Cận cảnh thi công tuyến đường "4 trong 1" gần 2.000 tỉ đồng ở Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Được xác định là công trình trọng tâm, phải hoàn thành sớm nhất để tạo động lực, bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuyến đường Đông - Tây tại Ninh Bình hiện đang được đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành đúng tiến độ, mở ra không gian mới để phát triển đô thị, dịch vụ, công nghiệp, khoa học công nghệ của tỉnh Ninh Bình.

Được khởi công từ tháng 3.2022, tuyến đường Đông - Tây, tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I) được quy hoạch với chiều dài 22,95 km, điểm đầu là điểm cuối của dự án xây dựng đường Đồng Giao, (thành phố Tam Điệp) và điểm cuối tại nút giao đường Quốc lộ 12B và đường Đồng Phong - Cúc Phương ( thuộc xã Văn Phong, huyện Nho Quan). Ảnh: Diệu Anh
Được khởi công từ tháng 3.2022, tuyến đường Đông - Tây, tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I) được quy hoạch với chiều dài 22,95 km, điểm đầu là điểm cuối của dự án xây dựng đường Đồng Giao, (thành phố Tam Điệp) và điểm cuối tại nút giao đường Quốc lộ 12B và đường Đồng Phong - Cúc Phương ( thuộc xã Văn Phong, huyện Nho Quan). Ảnh: Diệu Anh
Quy mô trước mắt tuyến đường được thiết kế 4 làn xe, việc giải phóng mặt bằng với quy mô hoàn chỉnh bề rộng nền đường là 70m. Riêng đoạn đầu tuyến đến nút giao cao tốc Bắc - Nam có quy mô 8 làn xe hoàn thiện theo quy hoạch đô thị thành phố Tam Điệp. Dự án được UBND tỉnh Ninh Bình giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư. Ảnh: Diệu Anh
Quy mô trước mắt tuyến đường được thiết kế 4 làn xe, việc giải phóng mặt bằng với quy mô hoàn chỉnh bề rộng nền đường là 70m. Riêng đoạn đầu tuyến đến nút giao cao tốc Bắc - Nam có quy mô 8 làn xe hoàn thiện theo quy hoạch đô thị thành phố Tam Điệp. Dự án được UBND tỉnh Ninh Bình giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư. Ảnh: Diệu Anh
Ngày 12.7.2023, HĐND tỉnh Ninh Bình đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án với tổng mức đầu tư 1.913,7 tỉ đồng. Tuy nhiên dự án phát sinh điều chỉnh là do chi phí giải phóng mặt bằng tăng, về quy mô dự án, quy mô giải phóng mặt bằng không thay đổi, quá trình thực hiện điều chỉnh dự án từ nhóm B lên nhóm A và không ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án. Ảnh: Diệu Anh
Ngày 12.7.2023, HĐND tỉnh Ninh Bình đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án với tổng mức đầu tư 1.913,7 tỉ đồng. Tuy nhiên dự án phát sinh điều chỉnh là do chi phí giải phóng mặt bằng tăng, về quy mô dự án, quy mô giải phóng mặt bằng không thay đổi, quá trình thực hiện điều chỉnh dự án từ nhóm B lên nhóm A và không ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án. Ảnh: Diệu Anh
Về công tác giải phóng mặt bằng, đến nay các địa phương đã bàn giao mặt bằng được 20,2/22,9 km. Trong đó, địa phận thành phố Tam Điệp đã bàn giao được được 6,627/6,627 km và địa phận huyện Nho Quan đã bàn giao được 13,64/16,3 km (đạt khoảng 83,66% diện tích giải phóng mặt bằng). Ảnh: Diệu Anh
Về công tác giải phóng mặt bằng, đến nay các địa phương đã bàn giao mặt bằng được 20,2/22,9 km. Trong đó, địa phận thành phố Tam Điệp đã bàn giao được được 6,627/6,627 km và địa phận huyện Nho Quan đã bàn giao được 13,64/16,3 km (đạt khoảng 83,66% diện tích giải phóng mặt bằng). Ảnh: Diệu Anh
Đến thời điểm hiện tại, khối lượng thi công xây lắp các hạng mục của dự án ước đạt: 75,0 tỉ đồng/735,391 tỉ đồng. Ảnh: Diệu Anh
Đến thời điểm hiện tại, khối lượng thi công xây lắp các hạng mục của dự án ước đạt: 75,0 tỉ đồng/735,391 tỉ đồng. Ảnh: Diệu Anh
Với mục tiêu phấn đấu thông xe kỹ thuật trên toàn tuyến trong năm 2023, chủ đầu tư đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo nhà thầu thi công tập trung vật tư, thiết bị, nhân lực đẩy nhanh tiến độ với các mũi thi công. Đồng thời, đề nghị các địa phương sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư làm cơ sở để chỉ đạo thi công. Ảnh: Diệu Anh
Với mục tiêu phấn đấu thông xe kỹ thuật trên toàn tuyến trong năm 2023, chủ đầu tư đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo nhà thầu thi công tập trung vật tư, thiết bị, nhân lực đẩy nhanh tiến độ với các mũi thi công. Đồng thời, đề nghị các địa phương sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư làm cơ sở để chỉ đạo thi công. Ảnh: Diệu Anh
Ngày 27.7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi khảo sát thực địa hiện trường và nghe báo cáo về tiến độ thi công tuyến đường Đông - Tây của tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Diệu Anh
Ngày 27.7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi khảo sát thực địa hiện trường và nghe báo cáo về tiến độ thi công tuyến đường Đông - Tây của tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Diệu Anh
