Cạn kiệt như nước sông Đà, lòng sông nhỏ hẹp cá lồng chênh vênh

Tô Công |

Phú Thọ - Trước tình trạng tuyến sông Đà qua địa bàn huyện Thanh Thủy nước cạn "trơ đáy", nhiều lồng cá của người dân phải di chuyển liên tục để tránh "mắc cạn".
Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nắng nóng khắc nghiệt, hạn hán đã và đang tác động nghiêm trọng đến các hồ thủy điện trên cả nước, phần lớn các hồ thủy điện đã tiệm cận mực nước chết hoặc dưới mực nước chết, ảnh hưởng lớn đến việc phát điện cũng như cung cấp nước cho hạ du.
Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nắng nóng khắc nghiệt, hạn hán đã và đang tác động nghiêm trọng đến các hồ thủy điện trên cả nước, phần lớn các hồ thủy điện đã tiệm cận mực nước chết hoặc dưới mực nước chết, ảnh hưởng lớn đến việc phát điện cũng như cung cấp nước cho hạ du. Ảnh: Văn Thành Chương.
 
Phần hạ du của hồ Thủy điện Hòa Bình cũng không ngoại lệ, tuyến sông Đà từ thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) trải dài đến nơi hợp lưu với sông Hồng tại ngã ba giữa xã Dân Quyền (huyện Tam Nông), xã Vĩnh Lại (huyện Lâm Thao) và xã Phong Vân (huyện Ba Vì, Hà Nội) nhiều vị trí cạn "trơ đáy".
 
Những ngày đầu tháng 6, nhóm phóng viên Báo Lao Động có mặt tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, nơi có con sông Đà chảy qua. Nhiều năm nay, nuôi cá lồng đã trở thành sinh kế, là hướng phát triển kinh tế chính cho người dân các xã ven sông, tiêu biểu là xã Xuân Lộc.
 
Tuy nhiên, trước tình trạng sông Đà cạn kỷ lục như năm nay, các chủ lồng cá tại xã Xuân Lộc gặp rất nhiều khó khăn. Để ứng phó với tình trạng nước sông Đà cạn "trơ đáy" như hiện tại, người dân phải di chuyển liên tục "chạy cạn" cho các lồng cá.
 
Xã Xuân Lộc hiện có hơn 200 lồng nuôi cá, chủ yếu là các loại cá như: cá lăng, cá diêu hồng, cá trắm… Người dân nơi đây cho biết, 2 năm nay, sông Đà đoạn qua khu vực này người dân nuôi cá lồng hình thành các bãi cát bồi. Khi sông cạn, việc khơi thông dòng chảy gặp rất nhiều khó khăn vì bị cát bồi lấp kín, cá rất dễ mắc cạn, người dân lo lắng không dám nuôi nhiều.
 
Hiện nay, vì mực nước sông Đà quá cạn, ngoài việc phải theo dõi cả ngày lẫn đêm để kịp thời “chạy cạn” cho cá, tránh thiệt hại, các hộ nuôi phải liên tục chuyển cá lồng sang những vị trí có mực nước sâu hơn để tránh việc cá bị ngạt, đồng thời thường xuyên bơm nước bổ sung cho các lồng cá.
 
Hộ anh Dương Tiến Dũng (khu 5, xã Xuân Lộc) trước đây có hơn 10 bè lồng nuôi cá, nhưng nay chỉ có duy trì được 3 lồng. Thời tiết càng lúc càng khắc nghiệt, hạn hán kéo dài khiến anh Dũng lo lắng nếu nuôi nhiều sẽ gặp rủi ro, gây thiệt hại lớn.
 
"Hơn chục năm gắn bó với sông Đà, nuôi cá lồng làm kế sinh nhai, chưa bao giờ nước sông cạn với mức độ và thời gian nhanh đến vậy" - anh Dũng chia sẻ.
 
Chiều 9.6, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Thiều Minh Thế - Giám đốc Hợp tác xã cá lồng Sông Đà cho biết: "Với việc nước sông Đà cạn kỷ lục như hiện tại, nếu trong một tuần tiếp theo tình hình không cải thiện, hợp tác xã sẽ phải tính chuyện di chuyển tiếp toàn bộ gần 100 lồng cá".
 
