Con mắt dân

ĐÀO TUẤN |

Một tỉ lệ buồn, rất buồn khi “chỉ có 19% số người trả lời khảo sát hài lòng với tình hình kinh tế hiện nay của đất nước”.

Đây là con số do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố trong một báo cáo có hai chữ “cảm nhận” của người dân về thị trường.

19% hài lòng, có nghĩa là 81% chưa hài lòng. 19% lạc quan, có nghĩa là đa số không lạc quan.

Nếu đây là những con số phản ánh chính xác cảm nhận và niềm tin của dân như cuộc khảo sát do MasterCard Worldwide tiến hành năm ngoái, thì rất rõ là đang có một sự trái ngược, nếu như không nói là suy giảm. Năm ngoái, MasterCard Worldwide kết luận sau một cuộc khảo sát rằng Việt Nam nằm trong 6 quốc gia có chỉ số niềm tin người tiêu dùng cao nhất khu vực.

Đã đành là mỗi cuộc khảo sát có những tiêu chí riêng. Nhưng sự lạc quan, hay hài lòng trước cuộc sống thì chỉ có một mà thôi.

Nhưng rất khó để có thể nói tới sự lạc quan.

Chẳng hạn, dù cho rằng phần lớn giá cả các nhóm mặt hàng thiết yếu được điều chỉnh bởi các quy định của Nhà nước, nhưng chỉ có 47% đánh giá là hiệu quả.

Chẳng hạn tiếng là kinh tế thị trường, nhưng cạnh tranh, yếu tố đặc trưng để có thể giảm giá, tăng chất lượng dịch vụ, sản phẩm thì hình như vẫn ở… tương lai. Trong khi hiện tại là nỗi bức xúc trước sự thiếu minh bạch của giá cả các loại hàng hóa đầu vào quan trọng nhất.

Không lạ khi đa số cho rằng mức độ đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước lớn vào nền kinh tế là hạn chế.

Và đáng buồn, là người dân đang rất thiếu tin tưởng vào tính minh bạch trong hoạch định và thực thi chính sách với chỉ 15% đánh giá là “minh bạch” - hay là “mức độ minh bạch suốt 3 năm qua hầu như là không có sự cải thiện”.

Điểm lạc quan từ tỉ lệ 19% rất đáng bi quan này, nếu có, thì là việc người dân đã bày tỏ chính kiến, đã trung thực với chính mình. Hoặc ít nhất, họ vẫn xứng danh những người dân lạc quan nhất thế giới khi đứng ở hiện tại, vẫn có tới 63% tin tưởng thế hệ tương lai sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Sự lạc quan, niềm tin, xét cho cùng là một thứ tài nguyên vô giá và hoàn toàn có thể trở thành một nguồn lực quan trọng nếu như “con mắt dân”, “cảm nhận của dân” hôm nay được chú ý, được đề cao và trở thành mục tiêu của các chính sách trước nay vẫn nói là vì dân.


Một tỉ lệ buồn, rất buồn khi “chỉ có 19% số người trả lời khảo sát hài lòng với tình hình kinh tế hiện nay của đất nước”.

Đây là con số do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố trong một báo cáo có hai chữ “cảm nhận” của người dân về thị trường.

19% hài lòng, có nghĩa là 81% chưa hài lòng. 19% lạc quan, có nghĩa là đa số không lạc quan.

Nếu đây là những con số phản ánh chính xác cảm nhận và niềm tin của dân như cuộc khảo sát do MasterCard Worldwide tiến hành năm ngoái, thì rất rõ là đang có một sự trái ngược, nếu như không nói là suy giảm. Năm ngoái, MasterCard Worldwide kết luận sau một cuộc khảo sát rằng Việt Nam nằm trong 6 quốc gia có chỉ số niềm tin người tiêu dùng cao nhất khu vực.

Đã đành là mỗi cuộc khảo sát có những tiêu chí riêng. Nhưng sự lạc quan, hay hài lòng trước cuộc sống thì chỉ có một mà thôi.

