Đấu trường sinh tử giữa voi và hổ độc nhất vô nhị trên thế giới

THANH THẢO |

Được xây dựng vào năm 1830 dưới thời nhà Nguyễn, Hổ Quyền là đấu trường dùng để tổ chức những trận sinh tử giữa voi và hổ. Được đánh giá là đấu trường độc nhất vô nhị trên thế giới, công trình gần 200 năm tuổi này vẫn giữ được độ vững chắc vốn có, khoác lên mình sự cổ kính của thời gian.

 Là di tích trong Quần thể di tích của cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993, Cụm di tích Hổ Quyền - Điện Voi Ré là đấu trường dùng để tổ chức những trận đấu sinh tử giữa voi và hổ cho nhà Vua, đình thần và dân chúng xem.
Là di tích trong Quần thể di tích của cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993, Cụm di tích Hổ Quyền - Điện Voi Ré là đấu trường dùng để tổ chức những trận đấu sinh tử giữa voi và hổ cho nhà Vua, đình thần và dân chúng xem.
Được biết, đấu trường Hổ Quyền được xây dựng vào năm 1830 dưới thời vua Minh Mạng và tọa lạc tại phường Thủy Biều, TP Huế, cách Kinh thành Huế 4km, không khó để tìm đến địa danh này.
Được biết, đấu trường Hổ Quyền được xây dựng vào năm 1830 dưới thời vua Minh Mạng và tọa lạc tại phường Thủy Biều, TP Huế, cách Kinh thành Huế 4km, không khó để tìm đến địa danh này.
Nơi đây được biết đến là một di tích đặc biệt của Việt Nam và là di tích quý hiếm của thế giới. Cụ thể, Hổ Quyền đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia (loại hình kiến trúc nghệ thuật) theo Quyết định số 2009/1998-QĐ/BVHTT, ngày 26.9.1998 của Bộ Văn hóa Thông tin.
Nơi đây được biết đến là một di tích đặc biệt của Việt Nam và là di tích quý hiếm của thế giới. Cụ thể, Hổ Quyền đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia (loại hình kiến trúc nghệ thuật) theo Quyết định số 2009/1998-QĐ/BVHTT, ngày 26.9.1998 của Bộ Văn hóa Thông tin.
Đặc điểm, Hổ Quyền có hình vành khăn với 2 vòng tường thành, có nét giống với đấu trường La Mã (Roma, Ý). Trong đó, vòng thành trong cao 5,9m, vòng thành ngoài cao 4,75m, nghiêng một gốc từ 10 đến 15 độ tạo tư thế vững chãi.
Hổ Quyền có hình vành khăn với 2 vòng tường thành, có nét giống với đấu trường La Mã (Roma, Ý). Trong đó, vòng thành trong cao 5,9m, vòng thành ngoài cao 4,75m, nghiêng một gốc từ 10 đến 15 độ tạo tư thế vững chãi.
Chu vi tường ngoài là 145m, đường kính lòng chảo là 44m được thiết kế chắc chắn để đảm bảo an toàn cho mọi người thưởng chiến. Đặc biệt, Hổ Quyền được trang trí bằng gạch vồ, đá thanh và vôi vữa cực kỳ tốt, dù đã tồn tại gần 2 thế kỷ nhưng đến nay công trình vẫn còn nguyên vẹn.
Chu vi tường ngoài là 145m, đường kính lòng chảo là 44m được thiết kế chắc chắn để đảm bảo an toàn cho mọi người thưởng chiến. Đặc biệt, Hổ Quyền được trang trí bằng gạch vồ, đá thanh và vôi vữa cực kỳ tốt, dù đã tồn tại gần 2 thế kỷ nhưng đến nay công trình vẫn còn nguyên vẹn.
 Khu vực cao hơn các vị trí xung quanh, có không gian rộng là vị trí để vua ngồi xem voi và hổ đấu nhau; bên trái là hệ thống bậc cấp đi lên dành cho vua quan và quốc thích đại thần; bên phải là hệ thống bậc cấp khác dành cho các quan và binh lính.
Khu vực cao hơn các vị trí xung quanh, có không gian rộng là vị trí để vua ngồi xem voi và hổ đấu nhau; bên trái là hệ thống bậc cấp đi lên dành cho vua quan và quốc thích đại thần; bên phải là hệ thống bậc cấp khác dành cho các quan và binh lính.
Đối diện với khán đài vua ngồi là 5 chuồng hổ được xây dựng từ hai vòng tường, có thêm các bức vách để tạo 5 chuồng riêng biệt, 3 chuồng nhỏ và 2 chuồng lớn. Khi thả hổ ra bãi chiến, các cửa gỗ sẽ được kéo lên từ hệ thống dây phía trên và ngược lại khi nhốt hổ lại ở chuồng.
