Hãy cứu lấy sông MeKong

Lục Tùng |

“Chúng tôi muốn Chính phủ các nước lắng nghe”, “Chúng tôi muốn có tổ chức chuyên nghiệp”, “Chúng tôi muốn…” Đó không chỉ là nguyện vọng chính đáng và thiết tha của hàng chục triệu người dân, mà còn là tấm lòng của những cán bộ, trí thức đã và đang công tác tại các quốc gia trong lưu vực sông Mekong… Tất cả như gióng lên tiếng lòng của cộng đồng cư dân vì sông Mekong ổn định và phát triển bền vững. Chúng tôi xin gởi đến bạn đọc chùm ý kiến dưới đây như góp thêm tiếng nói để các nhà chức trách xem xét kèm thông điệp: Hãy cứu lấy sông Mekong!

“Hãy lắng nghe tiếng nói người dân”

Chính phủ các nước khu vực Mekong cần phải lắng nghe và hiểu thêm về các tác động của các đập thủy điện tới chúng tôi. Các nghiên cứu cần được thực hiện để hiểu đầy đủ giá trị của các dòng sông cũng như những tác động xã hội và môi trường do các dự án thủy điện gây ra và phải đưa ra các bằng chứng tác động tiêu cực ảnh hưởng tới các nguồn lợi của người dân… để đi đến ngưng xây dựng các dự án thủy điện. Một lần nữa chúng tôi muốn nhắc lại với các Chính phủ rằng, chúng tôi, những người dân từ khu vực Mekong muốn bảo vệ các dòng sông cho các thế hệ con cháu mai sau và cần được tham gia trong quá trình ra quyết định đối với các dòng sông này. 
(Trích Diễn đàn “Tiếng nói của người dân Mekong: Thông điệp gởi tới Chính phủ các nước thuộc lưu vực sông Mekong về đập thủy điện” tổ chức 11.2015 tại An Giang)

TS Bùi Đạt Trâm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Khoa học công nghệ khí tượng thủy văn và môi trường - Tp HCM:

“Khó, nhưng chưa ló cái khôn”

Lưu vực sông chỉ được khai thác tốt nhất bằng giải pháp tổng hợp. Theo đó thượng nguồn giữ rừng - lớp phủ, xây dựng các công trình điều hòa dòng chảy lũ và dòng chảy kiệt cho hạ lưu. Còn hạ lưu, lên đê dọc ven sông để tăng thêm khả năng chống lũ, xây dựng các công trình điều khiển mặn, chống sạt lở đất bờ sông và diễn biến lòng dẫn... 

Tuy nhiên điều này rất khó đối với sông Mekong vì đi qua 6 quốc gia và mỗi quốc gia có quyền khai thác đáp ứng yêu cầu của họ theo thông lệ quốc tế và luật pháp của mỗi nước. Bên ngoài khó, nhưng bên trong chúng ta lại chưa ló được nhiều cái khôn. Ngành thủy lợi và khí tượng thủy văn đã nghiên cứu và cung cấp cơ sở khoa học giúp nhà hoạch định tìm ra lời giải cho bài toán quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đưa ĐBSCL trở thành trung tâm sản xuất lương thực, thủy sản, hoa quả... cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu, đập thủy điện hiện nay. Nhưng bên cạnh đó cũng phải kể đến những yếu kém trong cập nhật nắm bắt thực tiễn, dự báo xu hướng phát triển... 

Có thể lý giải điều này như sự phát triển nhanh và mạnh của nhu cầu cung cấp cát cho ngành xây dựng, nhu cầu phát triển thủy sản vùng ven biển, nhu cầu cấp nước cho phát triển sản xuất từ một vụ sang hai, ba vụ … Nhưng chính những bất cập đó đã gây ra một số phản ứng gay gắt của tự nhiên: làm gia tăng mặn, sạt lở đất bờ sông, thiếu nước ngọt trong mùa khô… ở quy mô cục bộ. 

ThS Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT An Giang 

ThS Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT An Giang

“Cần nhạc trưởng cho buổi hòa tấu”

Sự xuất hiện của đập thủy điện vùng thượng lưu sẽ làm thay đổi dòng chảy lũ và dòng chảy kiệt hạ lưu. Điều này không chỉ phá vỡ hoàn toàn hạ tầng kỹ thuật kiểm soát lũ mà người dân và nhà nước vùng ĐBSCL đầu tư suốt mấy chục năm qua, hay làm giảm cá tự nhiên, thiếu nước ngọt vào mùa khô, đặc biệt là khi có thêm Elnino như năm nay sẽ làm ít nhất 30% diện tích sản xuất lúa hè thu sẽ bị thiếu nước đầu vụ… mà còn gieo rắc nhiều thiệt hại không dễ nhận thấy, như: giảm nguyên, trung, vi lượng, chất hữu cơ, hoạt động của vi sinh vật...trong đất, nói chung là những thành phần không thể bù đắp bằng bón thêm phân… 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vấn đề không dễ xử lý khi các quốc gia vùng thượng lưu và trung lưu có xu hướng khai thác tài nguyên nước vào mục đích thủy điện. Vì vậy ĐBSCL cần có giải pháp thích ứng chủ động. Theo đó, bên cạnh giải pháp phi công trình, như: chuyển đổi cây trồng ít sử dụng nước…rất cần có các giải pháp công trình. Sẽ tuyệt vời về mặt khoa học nếu thực hiện nạo vét, tăng dung tích chứa và biến Biển Hồ (CPC) thành hồ chứa đa chức năng, nhưng điều này còn lệ thuộc vào yếu tố ngoại giao. 

Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể tự cứu mình bằng hệ thống hồ điều hòa ở vùng ĐồngTháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên bằng cách khôi phục lại diện tích rừng tràm, hình thành các hồ trữ lũ bán thời gian…Do đây là công việc liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực thuộc quyền và trách nhiệm của nhiều ngành nên rất cần có nhạc trưởng để buổi hòa tấu diễn ra đồng bộ, nhịp nhàng trọn vẹn.

TS Đỗ Minh Nhựt, Phó GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang:

“Tranh thủ đội ngũ nhà khoa học tại quốc gia xây đập thủy điện”

Việc xây các đập thủy điện ở thượng, trung nguồn đã làm thay đổi hoàn toàn sinh thái vùng hạ nguồn sông Mê Kông, như: việc tháo chua, rửa mặn cũng bị hạn chế; bờ sông và hiện tượng sạt lở bờ biển Tây ngày càng nghiêm trọng; hiện tượng mặn xâm nhập diễn ra thường xuyên… Hàng năm trung ương, địa phương phải bỏ ra nguồn kinh phí lớn để phòng chống, khắc phục. 

Việc đánh giá tác động của đập thủy điện lên toàn sinh thái vùng ĐBSCL khá phức tạp. Tuy nhiên nếu tập hợp được các nhà khoa học trong nước, cộng thêm sự hợp tác tư vấn từ bạn bè các nước, đặc biệt là tranh thủ đội ngũ các nhà khoa học tại các quốc gia xây dựng đập thủy điện thì “khó khăn nào cũng vượt qua”.

Bởi hơn ai hết, chính họ là người hiểu được mặt trái của đập thủy điện đến vùng thượng nguồn do bồi lắng phù sa ở các đáy lòng hồ, đập; môi trường ô nhiễm, thay đổi sinh thái…. Khi đó việc đấu tranh ngăn chận đập thủy điện sông Mê Kông sẽ đầy đủ tính thuyết phục hơn.

Ông Huỳnh Minh Đoàn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, nguyên Phó trưởng BCĐ Tây Nam Bộ:

Ông Huỳnh Minh Đoàn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, nguyên Phó trưởng BCĐ Tây Nam Bộ:

“Cần có tổ chức chuyên trách tại chỗ”

Hơn 30 năm trước, khi về Đồng Tháp làm việc, cụ Võ Văn Kiệt từng lưu ý: “Sau này nước ngọt rất quý”. Thực tế cho thấy, Đảng, Nhà nước ta không chỉ sớm nhận ra mà có nhiều đầu tư cho lĩnh vực nước cho Đồng Tháp nói riêng, vùng ĐBSCL nói chung. Tuy nhiên ĐBSCL đang đứng trước những thách thức hệ trọng về nước. Có nhiều nguyên, nhưng nguyên nhân quan trọng là chính chúng ta thiếu đồng bộ trong hành động ứng phó… 

Hiện nay ĐBSCL đang trong tình thế “nước tới trôn”, phải hành động mạnh mẽ và quyết liệt hơn với tâm thế tự cứu mình, chớ không chờ kết quả từ trận đấu bên ngoài định đoạt mình như ngôn ngữ trong bóng đá. Trong bối cảnh hiện nay, để làm tốt điều này cần có tiếng nói, hành động và giải pháp mang tính thống nhất trong nước mà còn đòi hỏi cả quốc tế. Đây là nhiệm vụ cực kỳ khó bởi sự đan xen giữa đòi hỏi chính xác của khoa học, tầm bao quát của công tác quản lý và sự mềm dẽo, khôn khéo của ngoại giao… 

Vì thế cần có tổ chức chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Cụ thể, đó phải là những người am tường về sông Cửu Long, sông Mekong, sát với ĐBSCL và đặc biệt là tổ chức này phải đứng chân tại ĐBSCL, để kịp thời lắng nghe, ghi nhận mọi diễn biến, ý kiến đề xuất của từng đoạn sông, từng địa phương và chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước những kế hoạch chủ động, sát nhu cầu từng sự vụ, từng địa phương và đảm bảo hài hòa, hợp lý trước mắt cũng như lâu dài trong mối tương quan toàn khu vực. 