Nhưng rất khó để có thể nói tới sự lạc quan.

Chẳng hạn, dù cho rằng phần lớn giá cả các nhóm mặt hàng thiết yếu được điều chỉnh bởi các quy định của Nhà nước, nhưng chỉ có 47% đánh giá là hiệu quả.

Chẳng hạn tiếng là kinh tế thị trường, nhưng cạnh tranh, yếu tố đặc trưng để có thể giảm giá, tăng chất lượng dịch vụ, sản phẩm thì hình như vẫn ở… tương lai. Trong khi hiện tại là nỗi bức xúc trước sự thiếu minh bạch của giá cả các loại hàng hóa đầu vào quan trọng nhất.

Không lạ khi đa số cho rằng mức độ đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước lớn vào nền kinh tế là hạn chế.

Và đáng buồn, là người dân đang rất thiếu tin tưởng vào tính minh bạch trong hoạch định và thực thi chính sách với chỉ 15% đánh giá là “minh bạch” - hay là “mức độ minh bạch suốt 3 năm qua hầu như là không có sự cải thiện”.

Điểm lạc quan từ tỉ lệ 19% rất đáng bi quan này, nếu có, thì là việc người dân đã bày tỏ chính kiến, đã trung thực với chính mình. Hoặc ít nhất, họ vẫn xứng danh những người dân lạc quan nhất thế giới khi đứng ở hiện tại, vẫn có tới 63% tin tưởng thế hệ tương lai sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Sự lạc quan, niềm tin, xét cho cùng là một thứ tài nguyên vô giá và hoàn toàn có thể trở thành một nguồn lực quan trọng nếu như “con mắt dân”, “cảm nhận của dân” hôm nay được chú ý, được đề cao và trở thành mục tiêu của các chính sách trước nay vẫn nói là vì dân.

ĐÀO TUẤN
TIN LIÊN QUAN

VPF lên tiếng về tranh cãi quảng bá tài trợ của Hoàng Anh Gia Lai

AN NGUYÊN |

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có những chia sẻ xoay quanh tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2023.

Ngư dân Quảng Nam đón giao thừa trên biển: Nhớ nhà, nhớ con lắm chứ

Nguyễn Linh |

Những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các ngư dân Quảng Nam hối hả chuyển lương thực, nước uống xuống tàu để chuẩn bị một chuyến vươn khơi xuyên Tết.

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Dàn sao Việt trải lòng trước thềm năm mới Quý Mão 2023

DI PY |

Chỉ còn một ngày nữa là bước sang năm Quý Mão 2023. Trong không khí rộn ràng của những ngày Tết đến Xuân về, dàn sao Việt đã tạm gác lại những công việc bận rộn để về với tổ ấm gia đình và có những trải lòng về một năm qua.

Loạt cửa hàng ăn uống tại TPHCM phục vụ xuyên Tết

NGỌC LÊ |

TPHCM - Thời điểm này, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ tại TPHCM đã bắt đầu nghỉ bán. Tuy nhiên, một số quán cà phê, quán kinh doanh đồ ăn thức uống ở thành phố vẫn mở bán xuyên Tết để phục vụ khách du xuân.

Nghệ An: Nhất chi mai ế ẩm, chủ vườn lo âm vốn

Quỳnh Trang |

Nhất chi mai là một loài mai thuộc top “thập đại danh hoa” nổi tiếng đẹp bậc nhất. Tính đến thời điểm hiện tại (29 tết) thị trường hoa Tết ở Nghệ An loài hoa này chưa đủ cạnh tranh với các loài hoa khác nên rất ít người quan tâm.

Nhiều sai phạm tại dự án khu du lịch Tam Chúc Hà Nam

Vân Trường |

Để xảy ra sai phạm tại dự án khu du lịch Tam Chúc, Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ, trách nhiệm là của UBND tỉnh Hà Nam, Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan và chủ đầu tư dự án.