Tại buổi khảo sát, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương tỉnh Ninh Bình đã khởi công, triển khai giai đoạn 1 của dự án. “Tuyến đường Đông-Tây có vai trò rất quan trọng với tỉnh Ninh Bình, là tuyến đường “4 trong 1” để phát triển đô thị, dịch vụ, công nghiệp, khoa học công nghệ, khi hoàn thành sẽ mở ra không gian phát triển mới, góp phần giảm tải cho thành phố Ninh Bình và các địa phương khác của tỉnh Ninh Bình” - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. Ảnh: Diệu Anh
Tại buổi khảo sát, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương tỉnh Ninh Bình đã khởi công, triển khai giai đoạn 1 của dự án. “Tuyến đường Đông-Tây có vai trò rất quan trọng với tỉnh Ninh Bình, là tuyến đường “4 trong 1” để phát triển đô thị, dịch vụ, công nghiệp, khoa học công nghệ, khi hoàn thành sẽ mở ra không gian phát triển mới, góp phần giảm tải cho thành phố Ninh Bình và các địa phương khác của tỉnh Ninh Bình” - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. Ảnh: Diệu Anh
Ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, khi Ninh Bình triển khai dự án xây dựng tuyến đường Đông- Tây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đánh giá rất cao bởi dự án không chỉ có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mà sẽ là tuyến đường kết nối đồng bộ với các trục giao thông quan trọng của Quốc gia như: đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đường QL1A, đường bộ ven biển, đường sắt Bắc - Nam... mở ra hướng kết nối liên thông với tuyến đường Hồ Chí Minh và kết nối liên vùng giữa vùng Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La) với vùng Đồng bằng sông Hồng…góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông quốc gia. Ảnh: Diệu Anh
Ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, khi Ninh Bình triển khai dự án xây dựng tuyến đường Đông- Tây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đánh giá rất cao bởi dự án không chỉ có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mà sẽ là tuyến đường kết nối đồng bộ với các trục giao thông quan trọng của Quốc gia như: đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đường QL1A, đường bộ ven biển, đường sắt Bắc - Nam... mở ra hướng kết nối liên thông với tuyến đường Hồ Chí Minh và kết nối liên vùng giữa vùng Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La) với vùng Đồng bằng sông Hồng… góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông quốc gia. Ảnh: Diệu Anh
Ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình kiểm tra tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đông - Tây, tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I) vào ngày 3.8. Ảnh: Diệu Anh
Ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình kiểm tra tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đông - Tây, tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I) vào ngày 3.8. Ảnh: Diệu Anh
“Thông thường những dự án nhóm A sẽ có thời gian thực hiện trong 5 năm, nhưng dự án đường Đông - Tây đã rút ngắn thời gian thực hiện trong 3 năm. Bởi đây là dự án đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định là công trình trọng tâm, phải hoàn thành sớm nhất để tạo động lực, bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trước mắt và có tầm chiến lược, dài hạn” - ông Ngọc cho hay. Ảnh: Diệu Anh
“Thông thường những dự án nhóm A sẽ có thời gian thực hiện trong 5 năm, nhưng dự án đường Đông - Tây đã rút ngắn thời gian thực hiện trong 3 năm. Bởi đây là dự án đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định là công trình trọng tâm, phải hoàn thành sớm nhất để tạo động lực, bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trước mắt và có tầm chiến lược, dài hạn” - ông Ngọc cho hay. Ảnh: Diệu Anh
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc mong rằng, trên tinh thần dám nghĩ, dám làm vì sự phát triển chung của tỉnh, các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ hơn nữa, đoàn kết, nỗ lực cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để dự án sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo thêm động lực quan trọng để Ninh Bình xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, trong đó có chiến lược phát triển hoàn thiện, đồng bộ kết cấu hạ tầng, mở ra dư địa thu hút đầu tư, sớm đưa Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Ảnh: Diệu Anh
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc mong rằng, trên tinh thần dám nghĩ, dám làm vì sự phát triển chung của tỉnh, các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ hơn nữa, đoàn kết, nỗ lực cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để dự án sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo thêm động lực quan trọng để Ninh Bình xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, trong đó có chiến lược phát triển hoàn thiện, đồng bộ kết cấu hạ tầng, mở ra dư địa thu hút đầu tư, sớm đưa Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Ảnh: Diệu Anh
DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

