Giá điện tăng: Bình thường và bất thường

Hoàng Lâm |

Giá điện bình quân được EVN chính thức tăng lên mức 1.920,3732 đồng/kWh kể từ ngày 4.5. Giá này đồng nghĩa với mỗi “số điện” tăng 55,9 đồng so với giá cũ.

Mức tăng tương đương 3% được cho là bình thường và hợp lý bởi nó nằm trong thẩm quyền của EVN, căn cứ theo quy định hiện hành. Cũng hợp lý là bởi mức tăng này không “sốc”, bởi dù đã tăng đến 1.920 đồng mỗi số, thì EVN vẫn tiếp tục gánh lỗ do giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đồng/kWh.

Bất thường chính là ở chỗ vì sao EVN lỗ, mà lỗ rất khủng. Chỉ riêng năm 2022, EVN lỗ… hơn 1 tỉ USD, tương đương 26.235,78 tỉ đồng. Khoản lỗ này còn chưa tính 14.700 tỉ đồng khoản tiền chênh lệch tỉ giá hiện vẫn chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022.

Mặc dù Bộ Công Thương và EVN liên tục khẳng định các báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh điện của EVN đều là những báo cáo đã được cơ quan kiểm toán độc lập thực hiện nhưng những khoản lỗ của EVN chưa được công khai, chi tiết đến minh bạch.

Bất thường còn là EVN cũng chưa trả lời được câu hỏi: Cùng một hệ sinh thái nhưng công ty mẹ thì báo lỗ trong khi các công ty con thì vẫn công bố lợi nhuận cao trong năm 2022? Điển hình như hai doanh nghiệp thuộc EVN là Tổng công ty Phát điện 3,  Tổng công ty Phát điện 2 đều ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong năm 2022 lần lượt là 2.550 tỉ đồng và 3.668 tỉ đồng...

Vậy khoản lỗ của EVN đến từ đâu? Nếu nói rằng do giá đầu vào tăng cao gồm nhiên liệu, lãi vay hay bị lỗ tỷ giá thì các công ty con cũng đối diện với khó khăn này. Tại sao ra kết quả khác nhau, phải chăng vấn đề nằm ở năng lực quản lý của chính EVN?

Nghĩa là các yếu tố khiến EVN lỗ dẫn đến việc phải tăng giá điện như là một giải pháp bắt buộc chưa được làm rõ.

Còn một nghịch lý nữa là trong khi EVN kêu lỗ và tăng giá điện thì việc đàm phán giá bán điện với các đơn vị sản xuất điện gió, điện mặt trời vẫn chưa có hồi kết tạo ra sự lãng phí vô cùng lớn.

Giải pháp lâu dài cho ngành điện không phải là tăng giá bán để giảm lỗ, nói cách khác là "để dân gánh lỗ cho EVN" mà cần tìm ra phương án để đảm bảo an ninh năng lượng, tìm nguồn nhiên liệu rẻ, sạch hơn từ đó giảm giá thành sản xuất. Trong đó có cơ chế giá hợp lý để các nhà máy điện tư nhân, các dự án điện năng lượng tái tạo tham gia vào kinh doanh điện.

Thực tế, người dân sẵn sàng chấp nhận giá điện tăng nếu không có những dấu hỏi và bất thường xung quanh chuyện giá điện và lỗ - lãi của EVN.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Hơn 10 triệu hộ tiêu dùng phải trả thêm 11.000 đồng/hộ khi tăng giá điện

Cường Ngô |

Theo lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với việc giá bán lẻ điện bình quân tăng 3% từ ngày 4.5, tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 200 kWh/tháng là 11.100 đồng/hộ. Đây là nhóm khách hàng đang chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt.

Tăng giá điện bao nhiêu là phù hợp?

Anh Tuấn |

Phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được lưu ý phù hợp với khung giá bán lẻ điện bình quân mới, đánh giá kĩ tác động để trình cấp có thẩm quyền xem xét. Đáng chú ý, việc tăng giá điện không giật cục, có lộ trình, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân.

Hà Nội vào cao điểm nắng nóng, người dân lo lắng với đề xuất tăng giá điện

Linh Trang - Việt Dũng |

Hà Nội bước vào những ngày nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao. Trước đề xuất tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhiều người dân không khỏi "mất ăn mất ngủ" vì lo toan gánh nặng kinh tế.

Xuất hiện người đồng ý bồi thường gần 2.400 tỉ đồng thay Nguyễn Thái Luyện

Anh Tú |

TP. Hồ Chí Minh - Trong phần xét hỏi sáng nay, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Công ty CP địa ốc Alibaba) thừa nhận hành vi phạm tội, mong muốn khắc phục thiệt hại và sớm kết thúc vụ án để các bị cáo khác sớm thi hành án, về với gia đình.

Cần Thơ: Ở một nơi các hộ dân hàng chục năm thắp đèn dầu chờ dòng điện

Tạ Quang |

Cần Thơ - 14 hộ dân sinh sống dọc tuyến kênh Nam Châu, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ vẫn trong tình cảnh hàng chục năm qua không có điện.

Ăn bánh sôcôla chứa ma túy hàng xóm cho, 3 trẻ em cấp cứu

Hương Giang |

Kết quả kiểm tra cho thấy, loại bánh khiến 3 trẻ em nhập viện cấp cứu chứa một loại ma túy mới, còn gọi là "sôcôla bay".

Dự án 3.800 tỉ đồng ở Quảng Ngãi loay hoay với tái định cư

VIÊN NGUYỄN |

Tỉnh Quảng Ngãi chủ trương đầu tư Khu đô thị mới An Phú (đảo Ngọc) TP.Quảng Ngãi với tổng mức đầu tư là 3.800 tỉ đồng. Tuy nhiên, dự án được duyệt không quy hoạch khu đất dành cho việc bố trí tái định cư (TĐC) khiến các hộ dân thuộc diện bị thu hồi đất phục vụ dự án âu lo phập phồng.

Không thể cứ thích thì làm với tiền ngân sách như chuyện bàn tay khổng lồ ở Hải Tiến

Xuân Hùng |

Câu chuyện 5 bàn tay “khổng lồ” ở bãi biển Hải Tiến (Thanh Hóa) vẫn chưa hết nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và sẽ khó mà nguội được khi vẫn chình ình thách thức. Hàng ngày, 5 bàn tay vẫn giơ lên trời như kêu cứu và quả là nhiều thứ đang “kêu cứu” từ câu chuyện 5 bàn tay “khổng lồ” này.

Hơn 10 triệu hộ tiêu dùng phải trả thêm 11.000 đồng/hộ khi tăng giá điện

Cường Ngô |

Theo lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với việc giá bán lẻ điện bình quân tăng 3% từ ngày 4.5, tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 200 kWh/tháng là 11.100 đồng/hộ. Đây là nhóm khách hàng đang chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt.

Tăng giá điện bao nhiêu là phù hợp?

Anh Tuấn |

Phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được lưu ý phù hợp với khung giá bán lẻ điện bình quân mới, đánh giá kĩ tác động để trình cấp có thẩm quyền xem xét. Đáng chú ý, việc tăng giá điện không giật cục, có lộ trình, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân.

Hà Nội vào cao điểm nắng nóng, người dân lo lắng với đề xuất tăng giá điện

Linh Trang - Việt Dũng |

Hà Nội bước vào những ngày nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao. Trước đề xuất tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhiều người dân không khỏi "mất ăn mất ngủ" vì lo toan gánh nặng kinh tế.