Đối diện với khán đài vua ngồi là 5 chuồng hổ được xây dựng từ hai vòng tường, có thêm các bức vách để tạo 5 chuồng riêng biệt, 3 chuồng nhỏ và 2 chuồng lớn. Khi thả hổ ra bãi chiến, các cửa gỗ sẽ được kéo lên từ hệ thống dây phía trên và ngược lại khi nhốt hổ lại ở chuồng.
Phía trên mỗi chuồng hổ là những thanh đậy bằng gỗ thông khí, giúp binh lính có thể kiểm tra, cho hổ ăn. Đồng thời, mỗi chuồng hổ có 1 chiếc bể chứa nước để cho hổ uống.
Phía trên mỗi chuồng hổ là những thanh đậy bằng gỗ thông khí, giúp binh lính có thể kiểm tra, cho hổ ăn. Đồng thời, mỗi chuồng hổ có 1 chiếc bể chứa nước để cho hổ uống.
Phía trên mỗi chuồng hổ là những thanh đậy bằng gỗ thông khí, giúp binh lính có thể kiểm tra, cho hổ ăn. Đồng thời, mỗi chuồng hổ có 1 chiếc bể chứa nước để cho hổ uống.
Phía trên mỗi chuồng hổ là những thanh đậy bằng gỗ thông khí, giúp binh lính có thể kiểm tra, cho hổ ăn. Đồng thời, mỗi chuồng hổ có 1 chiếc bể chứa nước để cho hổ uống.
Bên cạnh đó, voi vào đấu trường bằng cửa riêng lớn hơn và không bị nhốt. Cửa voi đi rộng 1,90m, cao gần 4m, con đường trên cửa vòm được thu hẹp bằng một cây cầu, cửa vòm có hai cánh bằng gỗ lớn, bản lề bằng đá.
Bên cạnh đó, voi vào đấu trường bằng cửa riêng lớn hơn và không bị nhốt. Cửa voi đi rộng 1,90m, cao gần 4m, con đường trên cửa vòm được thu hẹp bằng một cây cầu, cửa vòm có hai cánh bằng gỗ lớn, bản lề bằng đá.
Vào thời nhà Nguyễn, những trận đấu tử chiến giữa voi và hổ thường được tổ chức mỗi năm một lần với nghi thức trang trọng. Các vua Nguyễn là người tổ chức, chỉ huy và là khán giả của trận đấu, họ cổ vũ nhiệt tình cho cuộc thi cho đến khi voi giết chết hổ.
Vào thời nhà Nguyễn, những trận đấu tử chiến giữa voi và hổ thường được tổ chức mỗi năm một lần với nghi thức trang trọng. Các vua Nguyễn là người tổ chức, chỉ huy và là khán giả của trận đấu, họ cổ vũ nhiệt tình cho cuộc thi cho đến khi voi giết chết hổ.
Xuất phát từ nhu cầu huấn luyện tượng binh, là một đội quân rất hùng mạnh của quân đội Đàng trong, càng về sau các cuộc thi đấu sau này nhằm khích lệ tinh thần thượng võ và phục vụ nhu cầu giải trí.
Xuất phát từ nhu cầu huấn luyện tượng binh, là một đội quân rất hùng mạnh của quân đội Đàng trong, càng về sau các cuộc thi đấu sau này nhằm khích lệ tinh thần thượng võ và phục vụ nhu cầu giải trí.
Ngoài ra, những trận tỉ thí giữa voi và hổ còn nhằm luyện tập cho voi quen với không khí chiến đấu lúc lâm trận. Năm 1904, dưới thời Vua Thành Thái đã diễn ra một trận đấu cực kỳ hấp dẫn và đó cũng là trận đấu cuối cùng giữa hai kỳ phùng địch thủ này.
Ngoài ra, những trận tỉ thí giữa voi và hổ còn nhằm luyện tập cho voi quen với không khí chiến đấu lúc lâm trận. Năm 1904, dưới thời Vua Thành Thái đã diễn ra một trận đấu cực kỳ hấp dẫn và đó cũng là trận đấu cuối cùng giữa hai kỳ phùng địch thủ này.
Ngày nay, di tích Hổ Quyền đã được trùng tu để phục vụ nhu cầu tham quan của người dân, du khách, đồng thời phát huy giá trị văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày nay, di tích Hổ Quyền đã được trùng tu để phục vụ nhu cầu tham quan của người dân, du khách, đồng thời phát huy giá trị văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
THANH THẢO
TIN LIÊN QUAN

Rú Chá - thiên đường hoang sơ như trời Âu ở xứ Huế

NGUYỄN LUÂN - LÊ HOÀNG |

Huế - Rú Chá là tên gọi của một khu rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn sót lại trên hệ đầm phá Tam Giang - hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Khu rừng này hiện đang trong giai đoạn thay lá sớm, nhưng vào thời điểm này nó lại mang một vẻ đẹp mới, một vẻ đẹp yên bình có chút ma mị.

