánh Hoà tử vong nguy hiểm thế nào

Hà Lê |

Cúm A/H5 là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính có diễn biến nguy hiểm ở người và động vật. Cúm A/H5 có mức độ nguy hiểm cao hơn so với những chủng cúm mùa thông thường. Người bệnh cúm A/H5 có thể gặp biến chứng nghiêm trọng, tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở những đối tượng nguy cơ cao.

Bắt tạm giam nguyên Bí thư tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ liên quan đến Hậu "Pháo"

Việt Dũng |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Viết Chữ, nguyên Bí thư tỉnh Quảng Ngãi - để điều tra về hành vi “Nhận hối lộ”.

Mẹ bầu “bụng vượt mặt” đòi lương, chế độ thai sản từ công ty của ông Nguyễn Tử Quảng

Nhóm PV |

Công ty Cổ phần BKAV AI (Công ty BKAV AI) - người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Tử Quảng, tiếp tục bị tố nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội. Trong số người lao động bị công ty này nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội tiếp tục có lao động nữ, dự sinh cuối tháng 4.2023.

Vì sao huấn luyện viên Park Hang-seo khó tái hợp tuyển Việt Nam?

HOÀNG HUÊ |

Cựu tuyển thủ Nguyễn Mạnh Dũng đưa ra nhiều lí do khiến Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) khó gọi huấn luyện viên Park Hang-seo trở lại dẫn dắt đội tuyển Việt Nam trong thời gian này.

Honda Việt Nam tổ chức Hội thảo tăng cường vai trò quản lý, giáo dục ATGT trong các cơ sở giáo dục THPT

Vân Trang |

Ngày 27.3.2024, Công ty Honda Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tổ chức Hội thảo tăng cường vai trò quản lý, giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục THPT thuộc 29 tỉnh/thành phố trên cả nước.

Cập nhật giá vàng sáng 28.3: Hừng hực tăng, hướng tới ngưỡng 81 triệu/lượng

KHƯƠNG DUY |

Cập nhật giá vàng sáng 28.3: Tính đến 0h30', giá vàng SJC trong nước tăng mạnh lên ngưỡng 78,8 - 80,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.189,5 USD/ounce.

10 năm mới ghi nhận ca mắc cúm A/H5N1 thứ hai

Lệ Hà |

Chiều 24.3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông tin về trường hợp mắc cúm A/H5N1 tử vong tại tỉnh Khánh Hoà. Bệnh nhân nam, 21 tuổi, cư trú tại thôn Tân Ninh, xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh cúm A/H5

hà lê |

Cúm A/H5 chủ yếu lây từ gia cầm, chim sang người, chưa có trường hợp nào lây từ người sang người. Tuy nhiên, mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh, hạn chế tiếp xúc, ăn thịt gia cầm bị bệnh. Người bị nhiễm virus gia cầm nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh việc bùng phát dịch.

Cúm A/H5 khiến bệnh nhân ở Khánh Hoà tử vong nguy hiểm thế nào

Hà Lê |

Cúm A/H5 là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính có diễn biến nguy hiểm ở người và động vật. Cúm A/H5 có mức độ nguy hiểm cao hơn so với những chủng cúm mùa thông thường. Người bệnh cúm A/H5 có thể gặp biến chứng nghiêm trọng, tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở những đối tượng nguy cơ cao.