Đổ bệnh từ đôi tay mất vệ sinh

Minh An |

Rửa tay đúng cách được xem là một trong những biện pháp phòng bệnh tay chân miệng, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về giun sán rất hiệu quả. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF), 88% các trường hợp tử vong do tiêu chảy ở trẻ em có liên quan đến tình trạng vệ sinh kém và thiếu nước sạch.

Bàn tay tiếp xúc nhiều nhất với các vật dụng hàng ngày. Có đến 40.000 vi khuẩn trên 1cm2 da mà chúng ta không nhìn thấy được.

Con số này còn cao hơn nhiều ở bàn tay, đặc biệt là ở lòng bàn tay, kẽ tay, móng tay... Vi khuẩn có thể sống ở bàn tay ít nhất là 3 giờ liền. Từ tay, vi khuẩn sẽ vào cơ thể và gây bệnh,...

Một trong những con đường phổ biến nhất để vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác là thông qua bàn tay của bạn. Nếu bạn chạm tay vào một bề mặt có vi khuẩn hoặc virus và sau đó bạn bắt tay với ai đó, bạn đã làm tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh cho người khác.

Nếu bạn chạm tay vào miệng hoặc mũi của chính mình, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Cũng tương tự như vậy, với việc không rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, bạn có thể làm lây lan bất kỳ vi khuẩn hoặc ký sinh trùng nào, hoặc có sẵn trong hệ thống nhà vệ sinh của bạn, hoặc do người khác sử dụng và để lại trong nhà vệ sinh.

Tại Việt Nam, những nghiên cứu của ngành y tế đưa ra cho thấy, thói quen không rửa tay thường xuyên với xà phòng vẫn đang là một trong những thói quen cố hữu của đại bộ phận nhiều người dân.

Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêu chảy và viêm phổi là hai bệnh chính có liên quan đến việc lây truyền các mầm bệnh qua bàn tay và là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 1,7 triệu trẻ em trên thế giới hàng năm. Ngoài ra, vệ sinh kém cũng làm gia tăng các bệnh như tay chân miệng, bệnh ngoài da, bệnh giun sán…

Một số dịch bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp và tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ… hay gần đây nhất là căn bệnh nguy hiểm đang bùng phát dịch tay chân miệng được xác định một phần do vệ sinh kém.

Rửa tay đúng cách được hiểu như "liều vaccine" hiệu quả, tiết kiệm phòng ngừa hữu hiệu các bệnh tay chân miệng, bệnh đường tiêu hóa,… mà lúc cũng có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe.

Tuy nhiên, khảo sát của UNICEF cho thấy: có từ 84-88% dân số không rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống. Với các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh tay chân miệng Bộ Y tế đã nhiều lần khuyến cáo bằng văn bản với người dân: "Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ".

Chỉ một động tác rửa tay với xà phòng đã làm giảm tới 35% nguy cơ lây truyền các bệnh tiêu chảy. Trong khi đó, bệnh tiêu chảy làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới.

Việc rửa tay cũng có thể làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, giảm đáng kể tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp từ 19-45% và phòng ngừa rất hiệu quả căn bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

Minh An
TIN LIÊN QUAN

Cải thiện vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn

Mai Hương |

Bộ Y tế vừa ban hành kèm Quyết định số 6847/QĐ-BYT Đề án truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Bắt buộc tiêm chủng 10 bệnh truyền nhiễm cho trẻ dưới 5 tuổi

THÙY LINH |

Từ đầu năm 2018, bắt buộc phải thực hiện tiêm chủng vaccine 10 loại bệnh truyền nhiễm cho trẻ dưới 5 tuổi, trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), việc tự ý bỏ tiêm chủng cho trẻ hậu quả rất khôn lường.

Điểm danh 10 bệnh truyền nhiễm phải tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi

LH |

Từ 1.1.2018, bắt buộc tiêm chủng phòng 10 bệnh truyền nhiễm cho trẻ dưới 5 tuổi.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Cải thiện vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn

Mai Hương |

Bộ Y tế vừa ban hành kèm Quyết định số 6847/QĐ-BYT Đề án truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Bắt buộc tiêm chủng 10 bệnh truyền nhiễm cho trẻ dưới 5 tuổi

THÙY LINH |

Từ đầu năm 2018, bắt buộc phải thực hiện tiêm chủng vaccine 10 loại bệnh truyền nhiễm cho trẻ dưới 5 tuổi, trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), việc tự ý bỏ tiêm chủng cho trẻ hậu quả rất khôn lường.

Điểm danh 10 bệnh truyền nhiễm phải tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi

LH |

Từ 1.1.2018, bắt buộc tiêm chủng phòng 10 bệnh truyền nhiễm cho trẻ dưới 5 tuổi.