Không thể nương tay với những người “cạo trọc rừng”

Lê Thanh Phong |

Nhiều năm qua, dân di cư tự do đã cạo trọc hàng chục nghìn hecta đất rừng ở Đắk Nông. Các đơn vị quản lí, bảo vệ rừng gần như bó tay trước nạn phá rừng rất nghiêm trọng này.

Những người phá rừng không phải “lâm tặc”, hạ cây lấy gỗ, buôn bán lâm sản, mà phá rừng để lấy đất, trồng trọt, làm kế sinh nhai.

Cụ thể, có 70,6 ha đã được trồng cây keo lai; 1.082 ha được trồng cây cà phê, hồ tiêu...; 587 công trình, vật kiến trúc. Tổng đối tượng đang sử dụng đất là 2.094 hộ. Trong đó, có 362 hộ dân tộc thiểu số địa phương, số còn lại là các hộ dân từ các tỉnh, thành khác trong cả nước di cư đến.

Còn lâm phần thuộc Công ty TNHH MTV Đắk N’Tao đang được quản lí, thống kê đến ngày 31.12.2022, có hơn 3.080 ha đất, rừng bị lấn chiếm, với hơn 1.858 ha đã được canh tác các loại cây trồng. Trên diện tích đất bị lấn chiếm có 633 nhà ở, nhà tạm, nhà chòi với số hộ canh tác được xác định và thống kê là 785 hộ.

Người dân đi hạ cây, đốt rừng, lấn đất, làm rẫy, làm nhà ở. Lực lượng này cạo trọc dần mảnh rừng này đến mảnh rừng khác. Với tốc độ “gặm nhấm” này, chẳng bao lâu sẽ không còn rừng mà chỉ còn một vùng đất toàn đồi trọc, chúng ta phải trả giá cho sự phá hoại này, phải chịu đựng sự nổi giận của thiên nhiên.

Điều đáng lo ngại ở đây là lực lượng quản lí, bảo vệ rừng rất mỏng, còn người dân di cư tự do phá rừng lấn đất lại rất đông. Không thể quản nổi khi quá nhiều người ngày đêm xâm nhập vào rừng để phá hoại. Họ dùng nhiều thủ đoạn như cưa cây gần đứt, chỉ chờ gió xô ngã, gây hỏa hoạn để cháy rừng.

Những người phá hoại rừng còn manh động tấn công vào nhân viên của các đơn vị quản lí rừng. Về phía các chủ rừng, cũng bị giới hạn về thẩm quyền xử lý các vi phạm. Ngay cả kiểm lâm còn không đủ các chức năng và công cụ để bảo vệ rừng hiệu quả, thì các công ty quản lí, bảo vệ rừng còn khó khăn hơn. Rõ ràng, chỉ giao cho các công ty quản lí rừng bảo vệ trước sự “tấn công” của người dân di cư vào rừng là không hiệu quả, cần phải có lực lượng khác mạnh hơn, được trang bị công cụ trấn áp, có thẩm quyền xử lí cao hơn, mới mong ngăn chặn được tình trạng này. Phải truy bắt những kẻ cầm đầu, tổ chức cho người dân phá rừng, lấn đất.

Ngoài việc dùng các lực lượng khác nhau và công cụ pháp luật để bảo vệ rừng, kế sâu rễ bền gốc là tạo công ăn việc làm để người dân không còn kiếm sống bằng phá rừng nữa.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Quảng Trị: Tiếp tục xảy ra phá rừng tự nhiên

HƯNG THƠ |

Lực lượng kiểm lâm và biên phòng đang vào cuộc tìm hiểu sau khi phát hiện thêm vụ việc phá rừng ở huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị).

Thêm một vụ phá rừng ở Quảng Bình bị khởi tố

LÊ PHI LONG |

Ngày 31.3, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) cho biết, vừa quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “hủy hoại rừng” xảy ra tại rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh.

Thừa Thiên Huế: Điều tra các đối tượng phá rừng ở huyện Nam Đông

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Liên quan đến vụ phá rừng ở huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế), lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra, xác minh các đối tượng có liên quan.

Bắt tạm giam 10 cán bộ của Sở Giao thông Vận tải Thái Nguyên và 2 cơ sở sát hạch lái xe

Việt Bắc |

10 cán bộ thuộc Sở Giao thông Vận tải Thái Nguyên và 2 trung tâm sát sạch lái xe của tỉnh này vừa bị công an khởi tố, bắt tạm giam vì có hành vi đưa, nhận hối lộ.

Mở thêm 3 tuyến phố đi bộ, Hà Nội đừng chỉ mở để chợ hoá đường phố

NHÓM PV |

KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội, hoàn toàn ủng hộ chủ trương mở thêm các tuyến phố đi bộ của Thủ đô. Tuy nhiên, để tránh vấp phải những thất bại từ các tuyến phố đi bộ Trần Nhân Tông, Trịnh Công Sơn…, ông Ánh kỳ vọng thành phố sẽ không "chợ hoá" các đường phố.

Khó book vé máy bay cận nghỉ lễ, hành khách chọn tàu hỏa đi đường dài

Ngọc Thùy |

Không book được vé máy bay thời điểm cận nghỉ lễ, chị Trang đành chọn tàu hỏa để di chuyển từ Hà Nội vào Đà Nẵng. Dù chỉ là phương án thay thế ngoài kế hoạch, nhưng chị Trang lại tỏ ra bất ngờ với dịch vụ và vệ sinh trên tàu.

Đoạn video dậy sóng ghi cảnh nữ sinh bị đánh hội đồng trong nhà vệ sinh

HƯNG THƠ |

Lãnh đạo UBND huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) cho biết, vụ nữ sinh bị các bạn nữ khác đánh đập, làm nhục trong nhà vệ sinh rồi quay lại và lan truyền trên mạng xã hội xảy ra tại địa bàn huyện.

Tuyên phạt cựu Chủ tịch Hạ Long Phạm Hồng Hà 15 năm tù giam

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Kết thúc phiên tòa hình sự xét xử sơ thẩm 28 bị can trong vụ án tại Công ty CP Quản lý đường sông 3 chiều nay (25.4), HĐXX sơ thẩm TAND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định tuyên phạt bị cáo Phạm Hồng Hà - cựu Chủ tịch UBND TP.Hạ Long, cựu Trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long - 15 năm tù về tội “Tham ô tài sản”, “Nhận hối lộ”.

Quảng Trị: Tiếp tục xảy ra phá rừng tự nhiên

HƯNG THƠ |

Lực lượng kiểm lâm và biên phòng đang vào cuộc tìm hiểu sau khi phát hiện thêm vụ việc phá rừng ở huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị).

Thêm một vụ phá rừng ở Quảng Bình bị khởi tố

LÊ PHI LONG |

Ngày 31.3, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) cho biết, vừa quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “hủy hoại rừng” xảy ra tại rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh.

Thừa Thiên Huế: Điều tra các đối tượng phá rừng ở huyện Nam Đông

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Liên quan đến vụ phá rừng ở huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế), lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra, xác minh các đối tượng có liên quan.