Sớm đầu tư cao tốc Ninh Bình- Hải Phòng

Minh An |

UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản 738 gửi các Sở liên quan về việc thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Ninh Bình.

Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Ninh Bình có ý nghĩa quan trọng

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau thời gian khảo sát, đến nay tỉnh Ninh Bình đã cơ bản hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đã xác định được hướng tuyến trên thực địa, cũng như chi phí giải phóng mặt bằng theo đơn giá tại địa phương và quy mô đầu tư, hệ thống cầu, cống, hầm chui, đường gom... của Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Chi 355 tỉ đồng tiền ngân sách để sửa chữa gần 6km đường tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình vừa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường chính vào Khu du lịch suối Kênh Gà và động Vân Trình với tổng mức đầu tư 355 tỉ đồng từ tiền ngân sách của tỉnh Ninh Bình.

Sau 7 năm, Khánh Hòa mới đấu giá đất thành công 1 lô đất vàng

Hữu Long |

Tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức đấu giá thành công một lô đất và nộp vào ngân sách nhà nước 3,1 tỉ đồng. Hiện địa phương đang tiếp tục xây dựng phương án đấu giá đối với 4 lô đất trong năm 2023-2024.

Hai xe tải va chạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, 1 người thiệt mạng

DUY TUẤN |

Sáng ngày 6.8, xe tải tông vào đuôi xe tải cẩu bị xì lốp trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đoạn qua huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận khiến người ngồi ghế phụ xe tải tử vong tại chỗ.

Cổ phiếu chứng khoán hưởng lợi khi thị trường thăng hoa

Gia Miêu |

Yếu tố hỗ trợ rất lớn cho thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh thời gian qua chính là dòng tiền và nhóm cổ phiếu được đánh giá cao về tiềm năng là cổ phiếu chứng khoán.

Tác giả nói về lí do See tình gây sốt, được Blackpink nhảy ở Hà Nội

Huyền Chi |

Sau khi Blackpink thể hiện một đoạn ngắn "See tình" trong đêm diễn ở Mỹ Đình, ca khúc này một lần nữa được khán giả Việt Nam và quốc tế tìm kiếm, nghe lại.

Bổ nhiệm, điều động 9 kiểm sát viên làm Viện trưởng, Phó Viện trưởng

Quang Việt |

Trong tuần qua, ngành Kiểm sát tiếp tục có việc điều động, bổ nhiệm, biệt phái, giao phụ trách chức vụ lãnh đạo, quản lý với 9 người làm Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Tổng Biên tập...

Sớm đầu tư cao tốc Ninh Bình- Hải Phòng

Minh An |

UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản 738 gửi các Sở liên quan về việc thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Ninh Bình.

Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Ninh Bình có ý nghĩa quan trọng

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau thời gian khảo sát, đến nay tỉnh Ninh Bình đã cơ bản hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đã xác định được hướng tuyến trên thực địa, cũng như chi phí giải phóng mặt bằng theo đơn giá tại địa phương và quy mô đầu tư, hệ thống cầu, cống, hầm chui, đường gom... của Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Chi 355 tỉ đồng tiền ngân sách để sửa chữa gần 6km đường tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình vừa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường chính vào Khu du lịch suối Kênh Gà và động Vân Trình với tổng mức đầu tư 355 tỉ đồng từ tiền ngân sách của tỉnh Ninh Bình.