Nông dân Sóc Trăng phấn khởi khi trúng mùa mía ngọt

PHƯƠNG ANH |

Thời điểm này tại huyện Cù Lao Dung - địa phương có diện tích mía nhiều nhất của tỉnh Sóc Trăng đang vào vụ thu hoạch rộ. Theo bà con chia sẻ năm nay mía cho năng suất lẫn giá bán đều cao nên ai cũng phấn khởi.

Ghi nhận tại Hợp tác xã mía Cù Lao Dung (Sóc Trăng) bà con xã viên đang tất bật thu hoạch mía, ước năng suất bình quân từ 120 tấn/ha trở lên. Theo ông Võ Văn Thanh, Giám đốc Hợp tác xã mía Cù Lao Dung (Sóc Trăng), niên vụ mía 2023-2024, Hợp tác xã sản xuất gần 500 ha mía chủ yếu là giống mía Khonkean 3, Roc 16, K95-156. Hiện mía được Công ty cổ phần mía đường Sóc Trăng bao tiêu với giá 1.320 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người trồng có lợi nhuận khoảng 50 -70 triệu đồng/ha.
Theo ông Võ Văn Thanh - Giám đốc Hợp tác xã mía Cù Lao Dung (Sóc Trăng), niên vụ mía 2023-2024, Hợp tác xã sản xuất gần 500 ha chủ yếu là giống mía Khonkean 3, Roc 16, K95-156. Hiện mía được Công ty cổ phần mía đường Sóc Trăng bao tiêu với giá 1.320 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người trồng có lợi nhuận khoảng 50 -70 triệu đồng/ha.
Ông Nguyễn Văn Út ở xã Đại Ân 1 (Cù Lao Dung, Sóc Trăng) chia sẻ, năm nay giá bán cao hơn cùng kỳ từ 70 - 100 đồng/kg. ngoài ra từ đầu vụ được Công ty Cổ phần mía đường Sóc Trăng hỗ trợ đầu tư ban đầu về phân bón, giống  nên lợi nhuận nông dân trồng mía tăng 10 - 20% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Nguyễn Văn Út ở xã Đại Ân 1 (Cù Lao Dung, Sóc Trăng) chia sẻ, năm nay giá bán cao hơn cùng kỳ từ 70 - 100 đồng/kg. Ngoài ra từ đầu vụ được Công ty Cổ phần mía đường Sóc Trăng hỗ trợ đầu tư ban đầu về phân bón, giống nên lợi nhuận nông dân trồng mía tăng 10 - 20% so với cùng kỳ năm trước.
Toàn huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) có khoảng 2.700 ha mía sản xuất mía, hiện đã thu hoạch gần 700 ha, năng suất bình quân 120 tấn/ha (chữ đường từ 9-11 CCS). UBND huyện phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường Sóc Trăng có các chính sách hỗ trợ bà con nông dân trồng mía, như cây giống, phân bón và bao tiêu mía cho nông dân.
Toàn huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) có khoảng 2.700 ha mía, hiện đã thu hoạch gần 700 ha, năng suất bình quân 120 tấn/ha (chữ đường từ 9-11 CCS). Thời gian qua, UBND huyện phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường Sóc Trăng có các chính sách hỗ trợ bà con nông dân trồng mía, như cây giống, phân bón và bao tiêu mía cho nông dân.
Ông Trần Ngọc Hiếu, Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Sóc Trăng cho hay, niên vụ mía 2023-2024, Công ty xây dựng vùng nguyên liệu trên 3.400 ha tại tỉnh Sóc Trăng; trong đó, huyện Cù Lao Dung trên 3.000 ha và huyện Mỹ Tú 400 ha. Ngay từ đầu vụ, Công ty đã đầu tư vốn không lãi suất để nông dân mua phân bón, mía giống, công chăm sóc, làm đất, cải tạo đất với tổng kinh phí gần 30 tỷ đồng.  Ông Trần Ngọc Hiếu cho biết thêm, niên vụ mía 2023-2024, Công ty phối hợp với chính quyền địa phương thành lập 12 tổ hợp tác và 1 hợp tác xã trồng mía với diện tích gần 1.000 ha. Điểm phấn khởi cho ngày đầu năm mới, giá mía ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Sóc Trăng tăng cao hơn mọi năm. Cụ thể giá thu mua mía 1.320 đồng/kg (chữ đường đạt 10 CCS) mía sạch tại ruộng, tăng hơn so với những năm trước từ 500 đồng/kg trở lên.
Ông Trần Ngọc Hiếu - Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Sóc Trăng cho hay, niên vụ mía 2023-2024, Công ty xây dựng vùng nguyên liệu trên 3.400 ha tại tỉnh Sóc Trăng. Ngay từ đầu vụ, Công ty đã đầu tư vốn không lãi suất để nông dân mua phân bón, mía giống, công chăm sóc, làm đất, cải tạo đất với tổng kinh phí gần 30 tỉ đồng. Đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương thành lập 12 tổ hợp tác và 1 hợp tác xã trồng mía với diện tích gần 1.000 ha.
Ông Huỳnh Trung Kiên - một nông dân trồng mía ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết, nhờ các chính sách đầu tư vùng nguyên liệu nên bà con xã viên yên tâm về vật tư đầu vào để sản xuất. Ngoài ra khi được thu mua với mức giá tương đối cao, trừ các khoản chi phí phân bón, công chăm sóc thì lợi nhuận đạt từ 70 triệu đồng/ha trồng mía.
“Từ khi được công ty bao tiêu đầu ra, tôi và bà con nơi đây đã yên tâm khi trồng mía và sắp tới vẫn sẽ duy trì diện tích vì đầu ra cây mía đã rất tốt” ông Huỳnh Trung Kiên - một nông dân trồng mía ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết.
Theo ông Đắc, 3 niên vụ mía gần đây, Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng thực hiện chính sách hỗ trợ, ký kết tiêu thụ mía nguyên liệu giúp người trồng có lợi nhuận khá cao, nên nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư trồng mía trở lại.  “Niên vụ 2023 - 2024, có 60% diện tích mía trên địa bàn huyện đã được Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng ký kết hợp đồng bao tiêu đầu ra nên bà con rất an tâm sản xuất; cùng với đó, giá bao tiêu luôn đem về lợi nhuận tốt cho bà con trồng mía” - ông Đắc nói.
Ông Nguyễn Văn Đắc - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho hay niên vụ 2023 - 2024, có 60% diện tích mía trên địa bàn huyện đã được Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng ký kết hợp đồng bao tiêu đầu ra nên bà con rất an tâm sản xuất; cùng với đó, giá bao tiêu luôn đem về lợi nhuận tốt cho bà con trồng mía.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Nông dân Sóc Trăng chủ động trữ ngọt chống hạn mặn