 

 

 

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Đồng Bằng Sông Cửu Long trước thảm họa thế kỷ: Vòng vây ngày càng khốc liệt

Lục Tùng |

Sau nhiều năm bị “biến đổi khí hậu, nước biển dâng” dồn đẩy các hoạt động sản xuất, sinh hoạt vào thế “sống mòn”, giờ đây ĐBSCL tiếp tục đối mặt với nguy cơ “tan biến” khi vòng vây ấy ngày càng khốc liệt bởi hệ thống đập thủy điện trên sông Mê Kông. Trong lúc chưa tìm ra giải pháp chống đỡ hữu hiệu, ĐBSCL lại bị đẩy đến bờ vực… do cách hành xử “sai” của chính mình.

ĐBSCL trước thảm họa “tan rã”: Cây lúa bị dồn đến “đường cùng“

Lục Tùng |

Thiếu nước ngọt để bơm tưới và đẩy lùi mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, rồi dịch bệnh gia tăng đã và đang dồn đẩy lợi nhuận hạt lúa đến chân tường… Đó là thảm họa. Vì cây lúa không chỉ là “chân trụ” kinh tế - xã hội của ĐBSCL, mà còn là “nồi cơm” cho cả nước. Nhưng điều đáng lo hơn là sự “khô cứng” trong tư duy điều hành, quản lý… đã nhấn sâu cây lúa vào tâm chấn của sự lung lay ngay gốc.

ĐBSCL trước thảm họa “tan rã” từ 27 đập thủy điện ở thượng nguồn Mê Kông

Lục Tùng |

Theo kế hoạch, các quốc gia thượng nguồn xây dựng 27 đập thủy điện trên sông Mê Kông. Chỉ mới hoàn thành 6 đập, Đồng bằng sông Cửu Long - vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mê Kông đã loạng choạng và đứng trước nguy cơ “tan rã”.

Bất chấp tàu Trung Quốc đe dọa, ngư dân miền Trung quyết tâm bám biển

Hữu Nhân |

Đấy là lời của những ngư dân vừa bị đâm chìm tàu, suýt chết trên biển và của nhiều ngư dân xã Phổ Quang (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi). Sau thiên tai và cả nhân tai, ngư dân nơi đây lại vay mượn để đóng mới, sửa chữa tàu và mua ngư cụ vươn khơi đánh bắt hải sản trong âu lo.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Đồng Bằng Sông Cửu Long trước thảm họa thế kỷ: Vòng vây ngày càng khốc liệt

Lục Tùng |

Sau nhiều năm bị “biến đổi khí hậu, nước biển dâng” dồn đẩy các hoạt động sản xuất, sinh hoạt vào thế “sống mòn”, giờ đây ĐBSCL tiếp tục đối mặt với nguy cơ “tan biến” khi vòng vây ấy ngày càng khốc liệt bởi hệ thống đập thủy điện trên sông Mê Kông. Trong lúc chưa tìm ra giải pháp chống đỡ hữu hiệu, ĐBSCL lại bị đẩy đến bờ vực… do cách hành xử “sai” của chính mình.

ĐBSCL trước thảm họa “tan rã”: Cây lúa bị dồn đến “đường cùng“

Lục Tùng |

Thiếu nước ngọt để bơm tưới và đẩy lùi mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, rồi dịch bệnh gia tăng đã và đang dồn đẩy lợi nhuận hạt lúa đến chân tường… Đó là thảm họa. Vì cây lúa không chỉ là “chân trụ” kinh tế - xã hội của ĐBSCL, mà còn là “nồi cơm” cho cả nước. Nhưng điều đáng lo hơn là sự “khô cứng” trong tư duy điều hành, quản lý… đã nhấn sâu cây lúa vào tâm chấn của sự lung lay ngay gốc.

ĐBSCL trước thảm họa “tan rã” từ 27 đập thủy điện ở thượng nguồn Mê Kông

Lục Tùng |

Theo kế hoạch, các quốc gia thượng nguồn xây dựng 27 đập thủy điện trên sông Mê Kông. Chỉ mới hoàn thành 6 đập, Đồng bằng sông Cửu Long - vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mê Kông đã loạng choạng và đứng trước nguy cơ “tan rã”.

Bất chấp tàu Trung Quốc đe dọa, ngư dân miền Trung quyết tâm bám biển

Hữu Nhân |

Đấy là lời của những ngư dân vừa bị đâm chìm tàu, suýt chết trên biển và của nhiều ngư dân xã Phổ Quang (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi). Sau thiên tai và cả nhân tai, ngư dân nơi đây lại vay mượn để đóng mới, sửa chữa tàu và mua ngư cụ vươn khơi đánh bắt hải sản trong âu lo.