Trang nghiêm Lễ tế Âm hồn bắt nguồn từ thời nhà Nguyễn

NGUYỄN LUÂN - THANH THẢO |

HUẾ - Lễ tế Âm hồn thường niên tại Huế vào ngày thất thủ Kinh đô 23 tháng 5 âm lịch được xem là ngày cúng cô hồn lớn nhất trong cả nước. Việc làm này đã thể hiện được tình đồng bào, tính nhân văn sâu sắc của người dân xứ Huế nhằm tưởng nhớ hàng ngàn chiến sĩ và đồng bào đã ngã xuống trong sự kiện thất thủ Kinh đô năm 1885.

Bơi lội và chèo SUP, hoạt động được ưa chuộng tại Huế những ngày nắng nóng

NGUYỄN LUÂN - LÊ CƯỜNG |

HUẾ - Giai đoạn này, thời tiết trên cả nước nói chung và tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đang ở mức nhiệt khá cao, nắng nóng gay gắt diễn ra diện rộng, các hoạt động thể thao trên sông Hương như bơi lội, chèo SUP là lựa chọn không thể tuyệt vời hơn để giải nhiệt.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh

PHẠM ĐÔNG |

Lễ viếng ông Nguyễn Khánh, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, được tổ chức trọng thể theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước, sáng 24.7.

Khách Việt may mắn gặp cả đàn cá mập đầu búa khi lặn ở Malaysia

Ninh Phương |

Dù trở về sau chuyến đi tới đảo Sipadan, Malaysia khoảng một tuần, Đỗ Hà Mi vẫn lâng lâng khi kể kỷ niệm lần đầu thấy cá mập hoang dã.

Biển số ôtô VIP ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh được “săn” thế nào?

Minh Long |

Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) vừa phê duyệt danh sách biển số ôtô của 63 tỉnh, thành đưa ra đấu giá. Biển số ôtô VIP tại các địa phương như: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh bắt đầu được săn lùng.

Lí do 9 bị cáo vụ chuyến bay giải cứu được đề nghị giảm nhẹ mức án

Việt Dũng |

Tại phần đối đáp ở phiên tòa xét xử vụ chuyến bay giải cứu, Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội bất ngờ đề nghị lại mức án cho 9 bị cáo vụ chuyến bay giải cứu, theo hướng giảm nhẹ 1 năm hoặc cho hưởng án treo.

Hà Nội: Công nhân xuyên đêm lắp dầm cầu vượt tại dự án nghìn tỉ đồng

KHÁNH AN |

Trong 3 đêm (từ ngày 22-24.7), hàng trăm công nhân gấp rút lắp dầm - công trình cầu vượt Nguyễn Văn Cừ - Hồng Tiến (Long Biên, Hà Nội).

Rú Chá - thiên đường hoang sơ như trời Âu ở xứ Huế

NGUYỄN LUÂN - LÊ HOÀNG |

Huế - Rú Chá là tên gọi của một khu rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn sót lại trên hệ đầm phá Tam Giang - hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Khu rừng này hiện đang trong giai đoạn thay lá sớm, nhưng vào thời điểm này nó lại mang một vẻ đẹp mới, một vẻ đẹp yên bình có chút ma mị.

Trang nghiêm Lễ tế Âm hồn bắt nguồn từ thời nhà Nguyễn

NGUYỄN LUÂN - THANH THẢO |

HUẾ - Lễ tế Âm hồn thường niên tại Huế vào ngày thất thủ Kinh đô 23 tháng 5 âm lịch được xem là ngày cúng cô hồn lớn nhất trong cả nước. Việc làm này đã thể hiện được tình đồng bào, tính nhân văn sâu sắc của người dân xứ Huế nhằm tưởng nhớ hàng ngàn chiến sĩ và đồng bào đã ngã xuống trong sự kiện thất thủ Kinh đô năm 1885.

Bơi lội và chèo SUP, hoạt động được ưa chuộng tại Huế những ngày nắng nóng

NGUYỄN LUÂN - LÊ CƯỜNG |

HUẾ - Giai đoạn này, thời tiết trên cả nước nói chung và tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đang ở mức nhiệt khá cao, nắng nóng gay gắt diễn ra diện rộng, các hoạt động thể thao trên sông Hương như bơi lội, chèo SUP là lựa chọn không thể tuyệt vời hơn để giải nhiệt.