PHƯƠNG ANH |

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn năm 2024 ở ĐBSCL đang diễn biến phức tạp. Để chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tích trữ nước ngọt để tưới tiêu cho lúa, rau màu, cây ăn trái trong mùa khô hạn.

Nông dân Sóc Trăng khấm khá nhờ trồng lúa đặc sản

PHƯƠNG ANH |

Là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp những năm qua tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đạt được những thành tựu đáng kể. Trong đó, phải kể đến việc chuyển đổi các giống lúa thường sang lúa đặc sản, chất lượng cao đã giúp đời sống hàng trăm nghìn hộ dân nơi đây vươn lên khấm khá từ cây lúa.

Sóc Trăng khẩn trương ứng phó xâm nhập mặn

PHƯƠNG ANH |

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở hạ nguồn sông Hậu, tiếp giáp với biển Đông. Hằng năm, địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng mặn xâm nhập vào những tháng mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau). Do đó, ngay từ đầu năm, các ngành chức năng, người dân đã chủ động ứng phó nhằm tránh rủi ro, hạn chế thiệt hại, bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Nhiều năm lỗi hẹn, người dân mong công viên lớn nhất Quảng Ngãi được triển khai

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi hiện không có công viên nào xứng tầm, đóng vai trò lá phổi xanh, là không gian để cư dân tụ tập sinh hoạt tập thể, thể dục… Vì vậy, người dân Quảng Ngãi đặt rất nhiều kỳ vọng khi tỉnh này muốn xây dựng Công viên Thiên Bút theo hướng đa mục tiêu đề ra là khu sinh hoạt cộng đồng, điểm đến du lịch nổi tiếng.

Vietcombank, VietinBank chuẩn bị tăng vốn thêm chục nghìn tỉ đồng?

Minh Ánh |

Hai ngân hàng lớn là Vietcombank, VietinBank chuẩn bị họp chốt chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn.

Vẫn tái diễn tình trạng nhồi nhét khách lên xuống khu huyệt đạo thiêng

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Dù lực lượng CSGT đã vào cuộc, xử lý đối với các phương tiện nhồi nhét khách lên, xuống khu huyệt đạo thiêng (ở khu Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền Nưa - Am Tiên), tuy nhiên, đến hiện tại tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn tại đây.

Nóng Sài Gòn: Quá ế ẩm, tiểu thương TPHCM muốn bỏ chợ vì giá thuê sạp tăng

Thanh Chân - Anh Tú |

Tin tức Nóng Sài Gòn ngày 25.2: Hiện trường vụ cháy khu nhà xưởng ở TPHCM trong đêm; Cháy lớn tại một đại lý ôtô ở Khu công nghiệp Phan Thiết; Nhiều tiểu thương muốn bỏ chợ vì chợ ế, giá thuê sạp tăng mạnh;...

Thanh tra Chính phủ nói về nạn tham nhũng vặt

Lam Duy |

Thanh tra Chính phủ nhìn nhận tình trạng tham nhũng vặt làm cho nhiều doanh nghiệp và người dân phải chi trả những khoản phí ngoài quy định khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Nông dân Sóc Trăng chủ động trữ ngọt chống hạn mặn

PHƯƠNG ANH |

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn năm 2024 ở ĐBSCL đang diễn biến phức tạp. Để chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tích trữ nước ngọt để tưới tiêu cho lúa, rau màu, cây ăn trái trong mùa khô hạn.

Nông dân Sóc Trăng khấm khá nhờ trồng lúa đặc sản

PHƯƠNG ANH |

Là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp những năm qua tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đạt được những thành tựu đáng kể. Trong đó, phải kể đến việc chuyển đổi các giống lúa thường sang lúa đặc sản, chất lượng cao đã giúp đời sống hàng trăm nghìn hộ dân nơi đây vươn lên khấm khá từ cây lúa.

Sóc Trăng khẩn trương ứng phó xâm nhập mặn

PHƯƠNG ANH |

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở hạ nguồn sông Hậu, tiếp giáp với biển Đông. Hằng năm, địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng mặn xâm nhập vào những tháng mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau). Do đó, ngay từ đầu năm, các ngành chức năng, người dân đã chủ động ứng phó nhằm tránh rủi ro, hạn chế thiệt hại, bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.