Nghệ thuật hư cấu nên chỉ có hay và dở, thích và không thích

Hoàng Văn Minh |

Đã có tiếng nói của những người có chuyên môn về điện ảnh liên quan đến những tranh cãi quanh bộ phim “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, đạo diễn Charlie Nguyễn nói: “Khán giả khi xem bất kỳ tác phẩm nào đều có quyền bày tỏ quan điểm, có thể bình luận, tranh luận, khen hoặc chê, nhưng – đưa những nhận định thiên kiến cá nhân về bộ phim, rồi từ đó đả kích đạo diễn, đả kích diễn viên tham gia bộ phim, là đã đi quá xa. Đó là sự cực đoan”.

Cũng trên Báo Lao Động, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cũng bày tỏ quan điểm riêng của mình: Khán giả hoàn toàn có quyền đánh giá một bộ phim về tất cả những gì mà tác phẩm thể hiện. Đơn cử, phục trang không đúng thời kỳ lịch sử, đạo cụ không đúng, bối cảnh sai....

“Nhưng, phán quyết cuối cùng của khán giả đưa ra một cách văn minh là, bộ phim này hay hoặc dở, tôi thích hay không thích, thế thôi. Nếu phán quyết của khán giả chuyển sang cái nhìn đúng – sai…. thì thực sự những khán giả đó đang không công bằng với bộ phim”.

Nhận định của những người trong cuộc như đạo diễn Charlie Nguyễn hay Bùi Thạc Chuyên trong bối cảnh bộ phim “Đất rừng phương Nam” vẫn chưa hết gây tranh cãi là những ý kiến về chuyên môn rất đáng chú ý.

Đó không phải là sự "bênh nhau" mà là sự công tâm của những người có chuyên môn và trách nhiệm với điện ảnh nói riêng và nghệ thuật nói chung.

Bởi trong thực tế, nghệ thuật luôn tồn tại hai hình thức là nghệ thuật phi hư cấu (như phim tài liệu, phim về lịch sử…) và nghệ thuật hư cấu (như điện ảnh, văn chương…).

Với nghệ thuật hư cấu, tác giả, đạo diễn… có quyền tưởng tượng mọi thứ, thậm chí thoát ly thực tế, dù nó được chuyển thể, phóng tác, lấy cảm hứng từ những câu chuyện có thật.

Một bộ phim điện ảnh hay một cuốn tiểu thuyết hay truyện ngắn, một bức tranh…, đó là nơi để người xem khám phá, thưởng lãm và có khi cùng tưởng tượng với thế giới tưởng tượng của tác giả. Và nó tuyệt đối không phải là “bằng chứng lịch sử” hay là “căn cứ thực tế” cho bất cứ một luận điểm nào, chủ thuyết nào.

Vậy nên, nghệ thuật hư cấu thì chỉ có thể là hay và dở, thích hay không thích chứ không thể, không nên có đúng và sai. Đúng sai chỉ dành để phán xét đối với những tác phẩm thuộc nghệ thuật phi hư cấu.

Tác phẩm nghệ thuật ở thời đại bây giờ, dù lĩnh vực nào và ở đâu cũng là một thứ “hàng hóa” cao cấp, có tính đặc thù. Và nhiều năm nay, chúng ta cũng đã và đang hướng đến việc xây dựng một nền công nghiệp văn hóa nhằm xuất khẩu những món hàng này ra thế giới với nhiều hình thức.

Nhưng nếu cứ lẫn lộn giữa các “hàng hóa” có tính hư cấu và phi hư cấu để rồi mất rất nhiều thời gian và công sức để tranh cãi đúng sai như đang thấy, thì làm sao chúng ta có thể sản xuất ra những “hàng hóa” chất lượng cao?

Làm sao tạo ra được những “con gà đẻ trứng vàng” trong công nghiệp văn hóa như nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới đang “đẻ” từ hàng chục năm nay mà chúng ta đang ước ao hướng đến?

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

“Với Đất rừng phương Nam, khán giả có thể tranh luận nhưng đừng cực đoan”

Bình An |

Trao đổi với phóng viên Lao Động, đạo diễn Charlie Nguyễn nói: “Tôi đứng ở góc trung lập để quan sát, tôi cho rằng, việc đưa thiên kiến cá nhân khi xem phim để nổi giận, đả kích tác phẩm, đả kích đạo diễn, diễn viên tham gia phim là cực đoan”.

Doanh thu "Đất rừng phương Nam" so với "Nhà bà Nữ" sau 4 ngày ra rạp

DI PY |

Theo Box Office Việt Nam, sau gần 4 ngày chiếu (bắt đầu từ 19 giờ ngày 13.10), phim "Đất rừng phương Nam" đạt hơn 52 tỉ đồng (tính đến hiện tại). Trong khi với "Nhà bà Nữ", sau 3,5 ngày chiếu, phim đã đạt 100 tỉ đồng.

