“Xin lỗi con học kém, chào bố mẹ con đi”

Lê Thanh Phong |

Chị Q - mẹ của em N.M.G.H. (trú tại phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) lo lắng vì trái với bình thường, trời đã tối mà không thấy cậu con trai học lớp 6 về nhà. Nhưng điều khiến chị hoảng sợ, đó là nhận được dòng tin của con trai: “Con xin lỗi bố mẹ con học kém, con chào bố mẹ con đi”. Vụ việc xảy ra ngày 22.4.

Chữ “đi” ở đây đúng là quá đáng sợ, vì đã có không ít đứa trẻ, vì ám ảnh chuyện học tập, áp lực thứ hạng mà đã dại dột tìm đến những hành động tiêu cực. Câu chuyện về đứa bé nhảy lầu để lại thư tuyệt mệnh vẫn còn là nỗi đau chung của xã hội, hình như người lớn của chúng ta, ai cũng thấy mình có trách nhiệm sửa sai trong việc giáo dục con cái.

Chị Q nhớ lại, đã có trách mắng con khi cháu học sa sút - chị chia sẻ: “Vào chiều hôm qua, sau khi biết được con không đạt điểm cao, mẹ đã có trách mắng con mấy câu. Lúc ấy tôi không hề nghĩ rằng điều này lại tác động đến con nhiều như thế. Tôi cũng mới biết thêm là cháu có nhắn tin với bạn bè về áp lực tâm lí”.

Đây chính là “giọt nước tràn ly” đối với một đứa trẻ đã chịu quá nhiều áp lực trong chuyện học hành. Chắc chắn cháu bé rất buồn vì việc học hành sa sút của mình đã khiến cho mẹ không hài lòng nên đã quyết định nhắn một cái tin như vậy.

May mà gia đình đã nhờ bạn bè, công an tìm ra cháu bé, nhưng đây là bài học không chỉ cho chị Q, mà với tất cả mọi phụ huynh học sinh.

Chúng ta đã và đang đẩy con cái chúng ta vào cuộc chạy đua thành tích của nhà trường, giáo viên và “tham vọng ảo” của phụ huynh. Nhất là, có không ít phụ huynh ảo tưởng về tài năng học tập, “thiên tài” của con mình. Thúc ép con cái học thật giỏi, nhiều điểm 10, đạt thành tích trong học tập để trang điểm cho mình, để khoe khoang với thiên hạ.

Không mấy ai hiểu rằng, những điểm số cao ở các lớp học đó không phải là tất cả, không nói lên được khả năng “thiên tài” của học sinh. Đa số con người ta khả năng như nhau, người xuất chúng hiếm lắm, muôn người chỉ có một. Và những người đó khi đi học, điểm số cũng rất bình thường, có khi còn là học sinh kém.

Hãy để cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học, trung học cơ sở sống đúng với lứa tuổi của mình, đó là các em “học mà chơi”, “vui để học”, không có bất kỳ áp lực tâm lý nào, không có những cuộc chạy đua thành tích, điểm số nào.

Để không còn xuất hiện những dòng tin “xin lỗi con học kém, chào bố mẹ con đi”.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Quản lý, giáo dục con trẻ: Nhìn từ những vụ án do thiếu niên gây ra

Văn Sỹ |

Tại các tỉnh miền Tây, chỉ tính từ giữa năm 2022 đến nay, đã ghi nhận hàng chục vụ do thiếu niên gây mất an ninh, trật tự xã hội như: Tụ tập đánh nhau, tổ chức đua xe trái phép, sử dụng trái phép các chất ma túy, nữ sinh đánh bạn, thậm chí gây nên án mạng... Qua đây gióng lên hồi chuông cảnh báo đến các bậc phụ huynh về việc tăng cường quản lý, giáo dục con em mình.

Cha mẹ giáo dục con cái tốt sẽ không có bạo lực học đường

Lê Thanh Phong |

Liên tiếp hai vụ học sinh bị đánh, bị đâm tử vong, câu hỏi đặt ra là trách nhiệm giáo dục của cha mẹ và nhà trường như thế nào?

5 ôtô đâm liên hoàn trên Vành đai 3, ùn tắc cục bộ

Tô Thế |

Hà Nội - Khi xảy ra va chạm, 5 ôtô nằm chắn toàn bộ đường vành đai 3 trên cao nên xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ.

Cảnh báo mạo danh ngân hàng, các tổ chức tín dụng để lừa đảo

Minh Quang |

Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo tình trạng lợi dụng nhu cầu vay vốn tăng cao của nhiều cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ, các đối tượng phạm tội mạo danh các ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiền trực tuyến với lãi suất rất thấp nhằm thực hiện hành vi lừa đảo.

Buôn lậu, hàng giả tại TP Hồ Chí Minh không giảm

NGỌC LÊ |

Nhận định về tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng giả, gian lận thương  mại tại TPHCM, đại diện Cục Quản lí thị trường thành phố cho biết: “Tình trạng này không có dấu hiệu giảm, các cơ sở kinh doanh ngày càng có những chiêu trò tinh vi khiến nhà chức trách gặp khó trong các khâu xử lí vi phạm”.

Tiềm năng kinh tế số Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Mỹ

Thanh Hà |

Các doanh nghiệp Mỹ kì vọng việc cải thiện mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, cùng với các mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam về nền kinh tế kĩ thuật số, sẽ tạo ra cơ hội trong nhiều ngành công nghiệp, từ phát trực tuyến video đến quốc phòng.

Điểm mạnh là không có đội hình mạnh nhất

Lê Vinh |

Với việc huấn luyện viên Philippe Troussier thích những cầu thủ đa năng, chọn ra đội hình mạnh nhất của U22 Việt Nam tại SEA Games 32 lại không hề đơn giản với giới chuyên môn…

Để học sinh yêu giá trị truyền thống văn hoá

Tường Vân |

Khoác trong mình trang phục cổ truyền, những em học sinh bậc phổ thông tự tin trình diễn những vở tuồng, chèo, những màn múa, hát, độc tấu piano… Phía dưới khán đài, những tiếng vỗ tay vang lên, khán giả trầm trồ thán phục trước những gì mà các em học sinh thể hiện.

Quản lý, giáo dục con trẻ: Nhìn từ những vụ án do thiếu niên gây ra

Văn Sỹ |

Tại các tỉnh miền Tây, chỉ tính từ giữa năm 2022 đến nay, đã ghi nhận hàng chục vụ do thiếu niên gây mất an ninh, trật tự xã hội như: Tụ tập đánh nhau, tổ chức đua xe trái phép, sử dụng trái phép các chất ma túy, nữ sinh đánh bạn, thậm chí gây nên án mạng... Qua đây gióng lên hồi chuông cảnh báo đến các bậc phụ huynh về việc tăng cường quản lý, giáo dục con em mình.

Cha mẹ giáo dục con cái tốt sẽ không có bạo lực học đường

Lê Thanh Phong |

Liên tiếp hai vụ học sinh bị đánh, bị đâm tử vong, câu hỏi đặt ra là trách nhiệm giáo dục của cha mẹ và nhà trường như thế nào?