Cúm gia cầm có thể đến từ nhiều nguồn lây khác nhau

hà lê |

Cúm gia cầm có thể lây từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh việc tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh thì nguy cơ lây bệnh có thể đến từ vật nuôi trong gia đình, ăn uống không đảm bảo.

Nhiều người cẩn thận cắt giảm món trứng và thịt gia cầm khỏi thực đơn sau khi biết thông tin một bệnh nhân tử vong do cúm A/H5N1.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Virus A/H5N1 thường tồn tại ở gia cầm hoặc chim hoang dã. Virus này có thể lây lan cho người tiếp xúc gần, tỉ lệ tử vong trước đây lên tới 50%. Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa chính thức xác nhận khả năng lây truyền cúm A/H5N1 từ người sang người.

Người nhiễm bệnh thải virus qua nước bọt, chất nhầy và phân. Virus tồn tại trong khí dung hoặc bụi khí, xâm nhập vào mắt, mũi, miệng của con người. Hầu hết ca nhiễm xảy ra khi con người tiếp xúc gần, kéo dài với gia cầm mắc bệnh mà không đeo găng tay, khẩu trang bảo vệ. Nguy cơ lây nhiễm phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc, thời gian tiếp xúc, khoảng cách.

Trứng gia cầm có thể lây nhiễm virus từ phân và dịch nhày. Trong quá trình vận chuyển, chế biến nếu con người tiếp xúc trên bề mặt trứng có thể lây nhiễm virus. Tuy nhiên, tỉ lệ lây nhiễm này thấp.

Cúm gia cầm không lây lan qua thực phẩm nấu chín. Không có bằng chứng nào cho thấy ăn thịt gia cầm hoặc trứng nấu chín có thể truyền virus sang người.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nấu ăn đúng cách là một biện pháp chung tốt. Virus có thể bị tiêu diệt bởi nhiệt nên gia cầm phải được nấu ở nhiệt độ bên trong là 74 độ C để đảm bảo an toàn khi ăn.

Bà Hoàng Bích Thủy, Trưởng Đại diện Tổ chức Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) - Văn phòng Việt Nam, việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật bị nhiễm bệnh đều là nguy cơ lây nhiễm sang người.

Trào lưu nuôi chim cảnh hay động vật hoang dã trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Các hành động thường xuyên xảy ra như tiếp xúc trực tiếp/gần, ôm ấp, bế, hôn... trong các điều kiện không đảm bảo (về vệ sinh, điều kiện nuôi nhốt, môi trường sống, phương tiện phòng hộ cá nhân...), người nuôi bị cắn, cào… đều tạo ra điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi, phát tán và lây lan của các tác nhân gây bệnh lây truyền bệnh từ động vật sang cho con người và ngược lại.

Các loài chim hoang dã khi nhiễm virus cúm A thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên khó nhận biết được chim mang mầm bệnh. Ngoài cúm gia cầm, chim hoang dã còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình lây nhiễm của một số bệnh khác.

Hiện nay đang là giai đoạn chuyển mùa từ cuối xuân sang hè, điều kiện thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân khiến dịch cúm gia cầm gia tăng. Liên quan đến cúm A/H5N1, Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Do đó, để chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp như:

Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.

Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

hà lê
TIN LIÊN QUAN

Tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người

Lệ Hà |

Việt Nam đã ghi nhận ca mắc cúm A/H5N1 trên người sau nhiều năm không ghi nhận. Đặc biệt, ngày 6.4, Bộ Y tế xác nhận ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Việt Nam. Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng virus cúm gia cầm sang người.

Bộ Y tế nói về cúm A/H9 trên người

hà lê |

Có nhiều chủng virus cúm lây lan sang người, nhưng chủ yếu vẫn là H5N1, H7N9 và H9N2. Gần đây, gia tăng xuất hiện các ca nhiễm cúm gia cầm H9N2 trên thế giới.

Việt Nam ghi nhận ca mắc cúm A/H9 đầu tiên

Lệ Hà |

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) xác nhận ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Việt Nam là bệnh nhân nam, 37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

U23 Việt Nam thua U23 Jordan trên chấm luân lưu

MINH PHONG |

Ở trận đấu đầu tiên dưới thời huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn, U23 Việt Nam có kết quả hòa không bàn thắng trước U23 Jordan.

Máu thú rừng vẫn chảy - Những cuộc “truy sát” dưới tán rừng

Nhóm phóng viên điều tra |

Từng toán thợ săn mang theo bẫy, súng, chó săn lùng sục nhiều ngày trong các cánh rừng hoang rậm để bắt, giết, rồi mang đủ loại thú quý hiếm bán cho tư thương. Thú rừng bị “xẻ thịt”, “lên mâm”, tỏa đi khắp cả nước. Câu hỏi đặt ra là: Điều gì đã và đang diễn ra trong các cánh rừng bị “truy sát” tận diệt kia?

Tính giá điện như cước điện thoại: Người phải trả tiền cao, người trả ít

Cường Ngô |

Theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), nếu áp dụng giá điện 2 thành phần sẽ có khách hàng phải trả tiền cao, có khách hàng phải trả tiền ít hơn.

Chuyện chưa kể về trung vệ cao 1m87 của U23 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Nguyễn Thành Khải mang trong mình những giấc mơ riêng khi bắt đầu theo đuổi đam mê với trái bóng tròn.

Ủng hộ đề xuất lao động nam được nghỉ chế độ thai sản tối thiểu 10 ngày

HOÀNG LỘC - LINH TRANG |

Kiến nghị cần tăng số ngày nghỉ chế độ thai sản với lao động nam lên tối thiểu 10 ngày với trường hợp người vợ sinh thông thường và có thể gấp đôi đối với những trường hợp sinh đôi trở lên hoặc sinh con phải phẫu thuật. Thông tin này đang nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của người dân.

Tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người

Lệ Hà |

Việt Nam đã ghi nhận ca mắc cúm A/H5N1 trên người sau nhiều năm không ghi nhận. Đặc biệt, ngày 6.4, Bộ Y tế xác nhận ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Việt Nam. Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng virus cúm gia cầm sang người.

Bộ Y tế nói về cúm A/H9 trên người

hà lê |

Có nhiều chủng virus cúm lây lan sang người, nhưng chủ yếu vẫn là H5N1, H7N9 và H9N2. Gần đây, gia tăng xuất hiện các ca nhiễm cúm gia cầm H9N2 trên thế giới.

Việt Nam ghi nhận ca mắc cúm A/H9 đầu tiên

Lệ Hà |

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) xác nhận ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Việt Nam là bệnh nhân nam, 37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.