Cứu các dòng sông chính là thêm liều thuốc bổ cho phát triển kinh tế

Hoàng Lâm |

Sông Nhuệ ở Hà Nội được cho là điển hình của một con sông vốn đẹp đẽ, nên thơ trở thành dòng sông chết, nỗi ám ảnh của người dân xung quanh.

Chỉ khoảng 20-30 năm trước, sông Nhuệ đoạn qua thị xã Hà Đông đẹp tới mức người ta còn làm hẳn một vườn hoa ven sông và những quán cà phê thơ mộng. Vài chục năm trở lại đây thì không còn cảnh này bởi dòng sông thơ mộng ngày nào, giờ nước đen kịt, hôi thối tới mức những người ở xung quanh dọc sông đã không ít người phải bán nhà. Sông Nhuệ thành sông nước thải của hàng chục vạn gia đình phía Tây thành phố.

Năm ngoái, Hà Nội đã có dự án cải tạo sông Nhuệ với ý tưởng táo bạo là xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, (giai đoạn 1 tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng) lấy nước từ sông Hồng vào sông Nhuệ với lưu lượng 70 m3/s, cấp nước tưới tiêu kết hợp giảm thiểu ô nhiễm môi trường sông Nhuệ và các sông thuộc nội thành Hà Nội.

Tuy nhiên, Hà Nội cũng cho rằng, đây là dự án thuộc lĩnh vực thủy lợi nên mục tiêu hàng đầu không phải là xử lý làm sạch nước sông Nhuệ mà để phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp kết hợp tiêu thoát nước đô thị, là một bước góp phần hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật nông thôn và đô thị cho thành phố. Dự án vừa có tính chất là công trình phòng chống lụt bão để chủ động với biến đổi khí hậu, vừa có vai trò cải thiện môi trường, mang lại lợi ích về mặt kinh tế xã hội.

Cứu được sông Nhuệ, cũng sẽ phải cứu cùng lúc hàng loạt con sông khác của Hà Nội như Tô Lịch, Kim Ngưu vì liên thông với nhau. Không chỉ là lợi ích thấy ngay về môi trường, nông nghiệp mà xa hơn còn là câu chuyện phát triển kinh tế với loại hình du lịch sông giữa lòng thành phố.

Trong quá trình phát triển, với việc để các con sông ô nhiễm nặng, Hà Nội đã đánh mất tiềm năng này và để khôi phục là điều rất khó khăn.

Cứu những con sông đã chết thì việc đầu tiên phải quản lý tốt khâu xử lý nước thải từ đầu nguồn. Như vậy, thành phố cần thu gom nước thải hai bên bờ sông do sinh hoạt sản xuất thải ra.

Đồng thời, xử lý chặt đứt nguồn thải để không còn nước thải không đạt tiêu chuẩn đổ ra sông cũng như cần tiến hành nạo vét thường xuyên, những chất bẩn, bùn bẩn thì được mang đi xử lý đúng quy định.

Mới rồi trên nghị trường Quốc hội, khi trả lời chất vấn đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có nói rằng: Bộ cũng đang xây dựng đề án thí điểm xử lý vấn đề ô nhiễm với dòng sông Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, sông Đáy.

Hy vọng dần sáng rõ và việc xử lý ô nhiễm những con sông như sông Nhuệ sẽ đem lại những kinh nghiệm và bài học để cứu những dòng sông chết.

Những dòng sông sống lại cũng chính là thêm liều thuốc để phát triển kinh tế Thủ đô, phát huy lợi thế mà không phải nơi nào cũng có được.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Hồi sinh các dòng sông chết dù tích cực nhưng chưa được bao nhiêu

NHÓM PV |

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nêu: Với một số dòng sông ô nhiễm nặng hiện nay như sông Đáy, sông Cầu... Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) và các địa phương tích đã cực trong việc hồi sinh, nhưng việc cải tạo này vẫn chưa đủ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường muốn hồi sinh các dòng sông chết

Nhóm phóng viên |

Đánh giá ô nhiễm nguồn nước gia tăng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục, trong đó có phục hồi, làm sống lại các “dòng sông chết”.

Tiến độ dự án hồi sinh dòng sông ô nhiễm ở Hà Nội, vốn đầu tư 16.000 tỉ đồng

HỮU CHÁNH |

Trong số 4 gói thầu thuộc Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, đến nay có 2 gói thầu cơ bản hoàn thành, 2 gói thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công. Dự án dự kiến vận hành trong năm 2025, kỳ vọng hồi sinh nhiều dòng sông ô nhiễm ở Hà Nội.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Đường sá Hà Giang tan hoang sau lũ lớn

Nhóm PV |

Mưa lớn khiến một số khu vực tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang) sạt lở nghiêm trọng, đất đá, dòng nước chảy xiết nhiều người dân, phương tiện bị mắc kẹt.

Trời mưa dầm dề, người dân Thủ đô vẫn tất bật sắm lễ cúng Tết Đoan Ngọ

Việt Anh - Hoàng Xuyến |

Sáng 10.6 (tức 5.5 âm lịch, hay còn gọi là Tết Đoan Ngọ, Tết diệt sâu bọ) dù trời mưa nhưng rất nhiều người dân vẫn đổ về chợ Hàng Bè (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để sắm đồ dâng lễ lên bàn thờ gia tiên.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Cháy nhà dân trong đêm, kịp thời giải cứu 5 người thoát ra ngoài an toàn

Nguyên Chân |

TPHCM - Đám cháy bắt đầu từ tầng 2 của một căn nhà 2 tầng ở Quận 10 rồi lan rộng, 5 người mắc kẹt bên trong kịp thời được giải cứu ra ngoài an toàn.

Hồi sinh các dòng sông chết dù tích cực nhưng chưa được bao nhiêu

NHÓM PV |

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nêu: Với một số dòng sông ô nhiễm nặng hiện nay như sông Đáy, sông Cầu... Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) và các địa phương tích đã cực trong việc hồi sinh, nhưng việc cải tạo này vẫn chưa đủ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường muốn hồi sinh các dòng sông chết

Nhóm phóng viên |

Đánh giá ô nhiễm nguồn nước gia tăng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục, trong đó có phục hồi, làm sống lại các “dòng sông chết”.

Tiến độ dự án hồi sinh dòng sông ô nhiễm ở Hà Nội, vốn đầu tư 16.000 tỉ đồng

HỮU CHÁNH |

Trong số 4 gói thầu thuộc Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, đến nay có 2 gói thầu cơ bản hoàn thành, 2 gói thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công. Dự án dự kiến vận hành trong năm 2025, kỳ vọng hồi sinh nhiều dòng sông ô nhiễm ở Hà Nội.