Hơn 10 triệu hộ tiêu dùng phải trả thêm 11.000 đồng/hộ khi tăng giá điện

Cường Ngô |

Theo lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với việc giá bán lẻ điện bình quân tăng 3% từ ngày 4.5, tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 200 kWh/tháng là 11.100 đồng/hộ. Đây là nhóm khách hàng đang chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt.

Tăng giá điện theo các bậc thang như thế nào?

Tại buổi trao đổi thông tin về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện chiều 4.5, ông Võ Quang Lâm - Phó tổng giám đốc EVN cho biết, đối với giá bán lẻ bình quân mới, tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 50 kWh/tháng là 2.500 đồng/hộ. Trong đó, số hộ sử dụng điện dưới 50 kWh toàn EVN năm 2022 là 3,33 triệu hộ, chiếm 11,98% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt.

Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 100 kWh/tháng là 5.100 đồng/hộ; số hộ sử dụng điện từ 51-100 kWh toàn EVN năm 2022 là 4,7 triệu hộ, chiếm 16,85% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt.

Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 200 kWh/tháng là 11.100 đồng/hộ; số hộ sử dụng điện từ 101-200 kWh toàn EVN năm 2022 là 10,04 triệu hộ, chiếm 36,01% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt. Đây là nhóm khách hàng đang chiếm tỉ trọng lớn nhất.

Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 300 kWh/tháng là 18.700 đồng/hộ (số hộ sử dụng điện từ 201-300 kWh toàn EVN năm 2022 là 4,96 triệu hộ, chiếm 17,81% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt.

Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 400 kWh/tháng là 27.200 đồng/hộ (số hộ sử dụng điện từ 301-400 kWh toàn EVN năm 2022 là 2,21 triệu hộ, chiếm 7,95% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt.

EVN
EVN trao đổi thông tin về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện chiều 4.5. Ảnh: Cường Ngô

Tăng giá điện, EVN có thêm khoảng 8.000 tỉ đồng

Ông Nguyễn Xuân Nam - Phó tổng giám đốc EVN cho biết, giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thực hiện theo Quyết định số 648 ngày 20.3.2019.

Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được tính toán dựa trên các yếu tố gồm phát điện, truyền tải, phân phối, bán lẻ, trong đó chi phí phát điện chiếm tỉ trọng lớn nhất - theo tính toán khoảng hơn 83%, trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN, các khâu còn lại chiếm tỷ trọng gần 17% (theo kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN).

Ông Nam cho rằng, thông số đầu vào tính toán giá bán lẻ điện bình quân trong 4 năm vừa qua đã có nhiều biến động so với thông số đầu vào để xác định giá bán lẻ điện bình quân tại thời điểm 20.3.2019.

Trước tác động của các biến động trên thế giới và các yếu tố cung - cầu trên thị trường, giá các loại nhiên liệu cung ứng cho sản xuất điện như là than, xăng dầu, khí đều tăng rất cao so với trước, dẫn đến giá điện ở nhiều nước tăng khá cao.

Chi phí nhiên liệu mà chúng ta phải nhập khẩu để sản xuất điện cũng tăng theo giá thế giới, do đó đã làm cho chi phí phát điện tăng theo.

"Việc điều chỉnh tăng giá điện lần này giúp EVN giảm thiểu bớt khó khăn về tình hình tài chính. Theo đó, doanh thu 8 tháng năm 2023 dự báo tăng khoảng 8.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, tăng giá điện chỉ là một giải pháp nằm trong nhóm các giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, cung cấp điện ổn định cho sản xuất và đời sống.

Trong bối cảnh biến động giá nhiên liệu trên thế giới có tần suất và biên độ ngày càng lớn theo chiều hướng gia tăng, EVN cần tiếp tục thực hiện định hướng chung, đó là tiết kiệm, thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí, tăng doanh thu để đảm bảo khả năng cân đối tài chính năm 2023, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước", ông Nam nói.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Lao Động về việc trong năm 2023 khi qua cao điểm nắng nóng, EVN có tiếp tục đề xuất tăng giá điện lần 2 để bù đắp khoản lỗ năm 2022 không? Ông Nguyễn Xuân Nam cho biết việc tăng giá điện phải thực hiện theo Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ; nếu được cho phép, thì việc tăng giá điện lần thứ 2 cũng phải tối thiểu 6 tháng mới thực hiện.

