Bên trong thủy đài chứa nước khổng lồ gần 140 tuổi ở TPHCM

Anh Tú |

TPHCM - Được xây dựng năm 1886, thủy đài nước nằm tọa lạc ngay trong khuôn viên của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), Quận 3, TPHCM được xem là thủy đài cổ nhất còn tồn tại ở TPHCM.

Nằm trong khuôn viên Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco, quận 3), thủy đài vẫn ở đó suốt 142 năm và chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử. Đây chính là thủy đài cổ xưa nhất được UBND TP.HCM công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Nằm trong khuôn viên Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco, Quận 3), thủy đài vẫn ở đó suốt 138 năm và chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử. Đây chính là thủy đài cổ xưa nhất của Sài Gòn và Đông Dương.
Thủy đài được thiết kế theo hình oval, cao 25m và có diện tích 600m2. Vào những năm đầu tiên của thế kỷ 20, sau khi chiếm thành Gia Định, thực dân Pháp đã cho xây dựng hệ thống cấp nước để phục vụ người Pháp cũng như người dân Sài Gòn.
Thủy đài được thiết kế theo hình oval, với 3 tầng, cao khoảng 25m và đường kính khoảng 10m. Công trình được người Pháp xây dựng làm đài chứa nước, một trong những công trình thuộc hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn vào những năm đầu thế kỷ XX.
Phần dưới của Thủy đài, đươc xây dựng phần tường dày từ 1,6 - 2m làm nhiệm vụ chịu lực cho hai bể nước khổng lồ. Bên ngoài đài nước này được thiết kế hàng loạt cửa chính, cửa sổ, có khoảng 20 lỗ thông gió, ánh sáng được chạm khắc hoa văn. Trong đó có 5 lỗ lắp quạt, chủ yếu ở mặt sau của công trình với thiết kế nhỏ.
Phía bên ngoài của thủy đài, đươc xây dựng phần tường dày từ 1,6 - 2m làm nhiệm vụ chịu lực cho hai bể nước khổng lồ. Ngoài ra, có hàng loạt cửa chính, cửa sổ và khoảng 20 lỗ thông gió được chạm khắc hoa văn. Trong đó có 5 lỗ thông gió lắp quạt.
Thủy đài gồm một trệt và hai tầng vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu. Từ năm 2018, toàn bộ tầng trệt được Sawaco dùng làm phòng truyền thống, trưng bày hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tư liệu về ngành cấp nước thành phố qua các thời kỳ. Trước đó tầng trệt để trống hoặc có thời gian được dùng làm việc và lưu trữ hồ sơ.
Hiện Thủy đài vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu. Toàn bộ tầng trệt được Sawaco dùng làm phòng truyền thống, trưng bày hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tư liệu về ngành cấp nước thành phố qua các thời kì.
a
Hệ thống máy bơm, đẩy nước... và hệ thống đo mực nước được trưng bày tại phòng truyền thống.
Kết cấu đường ồng dẫn nước, máy bơm, van... ngầm dưới tầng trệt còn nguyên vẹn sau 136 năm. Hiện hệ thống ngầm này được mắc đèn để dễ tham quan
Kết cấu đường ống dẫn nước, máy bơm, van... ngầm dưới tầng trệt còn nguyên vẹn sau 136 năm.
Tầng thứ hai hiện để trống, bên trong khá tối nhưng không ngột ngạt do có nhiều lỗ thông gió. Tầng này chủ yếu là nơi đặt các đường ống dẫn nước và kết cấu chịu lực cho công trình.
Tại khu vực tầng thứ hai là nơi đặt các đường ống dẫn nước và kết cấu chịu lực cho công trình.
 Tầng trên cùng của Thủy đài với hai bồn chứa nước khổng nằm sát nhau được làm bằng thép không gỉ, hình phễu có thể cung cấp 1.000-1.500m3 mỗi ngày cho người Sài Gòn xưa. Khi thuỷ đài còn hoạt động, vào mùa mưa, nước từ các giếng sẽ chảy về giếng trung tâm, mùa khô thì phải dùng máy bơm. Từ giếng trung tâm, nước sẽ được xử lý rồi bơm lên hồ chứa tạo áp lực để đẩy nước về lại các hộ dân.
Tầng trên cùng của thủy đài với hai bồn chứa nước khổng lồ nằm sát nhau được làm bằng thép không gỉ, hình phễu có thể cung cấp 1.000-1.500m3 mỗi ngày cho người Sài Gòn xưa. Khi thuỷ đài còn hoạt động, vào mùa mưa, nước từ các giếng sẽ chảy về giếng trung tâm, mùa khô thì phải dùng máy bơm. Từ giếng trung tâm, nước sẽ được xử lý rồi bơm lên hồ chứa tạo áp lực để đẩy nước về lại các hộ dân.
 Theo SAWACO, trải qua những thâm trầm của lịch sử và sự tiến bộ ngày càng tăng của kỹ thuật, Thủy đài đã dừng hoạt động vào khoảng năm 1930 - 1940. Sau đó, Thuỷ đài được dùng làm hệ thống cấp nước dự phòng trong trường hợp Sài Gòn thiếu nước. Sau một thời gian thực hiện “sứ mệnh” của mình, đài nước chính thức ngừng hoạt động từ năm 1965. Ngày 28.3.2014, UBND TPHCM đã có quyết định công nhận Thủy đài là di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cấp TPHCM.
Theo Sawaco, trải qua những thăng trầm của lịch sử và sự tiến bộ ngày càng tăng của kỹ thuật, thủy đài đã dừng hoạt động vào khoảng năm 1930 - 1940. Sau đó, thuỷ đài được dùng làm hệ thống cấp nước dự phòng trong trường hợp Sài Gòn thiếu nước. Sau một thời gian thực hiện “sứ mệnh” của mình, đài nước chính thức ngừng hoạt động từ năm 1965. Ngày 28.3.2014, UBND TPHCM đã có quyết định công nhận thủy đài là di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cấp TPHCM.
Anh Tú
TIN LIÊN QUAN