Những ngày qua, mặc dù thời tiết ở miền Bắc thường xuyên có mưa, thậm chí là mưa lớn, nhưng mực nước tại sông Đà, sông Hồng, sông Lô qua địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn đang "cạn trơ" đáy, ảnh hưởng trực tiếp tới nghề nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp và hoạt động kinh doanh vận tải.
Tô Công
TIN LIÊN QUAN

Sông Đà, sông Hồng, sông Lô trước đợt khô cạn kỷ lục

Tô Công |

Phú Thọ - Dù những ngày này thời tiết ở Tây Bắc thường xuyên có mưa, nhưng mực nước tại sông Đà, sông Hồng, sông Lô vẫn đang "cạn trơ" đáy.

Bờ sông Đà sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp hàng trăm hộ dân ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - Hàng trăm hộ dân sống tại xã Dân Quyền, huyện Tam Nông lo lắng vì tình trạng sạt lở bờ sông Đà đang diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Thiếu nước đẩy mặn, làng rau bên sông Đà Nẵng héo úa

THÙY TRANG |

Chưa đến thời điểm nắng nóng gay gắt, kéo dài nhưng các hộ dân tại làng rau La Hường, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng đã đối diện với việc thiếu nguồn nước tưới. Nước sông nhiễm mặn, nước giếng khoan vừa lợ, vừa phèn. Người dân phải tưới nước cầm chừng vì nước mặn, phèn thì càng tưới rau càng cháy.

Đề thi, đáp án môn Văn thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2023 chính xác nhất

Trang Hà |

Đề thi, đáp án môn Văn thi vào lớp 10 ở Hà Nội được Báo Lao Động cập nhật nhanh và chính xác để học sinh, phụ huynh tham khảo.

Cầm 6 triệu đồng ăn chơi thả ga ở Phú Quốc 3 ngày 2 đêm

Linh Boo |

Sở hữu những bãi cát trắng dài miên man, với làn nước biển xanh biếc, trong vắt, đảo ngọc Phú Quốc là điểm đến hot trong mùa hè.

Dự án sạt lở vẫn đe dọa vùi lấp trường học và trụ sở ủy ban xã ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một dự án chống sạt lở (ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) với tổng số vốn lên tới gần 37 tỉ đồng, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng công trình lại tiếp tục sạt lở. Đến nay, chính quyền địa phương và ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa vẫn đang “loay hoay” tìm phương án xử lý.

Thay đổi dung tích phòng lũ để ''cứu'' hồ thủy điện

MINH HÀ |

Theo PGS.TS Dương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học tài nguyên nước, từ năm 2007, trong quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực các sông, hồ thủy điện đã quy định dung tích phòng lũ là 7 tỷ m3. Tuy nhiên, hiện nay, do tình trạng khai thác cát làm hạ thấp lòng sông nên dung tích phòng lũ không còn phù hợp.

Căn nhà cháy khiến 3 người tử vong là thuê bán tạp hóa, lúc hoả hoạn có 11 người

Phương Linh |

Liên quan vụ cháy nhà 3 ông cháu tử vong, sáng 10.6, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Khánh Hòa phối hợp với các đơn vị tiến hành khám nghiệm hiện trường căn nhà 3 tầng bị cháy nằm trong khu phố tây ở thành phố Nha Trang.

Sông Đà, sông Hồng, sông Lô trước đợt khô cạn kỷ lục

Tô Công |

Phú Thọ - Dù những ngày này thời tiết ở Tây Bắc thường xuyên có mưa, nhưng mực nước tại sông Đà, sông Hồng, sông Lô vẫn đang "cạn trơ" đáy.

Bờ sông Đà sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp hàng trăm hộ dân ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - Hàng trăm hộ dân sống tại xã Dân Quyền, huyện Tam Nông lo lắng vì tình trạng sạt lở bờ sông Đà đang diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Thiếu nước đẩy mặn, làng rau bên sông Đà Nẵng héo úa

THÙY TRANG |

Chưa đến thời điểm nắng nóng gay gắt, kéo dài nhưng các hộ dân tại làng rau La Hường, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng đã đối diện với việc thiếu nguồn nước tưới. Nước sông nhiễm mặn, nước giếng khoan vừa lợ, vừa phèn. Người dân phải tưới nước cầm chừng vì nước mặn, phèn thì càng tưới rau càng cháy.