Nhân vật duy nhất xuất hiện ở cả bản truyền hình và điện ảnh "Đất rừng phương Nam"

Huyền Chi |

Trong "Đất rừng phương Nam", chỉ có 1 nhân vật từng góp mặt trong bản truyền hình "Đất phương Nam" năm 1997.

Đạo diễn “Thành phố ngủ gật”: Tôi không ngại đụng độ “Đất rừng phương Nam”

Hào Hoa (thực hiện) |

Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với đạo diễn Lương Đình Dũng, giữa bối cảnh bộ phim “Thành phố ngủ gật” ra rạp cùng thời điểm với “Đất rừng phương Nam”.

“Đất rừng phương Nam” - câu chuyện bi tráng về miền Tây Nam Bộ

Mi Lan |

Từ những suất chiếu sớm, “Đất rừng phương Nam” tiếp tục gây tranh cãi về bối cảnh, phục trang, nhiều ý kiến cho rằng, phim không tái hiện đúng và chuẩn xác hình ảnh miền Tây xưa. Trao đổi với phóng viên Lao Động, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng khẳng định, anh làm bộ phim này với tất cả tình yêu và ký ức ấu thơ tươi đẹp về miền Tây.

"Đất rừng phương Nam" chỉnh sửa sau khi gây tranh cãi

ĐÔNG DU |

Ngày 15.10, Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ VHTTDL) Vi Kiến Thành cho biết, phía đại diện nhà sản xuất phim "Đất rừng phương Nam" đã chủ động đề xuất phương án chỉnh sửa một số chi tiết trong tác phẩm vào ngày 14.10. Theo đó, Cục đã thông qua đề xuất này.

"Ngồi tựa mạn thuyền" remix nhạc sàn và những tranh cãi về xâm lăng văn hóa

Mi Lan |

Bản remix bài dân ca quan họ “Ngồi tựa mạn thuyền” sau khi lên sóng trong chương trình “Giai điệu kết nối” đã được chia sẻ rầm rộ và kéo theo muôn chiều tranh cãi.

Nghị định đột phá, gỡ vướng trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Lệ Hà |

Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP với các quy định mang tính đột phá, gỡ được nhiều vướng mắc trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).

“Với Đất rừng phương Nam, khán giả có thể tranh luận nhưng đừng cực đoan”

Bình An |

Trao đổi với phóng viên Lao Động, đạo diễn Charlie Nguyễn nói: “Tôi đứng ở góc trung lập để quan sát, tôi cho rằng, việc đưa thiên kiến cá nhân khi xem phim để nổi giận, đả kích tác phẩm, đả kích đạo diễn, diễn viên tham gia phim là cực đoan”.

Doanh thu "Đất rừng phương Nam" so với "Nhà bà Nữ" sau 4 ngày ra rạp

DI PY |

Theo Box Office Việt Nam, sau gần 4 ngày chiếu (bắt đầu từ 19 giờ ngày 13.10), phim "Đất rừng phương Nam" đạt hơn 52 tỉ đồng (tính đến hiện tại). Trong khi với "Nhà bà Nữ", sau 3,5 ngày chiếu, phim đã đạt 100 tỉ đồng.

Nhân vật duy nhất xuất hiện ở cả bản truyền hình và điện ảnh "Đất rừng phương Nam"

Huyền Chi |

Trong "Đất rừng phương Nam", chỉ có 1 nhân vật từng góp mặt trong bản truyền hình "Đất phương Nam" năm 1997.

Đạo diễn “Thành phố ngủ gật”: Tôi không ngại đụng độ “Đất rừng phương Nam”

Hào Hoa (thực hiện) |

Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với đạo diễn Lương Đình Dũng, giữa bối cảnh bộ phim “Thành phố ngủ gật” ra rạp cùng thời điểm với “Đất rừng phương Nam”.

“Đất rừng phương Nam” - câu chuyện bi tráng về miền Tây Nam Bộ

Mi Lan |

Từ những suất chiếu sớm, “Đất rừng phương Nam” tiếp tục gây tranh cãi về bối cảnh, phục trang, nhiều ý kiến cho rằng, phim không tái hiện đúng và chuẩn xác hình ảnh miền Tây xưa. Trao đổi với phóng viên Lao Động, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng khẳng định, anh làm bộ phim này với tất cả tình yêu và ký ức ấu thơ tươi đẹp về miền Tây.

"Đất rừng phương Nam" chỉnh sửa sau khi gây tranh cãi

ĐÔNG DU |

Ngày 15.10, Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ VHTTDL) Vi Kiến Thành cho biết, phía đại diện nhà sản xuất phim "Đất rừng phương Nam" đã chủ động đề xuất phương án chỉnh sửa một số chi tiết trong tác phẩm vào ngày 14.10. Theo đó, Cục đã thông qua đề xuất này.