EVN cho biết, theo số liệu năm 2022 có 528.000 khách hàng kinh doanh dịch vụ, bình quân mỗi tháng khách hàng kinh doanh trả tiền điện 5,3 triệu đồng/tháng. Sau khi thay đổi giá mỗi tháng sẽ trả thêm là 141.000 đồng/tháng;

Có khoảng 1,8 triệu hộ sản xuất, thì bình quân mỗi tháng mỗi hộ sản xuất trả tiền điện 10,6 triệu đồng/tháng. Sau khi thay đổi giá mỗi tháng sẽ trả thêm là 307.000 đồng/tháng.

Có 662.000 khách hàng hành chính sự nghiệp, bình quân mỗi tháng mỗi khách hàng hành chính sự nghiệp trả tiền điện 2,01 triệu đồng/tháng. Sau khi thay đổi giá mỗi tháng sẽ trả tăng thêm là 40.000 đồng/tháng.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Giá điện tăng lên mức 1.920 đồng/kWh kể từ hôm nay 4.5

Cường Ngô |

Theo nguồn tin của Lao Động, giá bán lẻ điện bình quân chính thức được điều chỉnh tăng lên mức 1.920,3732 đồng/kWh kể từ ngày hôm nay 4.5.

Tăng giá điện bao nhiêu là phù hợp?

Anh Tuấn |

Phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được lưu ý phù hợp với khung giá bán lẻ điện bình quân mới, đánh giá kĩ tác động để trình cấp có thẩm quyền xem xét. Đáng chú ý, việc tăng giá điện không giật cục, có lộ trình, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân.

Hà Nội vào cao điểm nắng nóng, người dân lo lắng với đề xuất tăng giá điện

Linh Trang - Việt Dũng |

Hà Nội bước vào những ngày nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao. Trước đề xuất tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhiều người dân không khỏi "mất ăn mất ngủ" vì lo toan gánh nặng kinh tế.

Đà Nẵng là điểm đến hàng đầu mùa hè với du khách Việt

Chí Long |

Một khảo sát mới cho thấy đông đảo khách Việt chọn du lịch Đà Nẵng trong mùa hè năm nay.

Tin SEA Games 32 ngày 9.5: Việt Nam bứt phá trên bảng tổng sắp huy chương

NHÓM PV |

Trong ngày thi đấu chính thức thứ 3 (8.5) SEA Games 32, đoàn thể thao Việt Nam đã giành thêm 15 tấm huy chương vàng, qua đó bứt phá lên vị trí thứ 2 trên bảng tổng sắp huy chương.

TPHCM: Vẫn còn hàng chục nghìn sổ hồng chưa thể cấp cho dân

Gia Miêu |

Hàng chục nghìn căn hộ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vẫn bị treo sổ hồng vì nhiều vướng mắc bao năm qua chưa thể sớm tháo gỡ.

Nỗ lực hồi sinh hàng loạt dự án yếu kém ngành Công Thương

Tiến Nguyễn |

Hàng loạt dự án yếu kém, khó khăn, dai dẳng của ngành Công thương những năm gần đây đã khởi sắc, thậm chí làm ăn có lãi. Đây là kết quả tất yếu từ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, mà mới nhất là nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng công suất 1.200 MW vừa chính thức đi vào hoạt động sau 12 năm với rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Mắc lại COVID-19 thời điểm này có bị nặng và nguy hiểm hơn lần mắc trước?

AN AN - MINH HÀ |

Theo các chuyên gia y tế, khi tái nhiễm COVID-19 nguy cơ tiến triển bệnh nặng hay nhẹ độc lập so với lần mắc trước đó.

Giá điện tăng lên mức 1.920 đồng/kWh kể từ hôm nay 4.5

Cường Ngô |

Theo nguồn tin của Lao Động, giá bán lẻ điện bình quân chính thức được điều chỉnh tăng lên mức 1.920,3732 đồng/kWh kể từ ngày hôm nay 4.5.

Tăng giá điện bao nhiêu là phù hợp?

Anh Tuấn |

Phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được lưu ý phù hợp với khung giá bán lẻ điện bình quân mới, đánh giá kĩ tác động để trình cấp có thẩm quyền xem xét. Đáng chú ý, việc tăng giá điện không giật cục, có lộ trình, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân.

Hà Nội vào cao điểm nắng nóng, người dân lo lắng với đề xuất tăng giá điện

Linh Trang - Việt Dũng |

Hà Nội bước vào những ngày nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao. Trước đề xuất tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhiều người dân không khỏi "mất ăn mất ngủ" vì lo toan gánh nặng kinh tế.