Khi Hồng Đăng “giật mình” vì tiền hỗ trợ “rơi vào đầu”

Anh Đào |

“Giật mình”- Hồng Đăng mô tả lại cảm giác bản thân khi “đọc trên báo” thấy tên mình trong danh sách nhận tiền hỗ trợ khó khăn do ảnh hưởng bởi COVID-19.

Hồng Đăng, cũng như Thanh Hương, là những khuôn mặt quá quen thuộc trong các bộ phim truyền hình. Họ “không thuộc diện khó khăn” - như chính Hồng Đăng khẳng định. Cho nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi dư luận bày tỏ ngạc nhiên với việc họ được hỗ trợ.

Đăng nói, bản thân anh hoàn toàn không biết mình có tên trong danh sách nghệ sĩ được nhận tiền hỗ trợ.

Đăng, như chúng ta, chỉ biết khi đọc tin trên báo.

Đăng “ngại quá” khi anh cũng biết là “có ý kiến này khác”.

Và Đăng, cũng như Thanh Hương, cho biết là họ sẽ không nhận số tiền hỗ trợ này mà gửi lại nhà hát để chia sẻ cho các đồng nghiệp khó khăn hơn. Chẳng hạn các viên chức hậu đài, chẳng hạn những nhân viên kỹ thuật…

Một sự tự trọng đáng để chúng ta ngừng trách móc, với những nghệ sĩ, và nỗi oan “bị” tiền hỗ trợ “rơi vào đầu”.

Nhưng câu chuyện “bị tiền rơi vào đầu” có cái gì đó như là máy móc trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ.

Máy móc trong việc cứ viên chức hạng IV là “đưa lên”. Bất chấp rằng, “nhiều người làm công tác hậu đài như thiết kế, âm thanh, ánh sáng, phục trang có đời sống rất khó khăn, những người hoàn toàn không có khả năng “kiếm thêm” bên ngoài thì lại - như thừa nhận của chính giám đốc các nhà hát - không có tên trong danh sách hỗ trợ.

Máy móc, ở chỗ ngay ở một nhà hát vài chục con người mà cũng chẳng biết là ai khó nghèo cần hỗ trợ, ai sẽ “bị” tiền hỗ trợ rơi vào đầu.

Máy móc, ở sự thừa nhận của “người trong cuộc”, rằng “quy định cứng” trong việc hỗ trợ các nghệ sĩ đang chưa đúng và chưa sát.

Chỉ có 99 viên chức của 6 nhà hát trong danh sách được hỗ trợ mà đã trật, đã trượt... thì thử hỏi còn hàng vạn, hàng triệu người nhận cứu trợ gói 26.000 tỉ đồng thì sao?

Tiền cứu trợ là ngân sách nhà nước, làm nên bởi những đồng tiền thuế đẫm mồ hôi nước mắt của dân. Không bỏ sót! Đúng đối tượng - luôn là yêu cầu từ Thủ tướng, từ Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Đành rằng, việc thực hiện chính sách hỗ trợ “thà nhầm còn hơn bỏ sót”. Nhưng máy móc đến độ như “mang tiền đi hỗ trợ tỉ phú” như vậy cũng là tước đi cơ hội được hỗ trợ của những người đang rất khó khăn.

Nghệ sĩ Thanh Hương, cũng như Hồng Đăng, đã “tự phán xử” bằng cách từ chối, để nhường lại cho người khác xứng đáng hơn. Thế còn những người tắc trách khi thực hiện chính sách, ai sẽ phán xử họ đây?

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Vận dụng tối đa chính sách để hỗ trợ người lao động và chia sẻ với doanh nghiệp

Linh Nguyên |

Không chỉ trong đợt dịch thứ 4, mà từ trước đó, khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện, Tổng LĐLĐVN đã có nhiều chính sách thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) và cho cả doanh nghiệp. Những chính sách này được các cấp Công đoàn (CĐ) triển khai kịp thời, giúp được đoàn viên, NLĐ vượt qua thời điểm khó khăn nhất từ trước tới nay.

Hà Nội: 99 viên chức hoạt động nghệ thuật nhận tiền hỗ trợ COVID-19

ANH THƯ |

Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội đã phê duyệt và thực hiện chi trả hỗ trợ cho 99 viên chức hoạt động nghệ thuật với số tiền 367,29 triệu đồng.

Người lang thang, cơ nhỡ, không có chỗ ở được hỗ trợ thế nào?

hoàng quỳnh |

Xin hỏi, hiện nay có chính sách hỗ trợ nào về chỗ ăn, ở cho người lang thang, cơ nhỡ trong thời gian giãn cách xã hội không?

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vận dụng tối đa chính sách để hỗ trợ người lao động và chia sẻ với doanh nghiệp

Linh Nguyên |

Không chỉ trong đợt dịch thứ 4, mà từ trước đó, khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện, Tổng LĐLĐVN đã có nhiều chính sách thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) và cho cả doanh nghiệp. Những chính sách này được các cấp Công đoàn (CĐ) triển khai kịp thời, giúp được đoàn viên, NLĐ vượt qua thời điểm khó khăn nhất từ trước tới nay.

Hà Nội: 99 viên chức hoạt động nghệ thuật nhận tiền hỗ trợ COVID-19

ANH THƯ |

Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội đã phê duyệt và thực hiện chi trả hỗ trợ cho 99 viên chức hoạt động nghệ thuật với số tiền 367,29 triệu đồng.

Người lang thang, cơ nhỡ, không có chỗ ở được hỗ trợ thế nào?

hoàng quỳnh |

Xin hỏi, hiện nay có chính sách hỗ trợ nào về chỗ ăn, ở cho người lang thang, cơ nhỡ trong thời gian giãn cách xã hội không?