Bên trong ngôi nhà 134 năm tuổi giữa phố cổ Hà Nội

Lương Đình Khoa |

Nhà cổ 87 Mã Mây được xây dựng từ năm 1890 - là một trong số ít những ngôi nhà ở Hà Nội được bảo tồn và giữ gìn làm điểm tham quan, triển lãm.

Hàng giờ đồng hồ khám phá bên trong hang động vừa phát hiện ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Khám phá hang động vừa phát hiện, ngành chức năng Thanh Hóa nhận thấy bên trong hang động này là một quần thể rộng lớn, với nhiều cửa ra vào và phải đi bộ trong nhiều giờ đồng hồ.

Có gì bên trong Nhà văn hóa công nhân lớn nhất tỉnh Thái Nguyên

Việt Bắc |

Nhà văn hóa lao động tỉnh Thái Nguyên tại TP Sông Công với tổng mức đầu tư 75 tỉ đồng vừa khánh thành, đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của công nhân, người lao động.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Bên trong ngôi nhà 134 năm tuổi giữa phố cổ Hà Nội

Lương Đình Khoa |

Nhà cổ 87 Mã Mây được xây dựng từ năm 1890 - là một trong số ít những ngôi nhà ở Hà Nội được bảo tồn và giữ gìn làm điểm tham quan, triển lãm.

Hàng giờ đồng hồ khám phá bên trong hang động vừa phát hiện ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Khám phá hang động vừa phát hiện, ngành chức năng Thanh Hóa nhận thấy bên trong hang động này là một quần thể rộng lớn, với nhiều cửa ra vào và phải đi bộ trong nhiều giờ đồng hồ.

Có gì bên trong Nhà văn hóa công nhân lớn nhất tỉnh Thái Nguyên

Việt Bắc |

Nhà văn hóa lao động tỉnh Thái Nguyên tại TP Sông Công với tổng mức đầu tư 75 tỉ đồng vừa khánh thành, đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của công nhân, người lao động.